John Obi Mikel: Cái bóng cho tình yêu bất diệt

Tác giả Phương GP - Thứ Năm 27/04/2017 17:01(GMT+7)

Zalo
Trong bóng đá, chuyện một tài năng trẻ bị “chết yểu” không phải là điều hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng ấy. Có thể vì môi trường thi đấu không phù hợp, vì chấn thương hay cũng chính tài năng ấy không chịu luyện tập mà để mai một theo thời gian. Thế nhưng, John Obi Mikel lại là câu chuyện đặc biệt.
 
John Obi Mikel: Cai bong cho tinh yeu bat diet5
John Obi Mikel: Cái bóng cho tình yêu bất diệt
Sau màn tỏa sáng trong màu áo U20 Nigeria ở vòng chung kết U20 thế giới năm 2005. Giải đấu mà Mikel chỉ xếp sau Messi trong cuộc đua “quả bóng vàng”. Thế giới bóng đá đã đặt kỳ vọng rất nhiều vào anh. Được đánh giá là một trong những cầu thủ hiếm hoi mang đầy đủ tất cả phẩm chất tuyệt hảo: thể hình thể lực của châu Phi, cái đầu chiến thuật của châu Âu, và đôi chân kỹ thuật của Nam Mỹ. Giới mộ điệu từng dự đoán Mikel sẽ là tương lai của vị trí tiền vệ.
 
Sau thời của George Weah, hiếm có cầu thủ nào được đánh giá cao như vậy. Và tới thời điểm đó, hai cái tên huyền thoại sau này là Eto’o và Drogba vẫn chưa quá nổi bật. Mikel khi ấy thật sự là viên kim cương quý giá của Lục địa đen. Với khả năng quán xuyến khu trung tuyến tuyệt hảo, đôi chân như nhảy múa và những đường chuyền sắc lẹm. Anh tiến bước vào châu Âu bằng sự tự tin cao độ.
 
Và tài năng của anh liền gây bão ở nước Anh. Manchester United và Chelsea khi ấy đã giằng xé, tranh nhau ngôi sao trẻ này một cách không khoan nhượng. Thậm chí họ còn thưa kiện nhau rất nhiều trước khi Quỷ đỏ chịu đầu hàng và nhường lại tiền vệ lúc ấy còn tuổi teen cho “gã nhà giàu mới nổi Chelsea”. Có lẽ Mikel lúc đó không ngờ rằng, vụ lùm xùm này như báo hiệu sự nghiệp kỳ lạ của anh trong màu áo xanh thành London.
 
John Obi Mikel: Cai bong cho tinh yeu bat diet2
John Obi Mikel và vị chủ tịch
Sáu bàn thắng sau mười năm ròng trước khi dứt áo ra đi, nhìn vào con số thống kê có lẽ nhiều người đã không còn nhìn ra một thiên tài từng có thời khiến bao ông lớn phải cấu xé nhau. Thậm chí đã có những lời chê bai, mỉa mai dành cho Mikel bởi đóng góp quá ít ỏi của mình trên con số ấy. Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau là cả một sự hy sinh thầm lặng mà chỉ những người trong cuộc mới có thể hiểu rõ.
 
Bóng đá giai đoạn thập niên 2000 thật quá hấp dẫn người hâm mộ. Nguyên nhân là vì các đội bóng xuất hiện hàng loạt những tượng đài dành riêng cho mình. Họ có thể sinh ra tại thành phố đấy hoặc không. Chỉ có một đặc điểm chung, là họ xem màu áo đang khoác trên tấm thân giống như dòng máu chảy trong huyết quản vậy.
 
Chúng ta có thể điểm một vài cái tên nổi bật. Ở Ý thì có Totti ở AS Roma, Del Pierro ở Juventus hay Zanetti của Inter Milan. Ở Tây Ban Nha là Casillas, Guti trong màu áo Real Madrid, Puyol và Xavi ở Barcelona. Hay ở Anh là Gerrard của Liverpool, Rooney tại Manchester United, Lampard và Terry ở Chelsea.
Không nói quá khi cho rằng chính những con người này đã tạo ra những cảm xúc, sự nể phục và thu hút một lượng lớn fan trung thành cho những đội bóng mà mình đang thi đấu. Khi mà tình yêu về bóng đá đã được gói gọn và cụ thể hóa vào một con người.
 
Tuy nhiên, trong bức tranh đẹp đẽ ấy vẫn có góc khuất riêng. Góc khuất mà chỉ những người nằm trong sự bó buộc khó chịu mới hiểu được. Đó có thể gọi là mặt trái của lòng trung thành và tượng đài. Không ai để ý một sự thật rằng, khi những huyền thoại gắn bó với câu lạc bộ quá lâu, đã xuất hiện những ngôi sao trẻ đến đội bóng để rồi từ đó tự biến thành cái bóng lúc nào không hay.
 
John Obi Mikel: Cai bong cho tinh yeu bat diet4
John Obi Mikel và Mourinho
Trường hợp điển hình nhất là De Rossi của AS Roma, khi anh mãi là đội phó sau Totti. Hay Lucas ở Liverpool, từng được đánh giá là thiên tài ở vị trí tiền vệ công, nhưng càng ngày càng mai một dần đến không nhận ra khi đóng vai dự bị cho Alonso và Marcherano vì vị trí của Gerrard là bất khả xâm phạm. Và một tấm gương điển hình khác chính là John Obi Mikel.
 
Tài năng, tài hoa là thế nhưng ngày mà anh đến Chelsea. Đó đã không còn là Chelsea những năm tháng lãng mạn bởi những dấu giày của Gullit hay Zola nữa. Màu xanh của thành London lúc ấy là màu xanh của sự xù xì, vững chãi. Vị trí số 10 của Mikel trên sân bóng đơn giản là không tồn tại. Mourinho không cho phép các cầu thủ của mình cầm bóng quá lâu và “múa máy” nhiều trên sân. Đơn giản, hiệu quả và sức mạnh. Đó là điều “người đặc biệt” trông chờ ở cậu học trò của mình.
 
Và Mikel rõ ràng hoàn toàn…phù hợp với yêu cầu của ông thầy. Thân hình to cao, vạm vỡ. Sức vóc điển hình của một cầu thủ châu Phi. Ông thầy người Bồ Đào Nha đã yêu cầu anh bắt buộc phải chơi như một vị trí tiền vệ con thoi. Vị trí mà hiển nhiên thuộc về Frank Lampard khi ấy, một ngôi sao lớn đã ở Chelsea đến bốn năm. Còn đối với Mikel, trừ vòng tròn giữa sân, anh không thể nào thích ứng với những vị trí khác như tiền vệ cánh hay phòng ngự. Để rồi anh, một thiên tài được trông chờ, đành dần làm quen với băng ghế dự bị.
 
Có một điều đáng nói là tuy ngồi ghế dự bị, và với tầm vóc là một ngôi sao trẻ được nhiều câu lạc bộ săn đón. Nhưng Mikel vẫn ở lại đội bóng London. Không một lời ca thán, hoàn toàn hài lòng với vị trí của mình. Thậm chí, mỗi lần ra sân, anh đều hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách đáng kinh ngạc. Không phải ngẫu nhiên mà có thời khi Chelsea lâm vào khó khăn, thay huấn luyện viên như thay áo, Mikel từng được trọng dụng rất nhiều mỗi lần các chiến thuật xoay vòng như chong chóng. Với tài năng của mình, chỉ cần được trả lại vị trí sở trường, Mikel hoàn toàn đảm đương với mọi sơ đồ bắt buộc.
 
Đã từng có thời gian tưởng chừng như Mikel thảnh thơi trong tay của Guus Hiddink, nhưng chấn thương của Essien lại đẩy Mikel vào vị trí tiền vệ phòng ngự có phần thiên cưỡng. Vậy là sự nghiệp của anh đã không còn bóng dáng số 10 nghệ thuật mà chỉ là những pha tắc bóng vô hồn, cùng những đường chuyền ngắn giản đơn. Để rồi khi Essien trở lại thì Mikel lại về với ghế dự bị. Anh như lao vào vòng tuần hoàn không thể tháo gỡ. Nhiều người đã cố tình dèm pha cho tình trạng của anh khi anh đã không tìm bến đỗ mới. Nhưng Mikel vẫn kiên trì ở đấy đến mười năm trời, thì sự lý giải đáng tin nhất phải là vì số phận. Có lẽ số phận muốn Mikel phải biến thành cái bóng cho tình yêu của mình, tình yêu với màu áo xanh.
 
John Obi Mikel: Cai bong cho tinh yeu bat diet1
John Obi Mikel và các đồng đội
Mười năm Mikel ở Chelsea. Huấn luyện viên đến rồi đi, cầu thủ đến rồi đi chỉ có hai thứ là tồn tại. Thứ nhất là giá trị không thể chối cãi của trục xương sống huyền thoại. Và thứ hai là chiếc ghế dự bị của Mikel. Chiếc ghế mà nhiều người cho rằng đã chôn vùi tài năng của anh. Nhưng người viết cho rằng không phải như vậy. Nó mang giá trị như tấm băng đội phó “ám ảnh” De Rossi, hay những pha tắc bóng “vụng về” của Lucas. Đó là góc khuất của những tình yêu không cần phô trương. Hy sinh thầm lặng vì đội bóng của mình.
 
Bóng đá thường tôn vinh những kẻ vĩ đại dưới ánh hào quang khi đội bóng thành công. Bóng đá không quên những tấm gương trung thành khi đội bóng khó khăn. Nhưng mong những ai xem bóng đá hãy tôn trọng những con người sẵn sàng đứng đằng sau vinh quang của đội bóng, sẵn sàng quên đi lợi ích bản thân vì tập thể vững bền.

PHƯƠNG GP (TTVN)
 

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Rodri: “Quả bóng Vàng không làm thay đổi con người tôi”

Gặp chấn thương phải nghỉ thi đấu dài hạn, Rodri, chủ nhân của Quả bóng Vàng 2024, đã mời tạp chí France Football đến nhà riêng ở Madrid để chia sẻ những cảm xúc của anh về buổi lễ trao giải Ballon d’Or, những lời khen mà anh nhận được và về giải thưởng mà một cá nhân chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự hiếm hoi lắm mới nhận được.

Philipp Lahm: Từ phút ngắn ngủi tại Olympiastadion đến huyền thoại bóng đá Đức

Là cựu đội trưởng của cả Bayern Munich và đội tuyển Đức, Philipp Lahm có thể nói đã có một sự nghiệp thi đấu vô cùng thành công. Trong bài viết này, chúng ta sẽ được trở về với những kỷ niệm để tôn vinh nhà vô địch Champions League, World Cup và đã tham gia sâu vào kế hoạch tổ chức UEFA Euro 2024 của Đức.

X
top-arrow