Có một điều thú vị, đó là trong bê bối bóng đá lớn nhất năm 2009 mà liên quan tới John Terry và Wayne Bridge, nhân vật chính lại không phải là một cầu thủ.
1. Vanessa Perroncel sinh năm 1976 tại Bandol, một ngôi làng nhỏ ở Côte d’Azur, Pháp. Cha mẹ cô chia tay khi cô mới 5 tuổi, sau đó cha cô mất khi cô 11 tuổi. Sau khi trải qua thời niên thiếu ở Paris để làm công việc diễn xuất và người mẫu, cô chuyển đến London, nơi cô làm việc tại một hộp đêm để kiếm thêm thu nhập. Tại đây, năm 2004, cô gặp Wayne Bridge, hậu vệ trái của Chelsea cũng như ĐT Anh.
Bridge khi đó 23 tuổi, đang ở đỉnh cao sự nghiệp sau khi chuyển đến Chelsea, đội bóng nhà giàu mới nổi với giá 7 triệu bảng từ Southampton. Hai người gắn bó với nhau suốt 5 năm và trong thời gian này đã phát triển mối quan hệ thân thiết với John Terry, một trong những cầu thủ quyền lực nhất nước Anh thời điểm đó.
Wayne Bridge và Vanessa Perroncel. Ảnh: News of the World
2. Lớn lên trong nghèo khó, Terry đã phấn đấu để đạt tới quyền lực tột đỉnh: Đội trưởng của Chelsea, đội trưởng của ĐT Anh, một trong những cầu thủ rất hiếm hoi có tiếng nói với ông chủ Roman Abramovich.
Giống như nhân vật Hyde (hay Jekyll) trong cuốn tiểu thuyết của Stevenson, trái ngược với phong độ trên sân cỏ, Terry luôn thể hiện mặt trái của mình ở đời tư. Cuối năm 2009, cha của Terry, ông Ted bị tờ News of the World phát hiện bán cocaine cho một phóng viên giả trang. Tháng sau, chính tờ báo này quay trộm việc Terry nhận 10.000 bảng để dẫn một tour thăm quan riêng tư sân Stamford Bridge.
Như một sự bù trừ, Terry vẫn thành công vang dội trong sự nghiệp. Nhận thấy sự dòm ngó từ Man City, Chelsea lập tức gia hạn với Terry thêm 5 năm với mức lương lên tới 170.000 bảng, cao nhất đội thời điểm đó.
Trước đó một năm, Bridge và Perroncel chia tay. Bridge chuyển đến Man City đầu năm 2009. Sau đó Terry bắt đầu đến thăm Perroncel và con trai 3 tuổi của cô và Bridge là Jaydon. Trong mọi cuộc phỏng vấn sau này, Perroncel luôn khẳng định mối quan hệ giữa cô và Terry chỉ là bạn.
Nhưng đến cuối tháng 1/2010, đánh hơi thấy việc tờ News of the World chuẩn bị đăng tin xấu về mình, Terry đã nhờ công ty luật đến tòa án tối cao để xin lệnh cấm xuất bản thông tin cá nhân của Terry vì “nó sẽ vi phạm đến quyền riêng tư của gia đình cầu thủ này”. Nhưng quyết định này chỉ thực thi trong một tuần và bị bãi bỏ bởi thẩm phán tối cao Michael Tugendhat.
2 giờ chiều ngày 29/1/2010, Terry chính thức trải qua sóng gió lớn nhất cuộc đời!
John Terry và Wayne Bridge từng là đồng đội thân thiết ở Chelsea và đội tuyển Anh. Ảnh: Getty Images
3. Báo chí Anh trước giờ chẳng cần lý do để đưa tin đời tư về sao. Nhưng vấn đề của Terry bỗng trở nên nghiêm trọng hơn hẳn. Thứ nhất, mới vài tháng trước đó, thế giới còn đang xôn xao về vụ ngoại tình của Tiger Woods khiến công chúng bắt đầu biết đến bê bối tình dục trong thể thao. Thứ hai, đó là quyết tâm trả đũa của báo chí Anh vì Terry “dám” xin lệnh bịt miệng họ.
Tin xấu về Terry sau đó mọc lên như nấm sau mưa với nội dung nhấn mạnh tới việc Terry phản bội đồng đội. Không ai quan tâm đến việc hai cầu thủ này giờ không đá chung một CLB nữa, Bridge và Perroncel cũng đã chia tay, cũng như việc Perroncel luôn phủ nhận việc này. Daily Mirror giật tít lớn “John Terry lừa dối vợ” ngay trên trang nhất. The Sun thì đưa bài “Bị lừa dối bởi đội trưởng và bạn thân nhất”, sau đó kèm thêm hai trang toàn ảnh Perroncel mặc nội y.
Tiếp đến là tranh biếm họa. Tờ News of the World gọi Perroncel là “Ả tóc nâu trơ trẽn”, “một kẻ phá hoại gia đình nhà người khác”. Sau đó mọc thêm cả những tin đồn ác ý và vô căn cứ, như việc cô đã ngủ với 7 cầu thủ Chelsea, rằng Terry đã ép cô phải phá thai.
Tức là về cơ bản, phụ nữ (ở đây là Perroncel) đã trở thành công cụ tình dục quan trọng để báo chí khai thác về scandal này.
4. Các cầu thủ và các nhà điều hành giải đấu đương nhiên không ngồi yên. Hai ngày sau, sau trận thắng trước Portsmouth, Tevez, Ireland và De Jong mặc chiếc áo có ghi “Team Bridge”. Bridge nhận vô số lời an ủi từ các cầu thủ khác. Trong khi đó, đã có sự chia rẽ giữa các cầu thủ Chelsea.
FA giao lại quyền quyết định về chiếc băng đội trưởng ĐT Anh cho HLV Capello. Đầu tháng 2, Terry chính thức mất chiếc băng đội trưởng chỉ sau cuộc gặp mặt kéo dài 12 phút. Nếu quyết định này là để giữ Bridge lại với đội tuyển, nó đã phản tác dụng. Cuối tháng 2, Bridge xin giã từ đội tuyển quốc gia, với lý do sự có mặt của anh “sẽ dẫn tới sự chia rẽ”.
Trận đấu giữa Chelsea và Man City bỗng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Dù về tính chất đúng là sẽ căng thẳng, bởi đây là trận đấu giữa đội đang đứng đầu bảng và đội đứng thứ 4, những yếu tố này bỗng dưng bị che mờ hết bởi scandal Terry – Bridge. Một nhà cái đưa ra tỷ lệ đặt 7 ăn 2 cho việc cầu thủ City từ chối bắt tay Terry.
Nói đến chuyện bắt tay, tư tưởng của Bridge cũng bị chia rẽ. Một mặt các cầu thủ ủng hộ Bridge, nhưng các quan chức của City lại muốn Bridge hành động một cách bình thường để tránh những tranh cãi đi xa hơn.
Wayne Bridge từ chối bắt tay John Terry trong trận đấu giữa Man City và Chelsea. Ảnh: Getty Images
Trong một trận đấu mà cảnh bắt tay trước trận còn được chú ý hơn cả những điều khác Terry chìa tay ra, nhưng Bridge lờ đi. City thắng 4-2, trận thắng đầu tiên của họ ở Stamford Bridge sau 17 năm.
5. Sau sự cố, số phận có vẻ không chiều lòng những “nạn nhân” trong câu chuyện này. Terry đã thiết lập một chiến lược truyền thông hoàn hảo bằng việc không nói lấy một lời, đợi cho đến khi câu chuyện qua đi rồi mới lên tiếng. Sau trận thắng của ĐT Anh trước Ai Cập, Terry đã phát biểu “Chúng ta cần quên hết mọi chuyện kể từ bây giờ”.
John Terry đủ bản lĩnh để dùng phong độ trên sân cỏ dẹp yên những sóng gió đời tư. Năm 2011, Terry lấy lại được chiếc băng đội trưởng ở màu áo đội tuyển. Tiếp đến là một kế hoạch được dàn dựng công phu ở Dubai để hòa giải với người vợ của Terry là Toni.
Trong khi đó, sự nghiệp thi đấu của Bridge bắt đầu chững lại. Mùa hè 2010, Mancini tỏ rõ ý định thay thế anh bằng việc mang về Clichy và Kolarov. Bốn năm sau, sau những lần thi đấu dưới dạng cho mượn ở West Ham, Sunderland và Brighton, với một chấn thương ở Reading, Bridge quyết định giải nghệ. Sau này anh có thừa nhận chua chát: “Có lẽ tôi nổi tiếng vì không bắt tay một người hơn là vì sự nghiệp bóng đá. Đến giờ tôi vẫn bị chế giễu khi đi ra ngoài đường”.
Bridge nay đã có vợ mới, Frankie và đến bây giờ vẫn không nói chuyện với Terry. Còn Perroncel tiếp tục sống độc thân ở Surrey với cậu con trai Jaydon (bằng cách nào đó, nhà của cả ba người đều ở Surrey và rất gần nhau), và chọn cho mình một cuộc sống ẩn dật. Nhưng dù thế nào, vài tuần lễ ngắn ngủi đó đã thay đổi cuộc đời cô mãi mãi, và tên tuổi của cô sẽ luôn gắn chặt với Terry và Bridge với những hình ảnh gợi dục nhất.
8 tháng sau vụ scandal, câu chuyện chính thức khép lại, khi Perroncel nhận được lời xin lỗi từ hai tờ báo News of the World và Mail on Sunday.
Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?
Ở mỗi đội bóng trước đây, HLV Arne Slot luôn có một “số 9” biết cách ghi ít nhất 20 bàn/mùa. Còn tại Liverpool bây giờ, ông dường như vẫn chưa dứt khoát chọn được ai giữa Diogo Jota và Darwin Nunez làm “số 9”.
12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.
Với một vị trí đã vừa vặn, ở độ tuổi lẽ ra là chín nhất và thật nhiều kinh nghiệm - chính xác là thấm đòn trước cuộc đời, tin rằng, Hải sẵn sàng đón nhận các thử thách tiếp theo…
Đây là một kỹ năng mà Lamine Yamal đang nâng tầm thành một nghệ thuật – và là một lý do khác khiến tài năng trẻ 17 tuổi này trở thành một trong những cầu thủ thú vị nhất làng bóng đá thế giới.