Kai Havertz: Trở lại phiên bản tốt nhất khi đến Arsenal?

Tác giả Bảo Nguyễn - Thứ Sáu 23/06/2023 14:24(GMT+7)

Kai Havertz chuyển đến sân Emirates là một trong những thương vụ gây tranh cãi bởi phong độ đi xuống của tuyển thủ Đức mùa giải vừa qua. Vậy, Mikel Arteta đã nhìn thấy điều gì ở tiền vệ 24 tuổi?

Ảnh: GOAL

Kai Havertz chính thức góp mặt trong danh sách những bản hợp đồng đáng chú ý hè 2023 khi anh cập bến SVĐ Emirates. Mặc cho phong độ đi xuống trong mùa giải vừa qua tại Chelsea, HLV Mikel Arteta quyết định bạo chi vì wonderkid một thời ở Bayer Leverkusen. The Blues được cho thu về mức phí 65 triệu bảng ở thương vụ trên và đồng thời dọn đường cho bản hợp đồng Christopher Nkunku đến Stamford Bridge.

Viễn cảnh Havertz ra đi đã chính thức xảy ra. Vậy, liệu CĐV Chelsea sẽ nhớ đến cầu thủ 24 tuổi bởi điều gì?

Chuyển đến The Blues hồi năm 2020 từ Bayer Leverkusen, tuyển thủ Đức để lại dấu ấn không mấy ấn tượng trên hàng tấn công khi chỉ ghi vỏn vẹn 32 bàn sau 139 trận đấu. Ngoài ra, Havertz không thể cố định bản thân ở một vị trí nhất định trong các sơ đồ chiến thuật tại Chelsea, qua đó khiến các CĐV đặt nghi vấn rằng đâu mới là vai trò Havertz đảm nhận tốt nhất. 

Số bàn thắng trung bình mỗi trận của “King Kai” ở Chelsea là 0,23 - thấp hơn con số 0.31 khi còn khoác áo Bayer Leverkusen. Ở mùa giải 2022/2023 vừa qua, Havertz chỉ kém mỗi Patrick Bamford của Leeds United ở khoảng bỏ lỡ cơ hội, với chỉ số chênh lệch giữa số bàn thắng kỳ vọng (xG) và bàn thắng ghi được là -4,6. Bên cạnh đó, tiền vệ người Đức cũng phung phí 14/18 tình huống dẫn đến bàn thắng.

 

Tuy vậy, Havertz được số phận sắp đặt trở thành mẫu cầu thủ của những khoảnh khắc. Pha lập bàn quý hơn vàng của Havertz vào lưới Manchester City trong trận chung kết Champions League 2021 và quả đá phạt đền thành công trong trận đấu cuối cùng của FIFA Club World Cup 2022 giúp The Blues thu về hai danh hiệu lớn, qua đó trực tiếp đưa cái tên Kai Havertz lên một vị thế mới trong lòng các CĐV Chelsea.

Trên thực tế, việc “King Kai” được bố trí chơi sai vị trí sở trường đã phần nào làm suy giảm tiềm năng thật sự của anh. Bàn thắng vào lưới Manchester City nêu trên chỉ là một trong số 6 bàn thắng Havertz ghi được cho Chelsea sau 31 trận ở đấu trường Champions League. Khả năng thi đấu linh hoạt ở nhiều vị trí trên hàng công đảm bảo cho tuyển thủ Đức một vị trí trong đội hình xuất phát qua nhiều đời HLV. Tuy vậy, trong phần lớn thời gian, Havertz tỏ ra lạc lõng khi chơi như một số 9 với nhiệm vụ đảm nhận đầu ra bàn thắng cho toàn đội.

Nhìn chung, bố trí “King Kai” chơi như một số 9 ảo không phải là một ý tưởng thảm họa, nhưng đây chắc chắn không phải là vị trí có thể khai thác tối đa khả năng của tiền vệ sinh năm 1999. Nếu được cho phép chơi lùi sâu và bao quanh bởi các vệ tinh có khả năng dứt điểm tốt, ảnh hưởng của Havertz lên lối chơi của The Blues có lẽ sẽ cho ra một kết quả tích cực hơn. Suốt ba năm thi đấu ở Ngoại hạng Anh, “King Kai” không được thi đấu như một số 8 hay số 10 - hai vai trò phù hợp với khả năng liên kết các tuyến và xâm nhập vòng cấm một cách bất ngờ của anh. 

Khả năng ghi bàn của Havertz là điều có thể làm các CĐV Arsenal lo ngại. Tuy vậy, trong hai mùa giải cuối tại Bayern Leverkusen trước khi chuyển đến chơi như một trung phong ở Chelsea, “King Kai” ghi được 38 bàn sau 87 trận đấu. Ở cấp độ ĐTQG, cầu thủ 24 tuổi có cho mình 13 pha lập công sau 36 trận đấu trong màu áo tuyển Đức. Havertz từng mô tả bản thân là “mẫu tiền vệ hoạt động ở giữa sân và thích xâm nhập vòng cấm”. Lối đá giàu kỹ thuật nhưng đôi lúc thiếu sức sống trong mắt khán giả khiến “King Kai” được liên tưởng với Dimitar Berbatov. 

Dù được bố trí chơi ở giữa sân hay hành lang cánh, khả năng di chuyển tìm kiếm khoảng trống của cựu tiền vệ Bayern Leverkusen luôn được đánh giá cao. Ngoài ra, khả năng kiến tạo ở 1/3 cuối sân đối thủ và chạy chỗ không bóng của Havertz luôn làm khó mọi hàng phòng ngự phải đối đầu với anh. Ở mùa giải vừa qua, chỉ có 4 cầu thủ là Son Heung Min, Olley Watkins, Erling Haaland và Marcus Rashford thực hiện nhiều pha chạy chỗ thách thức tuyến phòng ngự đối phương nhiều hơn Havertz. 

Khả năng di chuyển của Kai Havertz

Trả lời Sky Sports hồi năm 2020, cựu HLV Bayern Leverkusen - ông Tayfun Korkut - cho biết: “Havertz di chuyển thông minh giữa các tuyến. Cậu ấy biết chính xác nơi mình cần đứng và có khả năng đánh hơi không gian. Havertz không chỉ kiểm soát bóng tốt, cậu ấy còn kiểm soát cả không gian để chớp thời cơ ghi bàn. Vị trí thích hợp nhất cho Havertz có lẽ một số 8 trong sơ đồ 4-3-3”. Trùng hợp thay, đây chính là vị trí mà Granit Xhaka có thể bỏ lại khi có những tin đồn tuyển thủ Thụy Sĩ sẽ chuyển đến Bundesliga thi đấu trong hè này.

Số phút thi đấu thi từng vị trí tại Chelsea của Havertz.

Khả năng di chuyển và săn tìm không gian được cho là yếu tố giúp Havertz lọt vào mắt xanh của HLV Mikel Arteta. Nhà cầm quân người Tây Ban Nha luôn yêu cầu các cầu thủ tấn công thường xuyên hoán đổi vị trí nhà gây ra sự bối rối với hàng thủ đối phương, do đó, sự linh hoạt trong lối chơi chính là điểm cộng của “King Kai”. Arteta có thể bố trí tiền vệ 24 tuổi thi đấu như một số 8 lệch trái - vị trí Granit Xhaka đảm nhận ở mùa giải trước. Ngoài ra, Havertz cũng là một phương án phù hợp để xoay tua cho Martin Odegaard ở vị trí số 10 hay Bukayo Saka nơi hành lang cánh phải.

Trong trường hợp Gabriel Jesus bị phong tỏa, “King Kai” có thể được lắp vào vị trí số 9 ảo. Khác với Jesus, Havertz sở hữu chiều cao 1m9 ấn tượng và là điểm đến thích hợp cho những pha tạt bóng. Mùa trước, tuyển thủ Đức ghi 3 bàn thắng bằng đầu ở Ngoại hạng Anh và có tỷ lệ không chiến thành công 56% - nhiều hơn các trung phong hàng đầu như Ivan Toney hay Aleksandar Mitrovic (đều 48%). 

Sau khoảng thời gian khó khăn tại Chelsea, giờ đây, Havertz chuẩn bị bắt đầu một hành trình đầy hứa hẹn tại phía Bắc London để tìm lại hình bóng của một ngôi sao triển vọng ngày nào trong màu áo Bayer Leverkusen.

 

 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.