HLV Tite: Từ phép màu của chiếc radio nhỏ... (P1)

Tác giả CG - Thứ Hai 11/06/2018 16:00(GMT+7)

Vòng chung kết World Cup 2018 sắp tới, đội tuyển Brazil vẫn được xem là một ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch. Dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Tite, Selecao đã thẳng tiến ở hành trình vòng loại và giành vé rất sớm tới nước Nga. Dưới đây là câu chuyện của ông, bắt đầu từ những ngày thơ ấu bên chiếc radio nhỏ với giấc mơ World Cup được chính huấn luyện viên này chia sẻ trên The Player’s Tribune.
HLV Tite: Từ phép màu của chiếc radio nhỏ
Tôi muốn kể cho các bạn câu chuyện về một chiếc radio. Sau hôm nay, tôi sẽ chọn ra 23 cầu thủ đại diện cho đất nước tham dự World Cup. Với tôi, đó là một niềm vinh dự lớn lao nhưng cũng là trách nhiệm vì tôi biết ngày hôm nay có ý nghĩa như thế nào với đất nước và các cầu thủ. Nhưng trước khi đưa ra lựa chọn, tôi muốn nói ý nghĩa của công việc này đối với mình. Và để làm điều đó, tôi phải bắt đầu bằng câu chuyện về một chiếc radio. Khi còn bé, radio không chỉ là một cái khối nhỏ màu đen mà với tôi đó là một thứ phép thuật.
 
Khi tôi lớn lên, gia đình không có nổi một chiếc TV. Bố mẹ tôi là nông dân nghèo và năm tôi 3 tuổi, cả nhà chuyển từ roça (nông trang) lên thành phố để có cuộc sống tốt hơn. Bố đi làm ở nhà máy rượu và mẹ là thợ may. Tôi nhớ mình từng bảo mẹ rằng “Con muốn một lon soda!” Và bà trả lời “OK, hãy kiên nhẫn, Ade! Con sẽ có soda.”
 
2 hay 3 ngày trôi qua, khi từ trường về nhà tôi đã thấy một lon soda chờ mình sẵn ở trên bàn. Ngày ấy, một lon soda thực sự là thứ xa xỉ. Cho đến mãi sau này, tôi mới biết mẹ đã ở lại xưởng may cho tới 3 giờ sáng để kiếm thêm tiền ăn hoặc mua cho các con những đôi tất mới. Và để mua được một lon sodo, có lẽ bà đã phải làm việc cật lực 4 đến 5 tiếng đồng hồ.
 
Neymar và HLV Tite
Lúc đó tôi không hiểu sự hy sinh của mẹ. Với tôi, soda thực sự là một thứ phép thuật. Và mẹ chính là nhà ảo thuật gia.
Bố thì lại khác một chút. Ông ấy rất thẳng thắn. Khi nói điều gì, ông luôn nhìn vào mắt người đối diện. Trong tiếng Ý có một câu để miêu tả về ông ấy đó là “bước xuống phố với chiếc mũ dựng ngược vành lên!” Ông không thích nói chuyện bé. Thực sự, tôi nhớ là cả nhà ngồi xung quanh bàn ăn tối và bố sẽ nhìn chúng tôi, nhíu mày ý chỉ ông muốn chúng tôi ăn hết chỗ bánh mì đó. Chẳng cần nói một lời nào hết! Chỉ cần nhìn và bạn biết sẽ biết ông muốn gì. Thứ kết nối chúng tôi là bóng đá. Đó là điều mà cả nhà luôn bàn luận đến.
 
Tôi nhớ trong kỳ World Cup 1970, cả nước dường như đã ngừng mọi hoạt động để tập trung vào bóng đá. Năm đó tôi 9 tuổi, ngồi trước một chiếc radio với bố và lắng nghe những thanh âm kỳ diệu của bóng đá. Mỗi trận đấu như là một câu chuyện đầy hấp dẫn. Theo tôi, đó là một loại hình nghệ thuật, như thể một bức tranh hay một cuốn tiểu thuyết hay vậy. Brazil chơi tấn công và bình luận viên vẽ một bức tranh gieo vào trong đầu tôi bằng ngôn ngữ của ông ấy. Điều đó không có nghĩa là theo dõi bóng đá trên truyền hình thật chán nhưng đó là một trải nghiệm rất khác, ít bí ẩn và ít sự tưởng tưởng hơn. Khi chiếc radio là tất cả những gì chúng tôi có thì chúng tôi nuốt trọn từng từ một.
 
Tôi nhớ rất rõ về trận bán kết trước đội tuyển Uruguay mà mình đã lắng nghe. Đó là một phần trong ký ức đầy cảm xúc của tôi vì Brazil đã bị dẫn trước trong phần lớn thời gian của hiệp 1. Ngồi trước radio, tôi đã tưởng tượng đi tưởng tượng lại về một pha lập công đem về chiến thắng. Tất nhiên, ngay trước khi kết thúc hiệp 1, cảm xúc được dâng lên trong giọng nói của bình luận viên và tôi biết điều gì đã xảy ra:
 
“Tostão … Clodoaldo …
Clodoaldoooooooooooooooo!!!!!!”
 
Đó là một khoảnh khắc không thể nào tưởng tượng nổi, chúng tôi đã bị niềm vui lấn át. Tôi cảm thấy thật khó tin. Tôi không thể nào hiểu được bức tranh trong đầu mình nữa. Khi bình luận viên miêu tả nó: Tostão chuyền và Clodoaldo dứt điểm thành bàn, tôi đã tự hỏi “Clodoaldo đã ghi bàn như thế nào nhỉ? Anh ấy là một tiền vệ phòng ngự lùi sâu cơ mà!” Và sau đó tôi tiếp tục “Tostão rời vòng cấm và chuyền bóng như thế nào? Anh ấy là tiền đạo! Pha phối hợp này được thực hiện như thế nào vậy?”
 
Sau này ông đã trở thành HLV của Brazil
Sáng hôm sau, tôi đọc được phân tích của giáo sư, nhà báo Ruy Carlos Ostermann về trận đấu và tôi đã có thể tự định hình về bàn thắng trong đầu mình. Bức tranh trở nên rõ ràng sống động và đẹp hơn. Thành thực mà nói, tôi không nhớ mình thực sự nhìn thấy video về bàn thắng lúc nào nữa. Với tôi và hàng triệu người Brazil không đủ tiền để có TV, câu chuyện chỉ được kể bằng trí tưởng tượng. Và đó cũng là câu chuyện đẹp nhất.
 
Thật buồn cười, năm 9 tuổi, tôi đã luôn đọc tiểu mục của giáo sư Ostermann về chiến thuật của Grêmio và nghĩ “Wow, thật thú vị. Không biết huấn luyện viên sẽ làm gì nhỉ?”
 
Và sau này khi thực sự đã trở thành huấn luyện viên của Grêmio, tôi vẫn đọc chuyên mục của Ostermann và nghĩ như thế. “Wow, thật thú vị. Không biết huấn luyện viên sẽ làm gì nhỉ?”
 
Thực lòng là tôi chưa bao giờ mơ ước trở thành một huấn luyện viên. Giống như mọi cậu bé ở Brazil đã theo dõi World Cup 1970, tôi mơ được khoác chiếc áo vàng đội tuyển quốc gia. Thật không may là định mệnh đã không cho tôi được thực hiện điều đó. Với 7 lần phẫu thuật đầu gối, tôi đã phải kết thúc sự nghiệp ở tuổi 27. Và tôi vẫn còn trẻ, một người trẻ muốn sống với bóng đá. Thế nên tôi bước vào con đường huấn luyện....

(Còn nữa)
 
Lược dịch từ bài viết “To Brazil” của huấn luyện viên Tite (đội tuyển Brazil) trên The Player’s Tribune.

CG (TTVN)
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Kieran McKenna: Vua về nhì của Ipswich Town

Ở 2 mùa giải gần nhất, Kieran McKenna 2 lần cùng Ipswich Town về nhì, nhưng chẳng có gì phải buồn hay tiếc nuối, vì cả 2 lần về nhì kể trên đều mang lại niềm vui cho mọi CĐV của CLB này.

Có một Jadon Sancho tự tin và kiêu hãnh ở Dortmund

Jadon Sancho rời Dortmund gia nhập Man United vào mùa Hè 2021. Ba mùa giải cuối cùng cho Dortmund trước khi cập bến "Quỷ đỏ", tổng thành tích ghi bàn và kiến tạo mỗi mùa của Sancho luôn là +29 G/A. Trong 2 mùa giải rưỡi khoác áo MU trước khi trở lại Dortmund theo Hợp đồng cho mượn, Sancho chỉ đặt dấu giày vào… 18 bàn.

Gabriel Martinelli: Thay đổi để thích nghi hoặc ngồi dự bị!

Cầu thủ chạy cánh người Brazil chắc chắn sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khốc liệt để đòi lại vị trí chính thức trong đội hình xuất phát của HLV Mikel Arteta tại Arsenal, nhất là khi “người đóng thế” Leandro Trossard đang làm rất tốt mỗi khi được trao cơ hội.

Marco Reus: Yêu, sống và cảm nhận...

Lòng trung thành là giá trị xa xỉ trong bóng đá hiện đại. Chúng ta sẽ chẳng thể trách cầu thủ mong muốn ra đi tìm thử thách mới, nhưng một người gắn bó với một đội bóng suốt hơn một thập kỷ thì đó là giá trị đáng trân trọng.

Neymar: Từ thiên tài tới bi hài

Chấn thương, tiệc tùng, những vụ bê bối khiến sự nghiệp của Neymar lao dốc rất nhanh. Ở tuổi 32, liệu anh có thể trở lại đỉnh cao hay không?

Francesco Acerbi: Đóa hoa nở muộn

36 tuổi mới có lần đầu tiên vô địch Serie A dù đã chơi bóng ở Ý từ năm 2006, nếu ví Francesco Acerbi là một đóa hoa nở muộn thì người nuôi trồng đóa hoa ấy là Simone Inzaghi.

Julian Brandt: Gọi giấc mơ về từ quá khứ

Dù chưa bao giờ phát tiết trọn vẹn những phẩm chất cũng như tiềm năng thiên bẩm của mình nhưng tiền vệ người Đức đang cùng Dortmund mơ về một mùa giải đẹp nhất kể từ ngày bắt đầu sự nghiệp.