Trong cuộc sống, sẽ có rất nhiều người nói “không” với bạn. Nhưng hãy làm theo bản năng, theo đuổi hạnh phúc. Hãy cống hiến hết mình, không ngại những sai lầm. Hãy làm hết sức và khi đó, tất cả những người từng nói “không” với bạn ư? Hãy cứ coi chừng! Xin cảm ơn tất cả mọi người.
Juan Pablo Sorín là cựu danh thủ và từng là thủ quân của đội tuyển Argentina ở World Cup 2006. Chia sẻ trong buổi nói chuyện truyền cảm hứng tại TED Talk tại Argentina, anh nói về sự từ chối và thái độ đúng đắn để coi đó là những cơ hội để tiến bộ.
|
Sorin |
Đã bao nhiêu lần bạn bị nói “không” rồi? Bạn không được cho phép học điều mà bạn muốn. Bạn không thể cống hiến cho nghệ thuật, đó không phải công việc bạn được làm. Người nói với bạn không chỉ là giáo viên hay sếp mà có thể là một kẻ xa lạ nữa. Đó cũng có thể là bạn bè, bạn trai, bạn gái, thậm chí là bố mẹ. Từ “không” đó thực sự gây đau đớn.
Tôi đang giữ trái bóng phải không? Đó là người bạn đồng hành của tôi suốt cả cuộc đời. Từ khi tôi còn nhỏ, có 2 người thầy dạy chúng tôi làm sao để chiến thắng với lối chơi đẹp. Đôi khi mọi người phân biệt ra rằng bạn không thể làm cả 2: hoặc chiến thắng, hoặc chơi đẹp chơi hay. 2 người thầy của tôi là Yiyo và Ramón. 2 thầy dạy chúng tôi những quy tắc, luật lệ của trò chơi này. Chúng tôi gọi đó là “chơi hay”, làm thế nào phải chạm được vào bóng. Và họ là những người đầu tiên nói “không” mà khiến tôi cảm thấy có ý nghĩa trong đó.
Họ bảo rằng tôi không thể chơi ở hàng công. Khi đá trên sân 11, tôi ghi những bàn thắng. Họ nói: “Cậu phải thi đấu ở hàng phòng ngự, đá vị trí số 3, khi đó dâng lên tấn công thì hay hơn”. Ban đầu tôi không hề muốn. Và rồi tôi phải chấp nhận. Từ “không” đó hóa ra lại là một cơ hội để học hỏi. Thời điểm đó, tôi đã học được rất nhiều điều nhờ quan sát, nhờ những người truyền cảm hứng cho mình: những thần tượng, những tấm gương. Và tôi đặt cho mình một mục tiêu, có lẽ khi đó thì nhiều bạn ở đây mới ra đời.
Đó là khoảng năm 1984, 1985 ở Argentinos Juniors. Họ đá hay, giữ được bản sắc và sự tự tôn. Tất cả được thể hiện trong lối chơi. Có một đoạn video kéo dài 30 giây từ khi bắt đầu và kết thúc bằng một bàn thắng của Pepe Castro.
Và đến năm 1986, tất cả mọi người đều nhớ bàn thắng của Maradona. Tuy nhiên tôi muốn nhắc đến pha lập công của Valdano ở trận chung kết World Cup. Pumpido có bóng và Valdano bắt đầu một cuộc phản công phóng khoáng bên cánh phải. Đối với những người không bao giờ chơi bóng đá, điều đó hoàn toàn đúng, nhưng hãy chú ý tới vị trí Valdano kết thúc pha tấn công. Nó kết thúc ở bên trái sau những đường chuyền của Maradona và Enrique.
|
Juan Pablo Sorin, Javier Saviola và Esteban Cambiasso |
Trong tình huống này, bạn phải có thể chất rất tốt. Các cơ phải căng ra, cơ thể phải thật mạnh mẽ. Và thật tuyệt khi được tham gia cùng những cầu thủ giỏi nhất. Trước kia tôi luôn thi đấu ở những hạng đấu thấp và sau đó chơi cùng những siêu sao. Với tôi, họ đã từng là những người không thể với tới, là giấc mơ của tôi khi trở thành cầu chuyên nghiệp. Và 20 năm sau, điều này trở thành hiện thực. World Cup 2006, chúng tôi có bóng và trận đấu bắt đầu. Argentina kiểm soát bóng và chơi theo cách mà chúng tôi cảm nhận là rất tốt, cách mà tất cả chúng tôi đều tin tưởng. Có một phút chúng tôi hoàn toàn kiểm soát bóng, từ cánh này sang cánh kia, từ Mascherano đến Maxi Rodríguez, ngoài ra còn một vài người nữa: Riquelme, Cambiasso.
Chúng tôi thi triển một lối chơi giàu nhịp điệu bên ngoài phần sân của Argentina. Bóng được chuyền lên nhưng sau đó lại được “chuyền ngược về” phải không? Chúng tôi cứ lặp lại như thế, suy nghĩ đến tập thể cho đến khi tốc độ được đẩy lên. Bạn có thể thấy như thể có một vũ điệu ở trên sân vậy. Cambiasso dâng lên tấn công. Vâng, có lẽ tôi là người chạm bóng ít nhất. Và Saviola bắt đầu tăng tốc. 1, 2, cậu ấy thấy Cambiasso, Cambiasso chuyền, Crespo đánh gót và bàn thắng đến! Tất cả những điều chúng ta vừa nói được biểu trưng bằng bàn thắng này. Cống hiến hết mình, sự đồng bộ và năng lượng cho đội bóng. Dẹp những cái tôi sang một bên vì lợi ích tập thể. Và hãy để mọi thứ trôi theo dòng chảy của nó.
Tại NBA, họ gọi đó là “cảnh giới” khi bạn đạt đến khoảnh khắc như thế. Khi mọi thứ trôi chảy và bạn cảm giác như đang bay thì tức là mọi thứ đều hoàn hảo. Tôi thích gọi nó là trạng thái “mê man hạnh phúc”. Tất nhiên thất bại sẽ để lại những vết sẹo nhưng chúng giúp bạn rút ra những bài học để cải thiện. Chúng ta phải học từ những khoảnh khắc này và sau đó cảm nhận chúng. Hãy tận hưởng và học cách nâng niu trạng thái mê man hạnh phúc của mình.
Để làm điều đó, bạn phải tập luyện rất nhiều và phải phạm những sai lầm. Và bạn cần rất kỷ luật cũng như xây dựng niềm tin gần như tuyệt đối với các đồng đội đến mức như thể những người anh em vậy. Việc bạn chạm đến trạng thái mê man hạnh phúc trong 1 tháng hay 1 năm không phải điều quan trọng. Và bởi vậy, một thời điểm nào đó trong đời bạn phải nói “không”, bạn phải định vị lại bản thân mình.
Tôi đã nói “không” với bố vào năm 12 tuổi khi bố muốn tôi học ở trường Nacional Buenos Aires giống như chị. Đó là một trường công lập yêu cầu rất cao nên vào năm 12 tuổi ấy, tôi trả lời rằng: “Không đâu bố, con muốn trở thành ngôi sao bóng đá”. Năm 12 tuổi và tôi quyết định không học ở đó. Giờ đây đã là một người cha, tôi hiểu cảm xúc của bố mình khi ấy. Nhưng ông luôn ủng hộ tôi và cả nhà luôn dõi theo tôi.
Tôi đã phải nhận rất nhiều chữ “không” trong cuộc đời: rằng tôi không thể chơi bóng với mái tóc dài, rằng tôi không thể lăn xả quá - một HLV hạng nhất đã nói với tôi như vậy - hay thậm chí là tôi không nên chạy quá nhiều. Và cái câu “không nên chạy quá nhiều” ấy đến từ một người cũng rất quan tâm tới tôi. Anh ấy từng nói: “hãy kìm mình lại hoặc cậu sẽ không chịu đựng được đâu. Sau toàn bộ những từ “không” đó là cơ hội học hỏi.
Và tôi cũng phải nói “không” với HLV của Paris Saint-Germain. Khi đó, tôi đang cảm thấy khá ổn, mọi thứ ở Paris rất tốt! Tuy nhiên ông ấy bảo tôi rằng: “Nếu cậu muốn gia hạn hợp đồng thêm năm nữa và được chúng tôi mua đứt, cậu phải giảm bớt một nửa số trận thi đấu cho đội tuyển quốc gia đi”. Và tôi nói không. Tôi sẽ ra đi. Đó là quyết định mà tôi phải đưa ra. Tất cả chúng ta đều sống xung quanh những người có định kiến riêng.
|
Sorin chia sẻ tại TED Talk |
Khi vợ chồng chúng tôi bị từ chối, khi chúng tôi mơ ước giúp Argentina và mơ ước viết một cuốn sách, họ đã nói “không”. “Anh chị sẽ không thể nào tiếp cận những nhà văn hay nghệ sĩ vị đại đâu. Anh chị sẽ không thể thuyết phục các công đoàn từ bỏ nhiệm vụ của họ”. Thế nhưng, rất nhiều người đã đồng ý, tôi có thể kể ra một vài cái tên như: Juan Gelman, Luis Alberto Spinetta, Roberto Fontanarrosa, Abelardo Castillo. Mỗi từ “đồng ý” họ nói ra lại thúc đẩy chúng tôi hoàn thành cuốn sách, thúc đẩy việc đọc nhiều hơn. Tất nhiên cuốn sách là cuốn sách khá dễ thương nhưng về cơ bản nhờ tất cả các bạn đã mua chúng mà chúng tôi đã xây được 2 ngôi trường ở Santiago del Estero (Argentina).
Ở tuổi các bạn, tôi đã gặp José Pékerman. Argentina khi đó trải qua thời kỳ khủng khiếp ở các đội tuyển trẻ với rất nhiều chữ “không” cùng sự vô kỷ luật. José đã chọn tôi trước khi tôi bắt đầu được hiện thực hóa giấc mơ World Cup đầu tiên. Ông bảo tôi: “Cậu phải đá tiền vệ trung tâm lệch trái, đá vị trí số 6”. Tôi vẫn luôn thi đấu trong vai trò hậu vệ trái và nhìn sân bóng ở góc độ khác. Và thay vì nói không với ông ấy và đứng trong vùng an toàn thì tôi đồng ý. Ông ấy đã thuyết phục tôi. Và tôi cũng cống hiến hết sức cho ông cùng dự án.
Tây Ban Nha khi đó là ứng cử viên. Họ có Raúl, Morientes, những cầu thủ xuất sắc. Brazi cũng vậy. Chúng tôi từng thua ở chung kết cúp Nam Mỹ và giờ chúng tôi lọt vào chung kết U20 World Cup năm 1995 ở Qatar. Bạn có nhớ Pumpido không? Tình huống bóng cho Valdano ghi bàn ấy? Và Sebastián Pena, Ibagaza, Coyette có bóng, họ bắt đầu tổ chức đợt tấn công với tốc độ cao, tình huống làm tường đôi. Biagini-Coyette, Biagini-Coyette. Và vào!
Trong cuộc sống, sẽ có rất nhiều người nói “không” với bạn. Nhưng hãy làm theo bản năng, theo đuổi hạnh phúc. Hãy cống hiến hết mình, không ngại những sai lầm. Hãy làm hết sức và khi đó, tất cả những người từng nói “không” với bạn ư? Hãy cứ coi chừng! Xin cảm ơn tất cả mọi người.
Lược dịch từ bài chia sẻ “No” của cựu danh thủ Juan Pablo Sorín trên TED Talk.
CG