Henrik Larsson: Bản nhạc cổ điển trong nhà hát

Tác giả Ole - Thứ Hai 20/09/2021 12:00(GMT+7)

Trước khi Zlatan Ibrahimovic cập bến Man United, sân Old Trafford cũng từng được chứng kiến màn ra mắt của một huyền thoại bóng đá Thụy Điển, một cái tên đã mang đến những cảm xúc trọn vẹn dành cho những người hâm mộ Quỷ đỏ. Người đó chính là Henrik Larsson.

Ảnh: Getty Images

Nếu như chỉ nhìn vào con số ba bàn thắng sau 13 lần ra sân của Henrik Larsson, chẳng mấy ai tin rằng cựu ngôi sao Barcelona đã có một giai đoạn chơi bóng thăng hoa ở xứ sở sương mù. Mặc dù vậy, những thống kê đôi lúc sẽ không thể nào phản ánh chính xác được toàn bộ sự thật. Đối với Man United vào thời điểm ấy, những bàn thắng của Larsson rõ ràng có tác động nhiều hơn thế. Không chỉ là một tiền đạo thông thường, Larsson đã thực sự mang lại luồng sinh khí mới cho đội bóng thành Manchester sau những năm tháng vật lộn với cuộc đua vô địch Premier League.
 
Đó là vào thời điểm cuối năm 2006, khi hàng công Man United đang thực sự mỏng manh hơn bao giờ hết. Sự ra đi của Ruud van Nistelrooy sang Real Madrid trong khi cả Ole Solskjaer lẫn Alan Smith đều phải ngồi ngoài vì chấn thương, đồng nghĩa rằng Sir Alex Ferguson chỉ còn duy nhất Wayne Rooney và Louis Saha cho hàng tiền đạo. Để thách thức các danh hiệu, rõ ràng đội bóng chủ sân Old Trafford cần nhiều hơn thế và sự bổ sung một chân sút đẳng cấp là hoàn toàn hợp lý.
 
Về phần Henrik Larsson, chẳng có gì phải bàn cãi nhiều về tài năng của ngôi sao người Thụy Điển. Anh từng là huyền thoại ở bất cứ nơi đâu mình đặt chân đến, từ Celtic cho tới Barcelona, không có gì là Larsson không thể chinh phục. Ngay cả khi đã bước sang tuổi 35 và đang chơi bóng theo kiểu dưỡng già tại quê hương Helsinborg thì cái tên Henrik Larsson vẫn được rất nhiều người hâm mộ Man United quan tâm một cách đặc biệt. 
 
Bản hợp đồng chỉ kéo dài vỏn vẹn ba tháng phần nào làm rấy lên chút ít sự hoài nghi từ phía giới chuyên môn nhưng Larsson thì không muốn lãng phí chuyến phiêu lưu có thể là cuối cùng của mình. Ngay trong trận ra mắt gặp Aston Villa tại FA Cup, chân sút người Thụy Điển đã nhanh chóng chứng tỏ được đẳng cấp của một ngôi sao hàng đầu. Phút 55, Larsson nhận bóng trong vòng cấm, xử lý gọn gàng một chạm rồi tung ra cú vô lê vào góc cao khung thành. Sân Old Trafford vỡ òa trong niềm phấn khích tột độ còn bản thân Larsson, bất chấp những danh hiệu đỉnh cao từng giành được, anh vẫn ăn mừng cuồng nhiệt như thể mình là một tài năng trẻ đang bước vào giai đoạn bắt đầu sự nghiệp.

Henrik Larsson là bản hợp đồng ngắn hạn nhưng chất lượng của Man United. Ảnh: Getty Images
 
Tất nhiên, “cuộc trăng mật” đầy lý thú với CLB thành Manchester đã diễn ra khi Larsson không còn ở đỉnh cao phong độ. Thật khó để mà đòi hỏi một chân sút 35 tuổi phải bứt tốc thật nhanh như cậu trai trẻ Cristiano Ronaldo hay thần đồng mới nổi Wayne Rooney. Thế nhưng, bằng khả năng dứt điểm thiên tài cùng với sự điềm tĩnh của một nhà vô địch, Larsson hoàn toàn có đủ phẩm chất để viết nên những câu chuyện đầy cảm hứng tại sân Old Trafford. Thêm một pha lập công nữa vào lưới Watford giúp Quỷ đỏ giành thắng lợi chung cuộc 4-0, cựu tiền đạo Celtic rõ ràng đã tạo nên một cơn sốt mới ở Nhà hát của những giấc mơ. 
 
Để một cầu thủ có thể gây được ấn tượng tại Man United, anh ta chắc chắn phải là một kẻ đặc biệt. Larsson rõ ràng cũng không phải một cầu thủ bình thường. Sự linh hoạt, kỹ thuật đáng nể cùng tâm thế thi đấu của một nhà vô địch, các cổ động viên nước Anh luôn phải cảm thấy phấn khích mỗi khi nhìn thấy “lão tướng” người Thụy Điển bước ra sân. Tháng 3/2006, Larsson ghi bàn thắng cuối cùng cho M.Man United vào lưới Lille trong khuôn khổ vòng 1/16 Champions League. Bất chấp những tiếng mời gọi cùng một bản hợp đồng mới hấp dẫn tại sân Old Trafford nhưng Larsson đã quyết định không thể trì hoãn việc quay lại chơi bóng ở Thụy Điển bởi lời hứa trước đó với mẹ mình.
 
“Chúng tôi muốn có cậu ấy trong đội hình nhưng sự tôn trọng là cần thiết khi Larsson đã hứa với gia đình về việc quay trở lại Helsinborg”, Sir Alex chia sẻ.
 
Lần cuối cùng Larsson ra sân cho Man United là ở trận gặp Middlesbrough tại FA Cup. “Khi cậu ấy quay trở lại phòng thay đồ, tất cả các cầu thủ đều đứng lên và vỗ tay hoan nghênh cậu ấy. Các nhân viên tại sân cũng vậy. Một cầu thủ chỉ mất vỏn vẹn ba tháng để làm hài lòng tất cả mọi người”, vị chiến lược gia người Scotland nhớ lại.  
   
Trong cả 13 lần ra sân của Larsson cho Man United, đội bóng thành Manchester chưa bao giờ bị đối thủ dẫn trước và họ đã giành chiến thắng tới 10 lần. Tại Premier League, khi Larsson tham gia thi đấu, Quỷ đỏ giành được tổng cộng 18/21 điểm tối đa. Cuối mùa giải 2006/07, thầy trò Sir Alex đã giành được chức vô địch giải Premier League sau 4 năm dài chờ đợi. Thành quả ngọt ngào này suýt chút nữa không dành tặng cho Larsson khi mà anh không thi đấu đủ 10 trận ở Premier League nhưng rồi cuộc kháng cáo đặc biệt của ban lãnh đạo đội bóng đã mang về tấm huy chương hoàn toàn xứng đáng cho chân sút người Thụy Điển. 

Tuy không khoác áo Quỷ đỏ lâu nhưng Larsson để lại những kỷ niệm đẹp ở Nhà hát của những giấc mơ. Ảnh: Getty Images
 
Mặc dù chỉ có một khoảng thời gian ngắn ngủi tại nước Anh nhưng những gì mà Larsson làm được cho Quỷ đỏ là thực sự tuyệt vời. “Đáng lẽ tôi phải ở lại, đó là điều hối tiếc nhất mà tôi nghĩ về sự nghiệp của mình. Nhưng khi ấy tôi vẫn còn hợp đồng với Helsinborg. Bạn biết đấy, bạn luôn luôn phải có trách nhiệm với công việc của bản thân”.
 
Dẫu vậy, cuộc sống không phải lúc nào cũng trọn vẹn. Năm 2009, Larsson phải chứng kiến một cú sốc rất lớn khi cậu em trai bị mất tích – Robert, được thông báo đã qua đời. Trước đó, để tránh làm ảnh hưởng đến danh tiếng của gia đình vì thói nghiện ngập ma túy, Robert thậm chí đã thay tên đổi họ. Quá bàng hoàng, Henrik Larsson đã quyết định giải nghệ. 
 
“Tôi cảm thấy mình vô dụng. Bóng đá chẳng có ý nghĩa gì ở đây cả. Mọi danh hiệu hay những thứ khác mà tôi từng có trong đời đã không còn quan trọng nữa. Tôi sống trên thiên đường còn em tôi phải sống dưới địa ngục. Tiền bạc có nghĩa lý gì khi không thể giúp em tôi chạy trốn khỏi quỷ dữ. Nỗi đau này sẽ ám ảnh tôi mãi mãi”, huyền thoại của bóng đá Thụy Điển chia sẻ.
 
Một Henrik Larsson vô cùng cứng rắn, gan dạ và có thừa tài năng để sẵn sàng cho bất kỳ cuộc phiêu lưu nào trên đời, cuối cùng lại nhận ra rằng cuộc sống mới chính là điều quan trọng nhất. Người ta sẽ nhớ về anh như một tiền đạo hàng đầu, một người mang trong mình trái tim ấm áp, một tay chơi liều lĩnh nhưng luôn sống hết lòng vì gia đình. Cho tới những tháng ngày cuối cùng của sự nghiệp, Larsson vẫn luôn mang tới một niềm cảm hứng bất tận, một bản nhạc cổ điển vô giá trong Nhà hát của những giấc mơ…

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.