Nửa sau mùa giải trước, Jesse Lingard đã thực sự hồi sinh phong độ. Trên The Players’ Tribune, cầu thủ người Anh chia sẻ về quãng thời gian vượt qua khó khăn của mình.
Ảnh: Getty Images
2 tháng trước, tôi khá phấn khích. Người hâm mộ được trở lại Old Trafford còn tôi thì cảm thấy phong độ mình khá tốt trong giai đoạn trước mùa giải. Ole cũng hài lòng về tôi. Tôi không thể đợi đến khi Premier League khởi tranh. Thế rồi một tuần trước khi trận đấu đầu tiên của chúng tôi diễn ra, tôi nhiễm COVID-19.
10 ngày cách ly thật tệ. Nhưng bạn có tin không, đó không phải là điều tệ nhất xảy ra với tôi trong mùa hè vừa qua. Hồi tháng 6, tôi đã nghĩ mình đã chứng minh đủ để được nằm trong danh sách 26 cầu thủ tham dự Euro. Tôi tôn trọng quyết định của Gareth, nhưng khi gọi điện để kể cho Lou, người anh em của tôi, tôi đã khóc và Lou cũng thế.
Nếu là 2 năm trước, tin tức đó hoàn toàn khiến tôi suy sụp. May là vài tháng trước tôi khá hơn. Khi mấy anh em mở tỷ số, tôi không thể ngồi yên được. Có thể tôi không thi đấu nhưng vẫn là cổ động viên mà. Tôi mặc áo đội tuyển Anh - vì thân với Dec nên tôi mặc áo số 4 của Rice - và đến một pub cùng Lou và vài người bạn. Tôi luôn nói điều này với mọi cầu thủ: hãy nhập hội cùng cổ động viên ở pub ít nhất một lần trong sự nghiệp bởi nó cho bạn một góc nhìn khác.
Nhưng để tôi nói rõ thế này: dù theo dõi các anh em thi đấu luôn là điều rất vui nhưng khoác áo đội tuyển Anh vẫn là động lực to lớn của tôi. Mỗi khi khoác chiếc áo ấy trên người tôi đều tràn đầy năng lượng.
Có thể gọi điện cho gia đình và thông báo rằng tôi được gọi trở lại trong đợt tập trung tháng 9 là cảm giác tuyệt vời. Trở thành một phần của đội hình này, đặc biệt là tham dự Euro, luôn thực sự đặc biệt. Hiển nhiên tôi muốn được nằm trong 26 cái tên cuối cùng.
Nhưng tôi muốn nhìn vào bức tranh lớn hơn: tháng 11/2020, thậm chí tôi còn không có cơ hội được gọi lên tuyển và tôi cũng không nghĩ về điều đó. Vì thế khi được triệu tập lên vào tháng 3, đó là động lực vô cùng to lớn. Thực sự chỉ cần được có tên trong danh sách sơ bộ đã là phẩn thưởng rồi.
Bạn phải hiểu thực sự tôi đã xuống dốc đến mức nào. Góp mặt ở bán kết World Cup 2018 là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất sự nghiệp của tôi.. Nhưng ngay sau đó, ngay sau khi bước vào mùa giải 2018/2019, tôi dính chấn thương viêm xương háng.
Tôi luôn chạy rất nhiều trong một trận đấu, cỡ 12-13km. Tôi luôn cố gắng thúc đẩy bản thân mình. Nhưng lần này thì khác, tôi không chạy nổi nữa. Chỉ sau vài trận, tôi dừng lại, không thi đấu, không tập luyện được. Cơ thể tôi đã quá tải, mọi thứ đột nhiên dừng lại ngay khi tôi đang ở trên đỉnh cao.
Jose Mourinho là HLV trưởng Manchester United thời điểm đó và ông ấy không thích cầu thủ của mình bị chấn thương. Ông ấy không muốn nghe về nó. Và tôi nói: “Đó không phải lỗi em mà sếp”
Dù vậy tôi và Jose có mối quan hệ rất tốt. Ông ấy rất tốt với tôi. Trước khi tôi dính chấn thương, Jose tin tưởng tôi, sử dụng tôi trong những trận đấu quan trọng. Chúng tôi giành những danh hiệu và ông ấy biến tôi thành một người chiến thắng.
Ông ấy cũng thích những sự kết nối cá nhân với các cầu thủ. Thỉnh thoảng tôi nhìn điện thoại và bất chợt nhận được cuộc gọi FaceTime của ông ấy chỉ để hỏi xem tình hình thế nào thôi.
Ban đầu tôi thấy hơi bối rối. Ông ấy gọi và hỏi: “Này Jesse, cậu đang
làm gì đấy?”
Và tôi đáp: “Ưm, em đang chill và xem TV thôi.. (cuộc gọi im lặng một lúc)… thầy đang làm gì đấy?”
Hahaha! Khá vui. Và thực sự điều đó cho thấy ông ấy quan tâm với chúng tôi như thế nào. Nhưng về những chấn thương thì thực sự rất khó khăn vì ông ấy không muốn nghe về nó.
Từ thời điểm đó, tôi đánh mất phong độ. Tôi gặp vấn đề cả về tâm lý lẫn thể chất. Trong khi đó giai đoạn ấy mẹ tôi cũng đang bị trầm cảm. Trước đó tôi đã nói về điều này, và đây không phải câu chuyện của tôi nhưng nó cũng ảnh hưởng đến tôi.
Không được thi đấu chỉ càng khiến vấn đề trầm trọng hơn. Nhưng khi được thi đấu, ngay cả khi đã sung sức trở lại, tôi cũng không phải là chính mình. Các trận đấu trôi qua như thể tôi không có mặt ở đó. Tôi vật vờ như một bóng ma. Tôi nhớ Bruno Fernandes đã đến chỗ tôi trước một trận đấu và nói: “Hôm nay tôi muốn thấy Jesse Lingard mà tôi biết”.
Nhưng tất cả những gì tôi có thể nói chỉ là: “Bạn à, không thể, đây không phải là tôi!”
Tôi yêu bóng đá, yêu đến chết. Nhưng đã có lúc tôi nghĩ “mình phải dừng lại thôi”. Trong cuộc sống cá nhân, tôi vùi đầu vào điện thoại, dán mắt vào màn hình. Bạn có thể nghe thấy tôi gật gù ở một cuộc nói chuyện nào đó, nhưng thực sự tôi đâu có nghe. Tôi dần trở thành đối tượng chỉ trích của truyền thông.
Mọi chuyện diễn ra trong suốt mùa giải đó và sang mùa tiếp theo. Trong vòng một năm rưỡi, tôi từ đỉnh cao đã tụt xuống vực sâu. Nói điều này hơi kỳ cục nhưng tôi rơi tự do kinh khủng đến mức khi phong tỏa xã hội, tôi lại thấy đấy là điều tốt cho mình. Đột nhiên tôi có cơ hội để nhấn nút khởi động lại. Và đây là lúc người anh em Lou của tôi xuất hiện.
Chúng tôi thân thiết, anh ấy luôn quan tâm đến tôi như một người anh trai quan tâm đến em trai. Anh ấy thấy tiềm năng của tôi từ khi còn rất trẻ và luôn đưa cho tôi lời khuyên. Nhưng ở trong giai đoạn đó của cuộc sống, anh ấy thực sự đóng vai trò quan trọng.
Trong quãng thời gian giãn cách, bất cứ khi nào biết tôi cảm thấy buồn chán, anh ấy sẽ gửi tôi xem những clip thi đấu của tôi. Tôi ghi bàn, tôi thi đấu ở World Cup, tôi giành những danh hiệu. Và anh ấy viết: “Hãy nhìn những gì cậu có thể làm. Hãy tin ở bản thân, cậu là cầu thủ đẳng cấp”.
Anh ấy liên tục động viên, gửi tin nhắn cho tôi. Tôi bắt đầu tin anh ấy. Phải chăng tôi vẫn là cầu thủ giỏi? Tôi duy trì thể trạng trong quãng thời gian giãn cách, anh ấy đặt ra cho tôi những mục tiêu cần đạt được. Chính Lou là người nói: “Nếu cậu đi theo dạng cho mượn, cậu sẽ tỏa sáng!”
Cuối cùng tôi cũng đủ can đảm để nói chuyện với Ole và những người ở United về mọi chuyện tôi đã trải qua. Không dễ để nói những điều đó ra, nhưng Ole không chỉ là một HLV mà còn là người bạn. Tôi đã biết ông ấy từ lâu. Chính Ole trao tôi cơ hội đá trận đầu tiên cho đội dự bị. Ông ấy luôn nói: “Nếu cần bất cứ điều gì hãy cứ gõ cửa phòng tôi”.
Cuối cùng khi tôi kể cho Ole mọi chuyện, ông ấy nói: “Giá như cậu đến gặp tôi sớm hơn”. Nghe điều đó, tôi bỗng nghĩ sao tôi lại không nói điều này trước đó nhỉ? Tôi đã nghĩ mình có thể tự mình làm mọi thứ, nhưng không được. Tôi cần người khác nữa.
Đó là giai đoạn giữa mùa trước. Ole muốn tôi ở lại United và hỗ trợ đội bóng vào tháng 1, nhưng vì lợi ích của tôi, ông ấy hiểu tôi cần đi. Tôi cần thi đấu thường xuyên trở lại, tôi cần một môi trường mới. Tôi chỉ cần một CLB trao tôi cơ hội.
Sau đó khi ngày “Deadline Day” đến gần, mọi thứ trở nên thật điên rồ. Chúng tôi chỉ thực sự nghe phong thanh thấy West Ham quan tâm và không còn nhiều thời gian để chốt hợp đồng. Đầu tiên thương vụ mượn được triển khai, sau đó dừng, rồi lại triển khai. Tôi trải qua giai như ngồi trên tàu lượn cảm xúc.
Rồi khi hợp đồng được chốt, tôi háo hức cho một khởi đầu mới. Nếu việc kiểm tra y tế được hoàn thành đúng thời gian, tôi đã đối đầu Liverpool 2 ngày trước khi ký hợp đồng. Đến West Ham, tôi thực sự cảm thấy sung sức ngay lập tức. Ở đó có một nhóm anh em tuyệt vời và họ giúp tôi hòa nhập rất nhanh. Khi mới đến, tôi đã bảo anh em: “Cho tôi vào ‘group chat’ với!!”
Để tôi kể các bạn nghe về Nobes (Mark Nobles). Anh ấy hay nói đùa, hoặc ít nhất anh ấy nghĩ mình làm được. Anh luôn gọi tôi là Cậu bé Vàng (Golden Boy) kể từ khi HLV trưởng gọi tôi như thế trong buổi tập. Nguyên do là bởi chúng tôi thực hiện bài phối hợp vòng cấm và bóng bật ra. Tôi chạm bóng cuối cùng nhưng David Moyes nói: “Không, không không, Jesse không cần phải lùi về giữa. Cậu ấy là Cậu bé Vàng của chúng ta!”
Sau đó Nobes cứ gọi tôi như thế!
Nghiêm túc mà nói, anh ấy đã chỉ dẫn và giải thích cho tôi ý nghĩa về West Ham. Tôi nhớ trong trận đấu đầu tiên làm khách của tôi, tôi ngồi ở hàng sau xe buýt đến sân bay, chỉ có tôi, Nobes và Aaron Cresswell. Tôi rút điện thoại ra, bình thường vẫn vậy mà. Nhưng anh ấy quay sang bảo: “Ở đây không được dùng điện thoại! Chúng ta hãy nói chuyện”.
“OK thôi”, tôi đáp. Trên máy bay, tôi đeo tai nghe và nghe nhạc, nhưng Nobes và các anh em khác không thích điều đó. Ở West Ham, mọi người phải trò chuyện với nhau, không có chỗ cho điện thoại, mạng xã hội hay là kiểu gật gù qua loa.
Ngoài ra, còn một điều nữa đã thay đổi trong quãng thời gian đó, và nó là công của Lou. Khi chúng tôi đến London, một trong những điều đầu tiên anh ấy làm là mang về hai cái bảng trắng và dựng trong căn hộ của chúng tôi. Một cái là ghi các mục tiêu, một cái là ghi những động lực.
Bảng bên trái có bàn thắng, kiến tạo, quãng đường di chuyển, dứt điểm, qua người,.. Bảng bên phải là những thứ mang tính khích lệ như các từ khóa, trích dẫn,… Anh ấy viết ra mục tiêu trước đợt tập trung đội tuyển quốc gia: 4 bàn thắng, 2 kiến tạo. Tôi bảo rằng: “Này, anh viết 8-9 bàn luôn đi!”
Anh ấy đáp: “Chú mà đặt mục tiêu cao quá là không làm được đâu”.
Và chúng tôi chốt với 4 bàn thắng, 2 kiến tạo. Tôi đã đạt được cả hai. Lou nâng lên thành 6 bàn, 4 kiến tạo. Tôi làm được luôn. Các câu trích dẫn cũng có tác dụng. Động lực có vai trò rất quan trọng và tôi cần mọi thứ ở cả hai tấm bảng đó.
Tôi nói phải bổ sung thêm danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất tháng và Bàn thắng đẹp nhất tháng của Premier League. Khi tôi được đề cử Cầu thủ xuất sắc nhất tháng 2, chúng tôi bảo nhau: “Sao nhỉ? Thêm vào bảng thôi”.
Sau đó, tôi được đề cử 3 tháng liên tiếp từ tháng 2 đến tháng 4. Trước đó tôi từng trong danh sách rút gọn nhưng chưa bao giờ được giải thưởng này. Tôi cảm thấy mình đã khá gần giải thưởng tháng 3, nhưng Kelechi Iheanacho đã lập hattrick và cuỗm nó. Thực sự anh ấy xứng đáng mà.
Đến tháng 4, thực sự tôi đã quên nó. Rồi nhân viên truyền thông West Ham thông báo: “Cậu giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc và Bàn thắng đẹp nhất tháng”. Tôi liền gọi ngay cho Lou. Tôi gọi cho gia đình nữa và tôi cảm thấy mọi người thực sự xúc động.
Sau đó, Bruno Fernandes gọi tôi là “cầu thủ xuất sắc nhất Premier League” trong một cuộc phỏng vấn của United. Tin được không, từ Bruno đấy. Tôi rất quý Bruno, cậu ấy thường gửi tin nhắn động viên tôi trong suốt quãng thời gian cho mượn. Nhận được sự công nhận từ một người ở đẳng cấp như cậu ấy thật tuyệt vời.
Sau đó, Lou bảo tôi đã đạt được vượt sức kỳ vọng. Nhưng không phải vậy đâu. Những gì bạn thấy tôi ở West Ham là cầu thủ mà mọi thứ ăn khớp với nhau. Hãy nói đó là bản nâng cấp của Jesse Lingard cũ, đó là Jesse 2.0.
Khi trở lại United, tôi cảm thấy mình là người khác: trưởng thành và tự tin hơn. Tôi gánh vác nhiều trọng trách hơn. Thực sự tôi phải cảm ơn Moyes và West Ham vì điều đó. Tôi không muốn là cầu thủ chỉ đá tốt vài tuần hay vài tháng. Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy tôi có thể ghi được bao nhiêu bàn thắng và kiến tạo khi đá hơn 30 trận. Với đội tuyển Anh cũng vậy. Rất vinh dự khi được quay trở lại. Ghi 2 bàn vào lưới Andorra thực sự rất tuyệt vời.
Nhưng tôi muốn nhiều hơn thế. Hãy xem Jesse 2.0 có gì nhé. Đây chắc chắn là khởi đầu mới với tôi. Thực ra là với chúng tôi, vì Lou vẫn là HLV cá nhân của tôi, là người truyền động lực và thúc đẩy bất cứ khi nào tôi cần. Cảm ơn người anh em vì giúp tôi tìm lại chính mình. Chúng tôi đã xóa tấm bảng rồi, giờ là lúc sang trang mới và đặt ra những mục tiêu khác.
Trong khi Pep Guardiola đang cố gắng chấm dứt chuỗi phong độ tệ hại nhất của CLB trong 1 thập kỷ, Cole Palmer, Jadon Sancho, Romeo Lavia và Tosin Adarabioyo đang cùng HLV Enzo Maresca làm nên cuộc cách mạng tại Chelsea.
Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.
“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.
Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?
Ở mỗi đội bóng trước đây, HLV Arne Slot luôn có một “số 9” biết cách ghi ít nhất 20 bàn/mùa. Còn tại Liverpool bây giờ, ông dường như vẫn chưa dứt khoát chọn được ai giữa Diogo Jota và Darwin Nunez làm “số 9”.