Mối quan hệ có phần kỳ cục của Giovanni Trapattoni lừng danh với Bayern Munich. Một nhiệm kỳ có thể nói là bi hài nhất lịch sử bóng đá Đức.
Một HLV danh tiếng tới từ Italia, đất nước nổi tiếng với những chiến lược gia hàng đầu, dẫn dắt một dàn sao của đội bóng hàng đầu nước Đức. Nghe qua thì có vẻ rất tuyệt vời, nhưng sự kết hợp này chẳng đem lại gì ngoài ác mộng cho cả hai bên. Chúng ta đang nói đến 2 nhiệm kỳ đầy sóng gió của HLV Giovanni Trapattoni ở Bayern Munich.
Mối quan hệ giữa HLV và CLB đôi khi phức tạp hơn người ta nghĩ. Đúng là đôi khi mọi sự đều ổn thỏa: các HLV gặp CLB, cuộc đàm phán thành công, và thế là mọi thứ đi vào guồng. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp không thành công, dù là với bất cứ lý do gì: bất hòa nội bộ, bất hòa với NHM.
Có lẽ, nổi tiếng nhất trong số đó là mối quan hệ có phần kỳ cục của Giovanni Trapattoni lừng danh với Bayern Munich. Một nhiệm kỳ có thể nói là bi hài nhất lịch sử bóng đá Đức.
Đội hình của Bayern khi đó đang bước vào giai đoạn tuổi teen, cái độ tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới", khiến phòng thay đồ luôn ngập tràn những cái tôi lớn của những siêu sao trẻ. Nhưng chính giới thượng tầng Bayern mới là những người không làm hài lòng HLV người Italia.
Giám đốc và đồng thời là cựu cầu thủ của CLB, Uli Hoeness đang gặp áp lực khiến ông phải chi tiêu. Các thành viên mới của ban lãnh đạo bao gồm Franz Beckenbauer và Karl Heinz Rummenigge là những người đầu tiên lên tiếng. "Có tiền mà không biết làm gì thì cũng như không." Karl Heinz Rummenigger đã nói như thế.
Đó là vào năm 1994, đội bóng vùng Bavaria vừa vô địch Bundesliga sau khi Beckenbauer quyết định ngồi vào chiếc ghế tạm quyền. Sau khi trở lại ghế phó chủ tịch, ông quyết định sẽ đầu tư rất mạnh vào CLB như đã nói trước đó.
Honess khi đó đã biết rõ ý định rời khỏi công việc huấn luyện của Beckenbauer, dự định đem về một cái tên khá nổi bật trong làng HLV khi đó từ Monaco: Arsene Wenger. Nhưng đội bóng xứ Công Quốc quyết chiến tới cùng chứ không nhả người. Vì thế, ông phải lựa chọn phương án B: Giovanni Trapattoni.
Hồi 1:
Nếu xét về mặt thành tích, HLV người Italia thực sự là cái tên hoàn hảo. Ở thời điểm đó, bóng đá Đức tụt lại phía sau so với toàn Châu Âu khi vẫn trung thành với sơ đồ 2 trung vệ cùng một trung vệ quét. Trong khi đó, Il Trap đang được coi là chiến lược gia tân tiến nhất bóng đá thời kỳ đó.
Trap đi theo trường phái Catenaccio thời còn chơi bóng ở Milan qua sự dẫn dắt của người tiền bối Nero Rocco. Sau khi khiến những cầu thủ vĩ đại như Eusebio, Pele, Johan Cruyff gặp khó khăn, có thể thẩy Trapattoni là người học trò trung thành của thứ "ma thuật đen" mang tên Catenaccio này.
Khi trở thành một HLV giàu tiếng tăm, Trapattoni nổi tiếng với việc áp dụng hệ thống zona mista (Luân chuyển khu vực-ND) ở cuối những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của TK 20, một hệ thống được xây dựng dựa trên lối chơi của Rocco, nhưng thêm vào các pha kèm người khu vực. Nhờ lối chơi này, ông đã thành công ở cả hai CLB thành Milan, thậm chí thành công hơn nữa ở Juventus trước khi Bayern đưa ông về.
Ban đầu, HLV người Italia đã rất gần với Roma, nhưng sau khi thương vụ đổ bể, ông quyết định ra khỏi biên giới Italia. Vì thế, ông quyết định chọn Bayern Munich. Điều này có công rất lớn của Lothar Matthaus, học trò cũ của Trapattoni ở inter, một người luôn sẵn sàng hợp tác với ông thầy cũ. "Tôi luôn liên lạc với Trapattoni," Matthaus chia sẻ với tờ Bild. "Thầy ấy rất muốn ký kết hợp đồng với tôi, nhưng khi thương vụ đến Roma của thầy ấy đổ bể, thầy ấy khuyên tôi nên kéo dài hợp đồng với Munich.
Tuy nhiên, khởi đầu của mối tình này lại đầy sóng gió. Đầu tiên, Trapattoni không thể nói một cầu tiếng Đức nào. Ban đầu, ông không quan tâm lắm chuyện này, thậm chí cho rằng ông sẽ giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua trợ lý của mình, Klaus Augenthaler, người sẽ truyền lại thông điệp của ông bằng chất giọng Bavaria đặc sệt.
Thêm vào đó, vợ của Trappattoni có phần chần chừ với quyết định này. Lý do chính là vì cậu con trai của cả hai đang học năm cuối ở Milan. Cuối cùng, họ quyết định rằng cả gia đình sẽ ở lại, còn ông sẽ đến Munich để thử việc 1 năm.
Nếu Honess tin rằng Trapattoni chinh là người sẽ đưa Bayern đến một thời kỳ mới, thì trận đấu đầu tiên của ông thầy người italia như một gầu nước lạnh tát thẳng vào ngọn lửa hy vọng bùng cháy trong ông. Bayern bị loại một cách đầy hổ thẹn ở DFB-Pokal ngay ở vòng một bởi đội bóng hạng tư, TSV Vestenbergsgreuth. "Chúng tôi phải chịu đựng nỗi ô nhục này," Matthaus chia sẻ.
Lothar Matthaus: “Tiểu hoàng đế”- Vinh quang và cay đắng“Anh ấy là đối thủ giỏi nhất mà tôi từng đối đầu. Tôi nghĩ thế là đủ để định nghĩa về anh ấy rồi.” Đó là lời phát biểu của Diego Maradona dành cho một con...
Mọi thứ cứ dần đi xuống. Trapattoni đã cố gắng hết sức, ký kết hợp đồng với hai cầu thủ siêu sao đó là thủ môn trẻ Oliver Kahn và tiền đạo Jean-Pierre Papin, thêm vào đó là những cuộc cách mạng về giáo án tập luyện của CLB. Tuy vậy, chẳng có gì hiệu quả cả. Sau đó, ông cấm các nhà báo đến xem Bayern tập luyện, một điều thường thấy ở Italia, nhưng lại hiếm thấy ở Đức.
Giới truyền thông thậm chí đổ thêm dầu vào lửa, đẩy trách nhiệm cũng như những kỳ vọng quá to lớn lên vài của HLV người Italia bằng cách gọi đội hình Bayern này là "Đội hình trong mơ" (Dream Team-ND). Cụm từ lần đầu được sử dụng cho đội Olympic bóng rổ Mỹ ở Thế Vận Hội năm 1992. Nhưng chính tờ Kicker sử dụng từ này cho bóng đá mô tả Bayern thời điểm đó, nhất là khi xét đến việc Bayern Munich đang sở hữu một dàn sao cùng một HLV tài năng trên băng ghế chỉ đạo. Điều đó khiến bất cứ sai lầm nào, dù là nhỏ nhất của họ, cũng sẽ bị đem ra mổ xẻ.
Bayern ngay lập tức tan tành, rớt xuống vị trí thứ 6 ở mùa giải mà họ trắng tay hoàn toàn. Dù được đề nghị gia hạn hợp đồng, Trapattoni cho rằng ông đã chịu quá đủ rồi. Những rào cản văn hóa cùng nhwuxng hiềm khích với giới truyền thông đã thực sự khiến ông mệt mỏi. "Nếu không thể được làm mình, được làm Trapattoni 100%, thì tốt nhất là nên dừng lại," ông chia sẻ với tờ báo địa phương Suddeutsche Zeitung.
Khi Trapattoni trở lại Italia để dẫn dắt Cagliari, Hoeness cùng bộ sậu tiếp tục vung tiền để đưa Bayern trở lại vị thế thống trị. Điều này đưa họ đến với HLV của Werder Bremen khi đó, Otto Rehhagel, người nổi tiếng với chiến tích vô địch cùng Hy Lạp ở Euro 2004.
Dịch từ bài viết: "“If I stay, I’ll die”: Giovanni Trapattoni and the mad Bayern Munich years" của tác giả Charlie Carmichael đăng trên These Football Times.