Italia 1990: Lần cuối cho Diego Maradona

Tác giả Sói Bạc - Chủ Nhật 30/10/2016 20:11(GMT+7)

Zalo
Delle Alpi – một Sân vận động thoạt nhìn thì chẳng có vẻ gì nổi bật nhưng lại luôn mang đến một không khí lạnh lẽo bao trùm, một cảm giác chung cho những người đã từng đặt chân đến đây. Công trình kiến trúc tựa như một con quái vật khổng lồ ấy được thiết kế và xây dựng để tổ chức kì World Cup 1990.
Italia 1990: Lan cuoi cho Diego Maradona1
Italia 1990: Lần cuối cho Diego Maradona1
Nằm ẩn mình ở ngoại ô thành phố Turin, ngay sau lễ khánh thành rầm rộ, Cuối cùng Sân vận động ấy cũng bị dỡ bỏ 16 năm sau đó do Hội đồng thành phố Turin muốn thay đổi kết cấu của sân để cải thiện tầm nhìn cho các khán giả trên sân. Mặc dù vậy, đối với các CĐV, bỏ qua những mặt hạn chế đó, họ chỉ quan tâm đến những màn trình diễn xuất sắc của những Zinedine Zidane, Roberto Baggio và Pavel Nedvěd - ngôi sao của làng bóng đá thế giới trên sân vận động này. Ở đó, họ còn may mắn được chiêm ngưỡng tài năng của thập kỉ 90s Alessandro Del Piero, Gianluca Vialli, Gigi Buffon, Fabio Cannavaro, Christian Vieri và Edgar Davids.
 
Cũng đã từng có một vài trận cầu và những khoảnh khắc mang tính biểu tượng diễn ra ở đó, tiêu biểu như trận cầu kinh điển giữa Juventus và Manchester United tháng Tư năm 1999 vòng bán kết Champions League và bốn năm sau, vẫn là ở trận bán kết nhưng đối thủ của Juventus là Real Madrid. Ai có thể quên được những giọt nước mắt của Paul Gascoigne trong trận bán kết ở Italia 90 chứ? Một trận đấu đầy kịch tính đã khiến quỹ đạo của cả nền bóng đá Anh bỗng chốc đi chệch hướng.
 
Một khoảnh khắc khác ngay những ngày đầu tiên của sân vận động này cũng đã in đậm trong tâm trí của người hâm mộ. Một vài tuần lễ sau khi khánh thành, Delle Alpi trở thành nơi chứng kiến những bước chạy của một thiên tài người Argentina, một nhà ảo thuật vĩ đại trên con đường chinh phục cup vàng Thế giới cùng ĐT Argentina. Đó là khoảnh khắc ở trận cầu giữa Argentina và đối thủ nhiều duyên nợ nhất của họ.
 
DIEGO MARADONA – NAPOLI VÀ ITALIA 90
 
Vào những ngày mà Internet chưa được sử dụng rộng rãi, những ngày giải Serie A còn chưa được trình chiếu trên vô tuyến truyền hình, thì hình ảnh Diego Maradona đã tràn ngập khắp đất nước Italia tựa như một điều tất yếu. Ông bước vào kỳ World Cup 1990 với một chức vô địch Serie A, đưa Napoli đến chiếc cup Scudetto thứ hai và cũng là cuối cùng cho đến thời điểm hiện tại sau khi bỏ xa Milan của Arrigo Sacchi trong cuộc đua đến danh hiệu vô địch ở một mùa giải đầy tranh cãi. Riêng ông, Maradona có cho mình 16 bàn thắng.
 
Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn về ông, chúng ta có thể tìm ra được một sự thực còn vượt xa khỏi trí tưởng tượng của mình. Đó là người đàn ông mà cuộc đời gắn liền với giông bão, nhiều năm liền nghiện cocaine và sáu năm liền thi đấu trong bóng dáng một kẻ bị căm ghét - mục tiêu số một của những hậu vệ hung hãn của Italia với những cái “làm thinh” của giới trọng tài. Mọi thứ tồi tệ khiến cơ thể của ông trở nên rệu rã. Chẳng có một liều cortisone nào có thể chấm dứt nỗi đau dai dằng ở mắt cá chân của Maradona. Cơ thể ông bị tàn phá khi ông mới chỉ 29 tuổi. Dường như nó chỉ chực ngã quỵ, không còn muốn nghe theo lệnh của bộ não sai khiến nữa.
Italia 1990: Lan cuoi cho Diego Maradona3
Maradona trong màu áo Napoli
Mùa giải trước khi Italia 90 bắt đầu chứng kiến lần đầu tiên Diego không được trọng dụng trong màu áo Napoli khi sự bất ổn trong phong độ của ông khiến vị tân HLV Alberto Bigon lo ngại. Napoli khi ấy mua về một cầu thủ trẻ vô danh từ Torres có tên Gianfranco Zola và cầu thủ trẻ nhỏ bé ấy luôn nắm bắt cơ hội mỗi khi El Diego ngồi trên ghế dự bị.
 
Cho dù có được 16 bàn thắng ở mùa giải 1989-90, dấu ấn của ông ở chức vô địch Serie A lần thứ hai không thuyết phục bằng lần thứ nhất. Cuộc sống và con người ở Naples đã chuyển sang một cuộc đời mới sau danh hiệu lần đầu tiên vào năm 1987 ấy, nhưng chiếc Scudetto thứ hai dường như đã sớm báo hiệu quãng thời gian tươi đẹp ấy đã kết thúc.
 
MỘT ARGENTINA CHỈ CÒN LÀ CÁI BÓNG CỦA CHÍNH MÌNH
 
Argentina mở đầu kì World Cup bằng trận đấu gặp Cameroon tại San Siro, một trận đấu mà tất cả mọi người đều kì vọng nhà đương kim vô địch sẽ giành chiến thắng. Những người Châu Phi chưa bao giờ giành thắng lợi trong một trận đấu ở một kì World Cup, thực tế là họ mới chỉ được ba lần tham sự giải đấu cao quý này; liệu có cơ hội nào cho họ đánh bại nhà ĐKVĐ không?
 
Những Chú Sư tử bất khuất thực tế đã tạo một cơn sốc lớn cho thế giới bóng đá khi giành chiến thắng sát nút 1-0. Maradona và Argentina tỏ ra vượt trội hoàn toàn nhưng cuối cùng đã bị đánh bại. Bởi sự thù địch giữa Napoli và Milan luôn tồn tại trong nhiều năm liền, bởi người Milan luôn dành cho cậu bé bụi đời Maradona sự căm ghét, Cameroon bỗng dưng trở thành đội bóng nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt từ các CĐV trên các khán đài. Quốc ca Argentina vang lên xen lẫn những tiếng huýt sáo, hình ảnh ấy cứ thế tiếp diễn cho đến hết giải đấu.
 
La Albicesleste chật vật vượt qua vòng bảng, được xếp loại là một trong những đội đứng thứ ba có kết quả tốt nhất, xét theo cơ cấu 24 đội của FIFA (cũ), sau khi họ có một trận thắng trước Liên Bang Xô Viết và một trận hòa với Romania. Trong cả ba trận vòng bảng, tiền đạo số 10 giống như một kẻ ngoài cuộc, một chấn thương trong trận gặp Israel trước giải đấu đã khiến chàng tiền đạo gần như vô dụng. Ông tựa như một bóng ma đảo xung quanh đường pitch dưới thân hình của Diego Maradona. Điều duy nhất ông làm được trong suốt ba trận đấu vừa qua là đã dùng tay cản bóng trên vạch vôi để cứu thua trong một tình huống Liên Xô phối hợp đá phạt góc.
 
Argentina đọ sức với Brazil ở vòng 1-8. Đây là lần thứ tư hai đội bóng này gặp nhau trong một kì World Cup, và mặc dù đang đứng đầu bảng nhưng đội hình Sebastião Lazaroni đang có không phải là đội hình mạnh nhất. Brazil khi ấy có một số cầu thủ mà bốn năm sau đó là nòng cốt của Selecao mang về chức vô địch World Cup, trong đó có Romario, người mà khi đó vẫn chưa khẳng định tên tuổi của mình. Lazaroni, người sau kì World Cup này quyết định chia tay Brazil để dẫn dắt Fiorentina, đã cố gắng sử dụng lối chơi đậm chất Châu Âu hơn cho Selecao và đặc trưng đội hình khi đó chính là sơ đồ 3 – 5 – 2.
 
TIA SÁNG CUỐI CÙNG
 
Và cuối cùng khoảnh khắc đáng nhớ đầu tiên của Sân vận động Delle Alpi cũng đã đến. Trận đấu bắt đầu vào khoảng 5h chiều trong sức nóng đến mức nghẹt thở của các khán đài. Đội tuyển Argentina bước ra trong tiếng la ó của các CĐV, bài quốc ca của họ một lần nữa lại bị chế giễu khi số đông trong số 60,000 người ở trên khắp khán đài vừa mới thoạt nhìn thấy Maradona. Tương tự như ở Milan, Maradona lại nhận được những cái nhìn ghẻ lạnh ở Turin. 
 
“Không có gì hạnh phúc bằng việc đánh bại Brazil,” Maradona đã phát biểu ngay sau trận đấu. Trước đó, ông đã từng có những kỉ niệm với người Brazil, bị đuổi khỏi sân trong lần chạm trán ở Tây Ban Nha 82. Ở Mexico 1986,khi Maradona đang trong thời kì đỉnh cao, Brazil và Argentina không có cơ hội đối đầu với nhau. Và ông biết đây có thể là cơ hội cuối cùng để ông đánh bật Brazil ra khỏi World Cup, điều mà Argentina chưa từng làm được trong ba lần trước đó.
 
Tuy nhiên, ông không thể chạy đua mãi với thời gian. Cứ mỗi lần ông có bóng là mỗi lần ông phải đương đầu với hàng hậu vệ chắc chắn của đối phương. Trong khi đó, tuyển Argentina của ông không được lòng người hâm mộ bởi lối chơi xấu xí trong giải đấu này. Họ chỉ còn là cái bóng của chính mình ở World Cup 1986.
 
Brazil làm chủ trận đấu trong phần lớn thời gian, để bóng bay chạm khung gỗ đến ba lần, một lần trong hiệp một từ cú đánh đầu của Dunga và hai lần liên tiếp trong hiệp hai từ chân của hai người đồng đội của Maradona ở Napoli: Careca và Alemao. Careca đã khiến hàng thủ của Argentina khổ sở trong suốt trận đấu bằng những bước di chuyển khéo léo và tốc độ đầy mạnh mẽ.
 
Kế hoạch của Argentina thì lại quá đơn giản: họ chấp nhận những áp lực mà Brazil tạo ra rồi chờ đợi từng đợt phản công nhờ người đội trưởng, với hi vọng Brazil sẽ để lộ những sơ hở ở hàng phòng ngự. Trong một giải đấu xuất hiện thứ bóng đá được cho là xấu xí ấy, trừ những người Argentina, tất cả mọi người đều quay sang cầu nguyện một chiến thắng cho Brazil. Những chỉ trích hướng về đội tuyển của Carlos Bilardo trong giải đấu này ngày một nhiều. Tuy vậy, thời gian cứ trôi qua mà không có bàn thắng nào được ghi, họ tràn lên tấn công, những sơ hở bắt đầu xuất hiện.
 
Và rồi cuối cùng điều đó cũng xảy ra. Trong vòng 80 phút đầu tiên, Diego Maradona không để lại được nhiều ấn tượng mặc dù ông đã thi đấu hết sức nỗ lực. Ông và Claudio Caniggia bị chia cách và số 10 phải tiến sâu vào vòng cấm địa đối phương hòng tìm bóng. Phút thứ 81, một lần cuối để cơ thể ông tuân theo mệnh lệnh của riêng ông.
Italia 1990: Lan cuoi cho Diego Maradona2
Điểm sáng cuối cùng của Maradona
Maradona nhận bóng ở phần sân đội mình. Đối mặt với Alemao và một cầu thủ khác từ phần sân của đối phương, có cảm giác như Maradona bị dồn vào chân tường vậy. Nhưng chỉ trong chớp mắt, họ đã bị Maradona bỏ lại phía sau.
 
Maradona, trong cuốn sách El Diego của ông, ông chia sẻ: “Nếu tôi chỉ được phép tiêm một liều cuối cùng, thì đã đến lúc rồi đấy.” Chỉ cần hai chạm, ông đã bỏ xa người đồng đội của Napoli và băng xuống phần sân của Brazil. Cầu thủ đối phương cố gắng tắc bóng nhưng đều không thành.
 
Hàng phòng ngự của đội tuyển áo vàng xanh dường như đang hỗn loạn bởi những bước chạy của Maradona. Ông thu hút toàn bộ ba cầu thủ đối phương để rồi Caniggia đang khá thoải mái băng xuống khoảng trống mà các cầu thủ Brazil để lộ ra. Nét khác biệt giữa Maradona và những cầu thủ còn lại nằm ở chính khoảnh khắc này. Ông nỗ lực đi bóng rồi trượt xuống bằng cái đầu gối bên trái đồng thời đưa ra một đường kiến tạo đẹp mắt bằng chân phải qua chân của hậu vệ Mauro Galvao, và nhiệm vụ của Caniggia khi đó không còn là một điều khó khăn nữa. 1 -0 cho Argentina!!!!
 
Brazil đã vô hiệu hóa Maradona trong suốt 80 phút. Mỗi khi ông chạm được vào bóng là sẽ có một, hai thậm chí ba cầu thủ đối phương vây quanh. Họ dồn ông lại, thậm chí là tung chân về phía ông, nhưng cuối cùng, ông chỉ mất sáu giây để thay đổi cục diện trận đấu. Trong sáu giây vinh quang ấy, Maradona đã đưa thế giới quay lại những ngày tươi đẹp ở Mexico 86, như thế ông muốn nói với những khán giả trẻ tuổi rằng: “Hãy để tôi cho các bạn biết tôi tài năng đến như thế nào.”
 
Đó là sự thật. Giống như điểm sáng duy nhất của tuyển Argentina World Cup năm đó, là thời điểm của sự táo bạo, là thời điểm của thiên tài, nó đánh thức giác quan của giới mộ điệu. Nó là gói gọn vào đó những gì tuyệt nhất của Diego Maradona mà chúng ta sẽ không bao giờ được nhìn thấy ánh sáng đó nữa.
 
Argentina tiếp tục những chiến thắng khác thường nhất của họ, những chiến thắng đi kèm với cơn thịnh nộ của những khán giả trung lập trên toàn thế giới. Đương nhiên, những khán giả ấy luôn mong muốn tập thể ấy sẽ phải dừng bước càng nhanh càng tốt. Và mong muốn ấy cũng được toại nguyện khi Argentina để thua Tây Đức trong trận chung kết. Bất cứ ai đã từng nghĩ rằng Maradona của thời vinh quang sẽ trở lại mạnh mẽ như trong trận gặp Brazil thì họ đã lầm, hình ảnh về ông mà họ theo dõi ở trận chung kết ấy cũng mờ nhạt như ba trận đầu tiên vòng bảng mà thôi.
Italia 1990: Lan cuoi cho Diego Maradona5
Maradona và các cầu thủ Tây Đức
Khi tiếng còi mãn cuộc vang lên ở thành Rome, Lothar Matthaus nâng cao chiếc cup vô địch World Cup sau quả penalty "tưởng tượng", Maradona dường như không thể chịu nổi nữa, ông òa khóc như một đứa trẻ, những áp lực đè nặng lên trên vai người đàn ông phải cống hiến hết mình cho CLB và cho đất nước đã biến thành những giọt nước mắt rơi lã chã xuống thảm cỏ xanh. Tuy vậy, chẳng có lấy một nét mặt cảm thông, bởi biểu tượng của thế giới bóng đá khi ấy lại xuất hiện trong đội hình “bị ghét” của Argentina có quá nhiều nét hoang dã, có quá nhiều điểm xấu xí và bóng đá không còn đẹp đẽ trong lối chơi của họ nữa. Ở đẳng cấp cao hơn, nhưng Argentina luôn lộ rõ chủ trương thủ hòa, chờ đá luân lưu, trong suốt giai đoạn knock-out. Trên đường “bò vào chung kết”, Argentina của Diego phạm lỗi bình quân 1 lần trong 4 phút thi đấu, và họ có đến 4 cầu thủ bị treo giò ở trận cuối cùng. HLV từng đưa Argentina lên ngôi vô địch World Cup 1978, Luis Cesar Menotti phàn nàn: “Tôi cảm thấy xấu hổ khi phải chứng kiến một đội Argentina như vậy”. Argentina đã ghi được 14 bàn thắng ở Mexico 86, không có một bàn nào ghi trên chấm phạt đền, nhưng ở Itaia 90, họ chỉ ghi được năm bàn thắng. Maradona nổ súng năm lần ở Mexico 86 nhưng bốn năm sau, ông chẳng có lấy một bàn thắng nào.
Italia 1990: Lan cuoi cho Diego Maradona4
Những giọt nước mắt của Maradona
---
 
Maradona như vụn vỡ, không chỉ về mặt thể chất mà còn về mặt tinh thần. CĐV đã từng mê đắm ông ở Italia đã quay sang nguyền rủa ông vì ông cùng đội tuyển Argentina loại đội tuyển áo Thiên thanh ở bán kết. Digeo lại càng trở nên xấu xa trong mắt họ. Và thế là, trận chung kết World Cup năm đó đánh dấu sự bắt đầu thời kì đen tối gắn liền với những Scandal của Maradona, thời kì mà ở đó việc nghiện ma túy với ông còn quan trọng hơn cả bóng đá. 
 
Nếu để nhìn lại, trận đấu gặp Brazil đáng lẽ phải được yêu mến nhiều hơn thế, bởi đó là lần cuối thiên tài lớn lên từ khu ổ chuột gây ấn tượng mạnh với thế giới (mặc dù sau đó ông đã từng nổ súng vào lưới Hy Lạp ở USA 94 với cơ thể chứa đầy chất kích thích). Trong sáu giây ngắn ngủi, Diego Maradona tài ba mà cả thế giới bóng đá biết đến ở Mexico 86 đã xuất hiện trở lại ở Italia 90: những phút giây tuyệt vời mà Maradona được sống là chính mình như ông vẫn luôn tự hào: “Tôi luôn là tôi, là chính tôi. Tôi là Diego.”

Lược dịch từ: The last stand of Diego Maradona

VIC(TTVN)

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Từ một cái tên từng nổi lên tại xứ sở sương mù trong màu áo Newcastle cách đây gần một thập kỷ, rồi bất ngờ ngụp lặn bởi những ca chấn thương, Ayoze Perez giờ đây đã quay trở về quê hương Tây Ban Nha ấm áp và trở thành nguồn cảm hứng kỳ lạ mang đến nét tươi mới cho Villarreal trong mùa giải năm nay.

Rodri: “Quả bóng Vàng không làm thay đổi con người tôi”

Gặp chấn thương phải nghỉ thi đấu dài hạn, Rodri, chủ nhân của Quả bóng Vàng 2024, đã mời tạp chí France Football đến nhà riêng ở Madrid để chia sẻ những cảm xúc của anh về buổi lễ trao giải Ballon d’Or, những lời khen mà anh nhận được và về giải thưởng mà một cá nhân chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự hiếm hoi lắm mới nhận được.

X
top-arrow