Julian Brandt đương nhiên không phải một kẻ tầm thường. Nổi tiếng và thành danh từ khi còn chưa đầy 18 tuổi, những phẩm chất ưu tú của một thần đồng đã nhanh chóng biến cầu thủ người Đức trở thành một trong những tiền vệ đáng xem bậc nhất Bundesliga. Nhưng rồi, chính sự thất thường cùng với thái độ chơi bóng không mấy nghiêm túc đã khiến cho ngôi sao thuộc biên chế Dortmund chưa thể nào tìm thấy đỉnh cao cho riêng mình.
Giai đoạn còn khoác áo Bayer Leverkusen, cái tên Julian Brandt đã nổi như cồn. Liên tiếp trong nhiều mùa giải, cầu thủ sinh năm 1996 luôn là sự lựa chọn tối ưu của HLV Peter Bosz cho một vị trí trên hàng công đội bóng chủ sân Bay Arena. Nếu như khoảng thời gian ban đầu, Brandt chủ yếu được biết đến như một tiền vệ chơi cơ động, chịu khó đột phá và sở hữu khả năng ghi bàn tương đối tốt thì giai đoạn sau này, khi Kai Havertz dần nổi lên, lối chơi của Brandt cũng trở nên linh hoạt và biến hóa hơn. Mùa giải 2018/19, bộ đôi này đã liên tục gây ấn tượng mạnh ở Bundesliga và thường xuyên được HLV Joachim Loew triệu tập cho chiến dịch vòng loại EURO 2020.
Về phần Brandt, đây cũng chính là mùa bóng cuối cùng mà anh gắn bó với Leverkusen. Trên mọi đấu trường, tiền vệ người Đức đã đóng góp tổng cộng 10 bàn thắng và 12 pha kiến tạo, một thống kê phần nào thể hiện sự đa dạng trong lối chơi của cầu thủ này. Những tưởng thương vụ chuyển sang khoác áo Dortmund sau đó sẽ giúp Brandt tìm thấy bước tiến mới trong sự nghiệp nhưng rồi, mọi thứ đã không hề thuận lợi với chàng trai tóc vàng.
Mùa giải đầu tiên, Brandt chơi không tệ với 7 bàn thắng cùng 10 pha kiến tạo. Tuy nhiên, những chấn thương dai dẳng đã ảnh hưởng tới khả năng duy trì phong độ của cựu ngôi sao Leverkusen. Trong năm 2020, mặc dù được tạo cơ hội ra sân tương đối nhiều nhưng phần lớn những màn trình diễn của Brandt đều để lại nỗi thất vọng tràn trề. Đôi lúc tiền vệ sinh năm 1996 có thể khiến người ta phải trầm trồ vì một tình huống xử lý bóng cá nhân đầy tinh tế nhưng chỉ ngay sau đó ít phút, anh lại lười nhác tranh bóng, thậm chí khiến đội nhà phải nhận bàn thua vì những sai lầm cá nhân ngớ ngẩn của mình. Bên cạnh đó, cũng cần phải nói đến sự xuất hiện của những tài năng trẻ trung hơn như Jude Bellingham, Giovanni Reyna hay đặc biệt là bản hợp đồng “bom tấn” Erling Haaland đã dần khiến cho vai trò của Brandt tại Dortmund trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết.
Thời điểm hiện tại, tuy thầy trò HLV Marco Rose vẫn đang giữ được vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng Bundesliga nhưng ai cũng nhận thấy rằng lối chơi của đội bóng chủ sân Westfalenstadion là vô cùng thất thường, hệt như hình ảnh của Brandt trên sân vậy. Giai đoạn vừa qua, cựu tiền vệ Leverkusen đã thi đấu khá nổi bật khi liên tục ghi bàn và kiến tạo trong 5 trận liên tiếp. Tính từ đầu mùa đến giờ, Brandt đã ghi được tổng cộng 5 bàn thắng và kiến tạo 4 lần chỉ sau 977 phút ra sân ở giải quốc nội, một hiệu suất hoàn toàn trái ngược so với mùa giải tồi tệ năm ngoái. Thế nhưng, với Brandt, sự thất vọng vẫn luôn luôn song hành, ngay cả khi anh đang được xem là linh hồn của đội bóng vùng Ruhr.
Julian Brandt mắc lỗi ở trận gặp Hertha Berlin
Minh chứng rõ nét nhất, không gì khác chính là ở trận thua 2-3 trước Hertha Berlin cuối tuần vừa rồi. Là cầu thủ ghi bàn mở tỷ số cho Dortmund sau một tình huống sục bóng đầy nhạy cảm nhưng cũng chính Brandt lại trở thành tội đồ khi để mất bóng ngay trước vòng cấm địa, tạo điều kiện cho đối phương nâng tỷ số lên 3-1, đúng vào thời điểm mà toàn đội đang nỗ lực gây sức ép để tìm kiếm bàn thắng gỡ hòa. Sau trận đấu, cầu thủ 25 tuổi đã phải nhận điểm số thấp nhất bên phía Dortmund (đánh giá từ trang Whoscored), một điều không quá bất ngờ cho màn trình diễn khó hiểu của anh.
Cần phải nói thêm rằng, bên cạnh sai lầm trực tiếp dẫn tới bàn thua thì thái độ của Brandt trong các tình huống tham gia phòng ngự cũng là hết sức đáng trách. Thay vì chịu khó lùi về sân nhà để hỗ trợ các đồng đội, ngôi sao người Đức lại thường xuyên… đi bộ, hoặc nếu có thì cũng tranh chấp khá hời hợt. Theo thống kê, không ai khác, Brandt cũng chính là cầu thủ bị đi bóng qua người nhiều nhất trong đội hình đội bóng chủ sân Westfalenstadion.
Ở độ tuổi 25, nếu nói rằng Brandt đã “quá già” để tiếp tục phát triển thì nghe chừng không hợp lý lắm. Nhưng rõ ràng, thời gian cũng không thể mãi chờ đợi ngôi sao thuộc biên chế Dortmund trưởng thành. Từng là một nhân tố chơi nổi bật nhất tại VCK World Cup 2018, giải đấu mà ĐT Đức mặc dù bị loại ngay từ vòng bảng nhưng cá nhân Brandt, khi ấy mới chỉ 21 tuổi, thì vẫn gây được ấn tượng mạnh trên đất Nga, khiến người ta mơ mộng về một ngôi sao mới sẽ dẫn lối Die Mannschaft sau thời kỳ của những Thomas Mueller hay Mesut Oezil.
Tuy nhiên, EURO 2020 mùa Hè vừa rồi, thay vì được chứng kiến tiền vệ tóc vàng tỏa sáng, các CĐV ĐT Đức vẫn phải chờ đợi “lão tướng” Mueller trong vô vọng. Để rồi, tất cả đều hiểu rằng người Đức đang rơi vào một cuộc khủng hoảng chuyển giao thế hệ, khi mà những tài năng mới nổi chưa thể nào thay thế được các đàn anh. Một trong số đó, không gì khác, chính là sự biến mất khó hiểu của những “thần đồng” xuất chúng như Brandt.
Julian Brandt ăn mừng bàn thắng trước Bayern (Ảnh: Getty)
Về cơ bản, một tập thể trẻ trung và luôn theo đuổi lối chơi giàu năng lượng như Dortmund vẫn sẽ luôn cần đến những nhân tố đột biến, mà Brandt chính là điển hình. Mặc dù vậy, để giúp cho những khoảnh khắc “thiên tài” của mình không trở nên lãng phí hay đơn giản là bị vùi lấp phía sau thói quen chơi bóng trịnh thượng đầy ngớ ngẩn, chắc chắn chàng trai tóc vàng này sẽ còn phải thay đổi rất nhiều, trước tiên là về thái độ. Tất cả mọi người, ai cũng đều hiểu vì sao cựu cầu thủ Leverkusen được xem là một thần đồng. Thế nhưng, việc trở thành một thiên tài hay một kẻ phá hoại, thì hoàn toàn do chính bản thân Julian Brandt lựa chọn…
Trong khi Pep Guardiola đang cố gắng chấm dứt chuỗi phong độ tệ hại nhất của CLB trong 1 thập kỷ, Cole Palmer, Jadon Sancho, Romeo Lavia và Tosin Adarabioyo đang cùng HLV Enzo Maresca làm nên cuộc cách mạng tại Chelsea.
Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.
“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.
Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?
Ở mỗi đội bóng trước đây, HLV Arne Slot luôn có một “số 9” biết cách ghi ít nhất 20 bàn/mùa. Còn tại Liverpool bây giờ, ông dường như vẫn chưa dứt khoát chọn được ai giữa Diogo Jota và Darwin Nunez làm “số 9”.