Felipe Scolari: "Tôi vẫn chờ ngày trở lại Premier League" (P2)

Tác giả Fussballgott - Thứ Hai 04/05/2020 18:40(GMT+7)

Ở tuổi 71, Scolari vẫn hy vọng có thể quay lại với bóng đá nhưng không có gì phải hấp tấp. Trong hoàn cảnh hiện tại lại càng không. Tuy nhiên một khi ông quay lại, chắc chắn Scolari sẽ mang đến kinh nghiệm và năng lượng tích cực tích lũy sau thời gian thư giãn trên bãi biển.

 
Brazil đã đánh bại tuyển Anh ở vòng tứ kết, lần đầu tiên trong chuỗi ba chiến thắng của Scolari trước Sven-Goran Eriksson. Hai chiến thắng sau đó xảy đến khi ông dẫn dắt tuyển Bồ Đào Nha. Mỗi trận đấu đều có những sự kiện chấn động.
 
Năm 2002, đó là bàn gỡ hòa khét tiếng của Ronaldinho. “Cậu ấy không chủ đích ghi bàn đâu, chỉ muốn tạt vào thôi” – Felipao rất quả quyết. “Seaman di chuyển về phía trước 2 bước và bóng vào lưới vậy thôi”.
 
Tại Lisbon sau đấy 2 năm tới lượt những quả penalty. Helder Postiga thực hiện thành công cú panenka nhưng Ricardo mới là người hùng với màn tháo gang tay. “Tôi không rõ Ricardo muốn làm gì. Tôi hoàn toàn không hiểu. Mọi người đều bối rối. Tôi không biết linh cảm của cậu ấy mách bảo rằng làm vậy để bắt luân lưu tốt hơn sao nhưng quả thật khi tháo găng ra, cậu ấy đã ngăn được đối phương. Còn đích thân thực hiện cú sút sau cùng. Đôi khi làm HLV, anh phải phó thác để cầu thủ làm theo ý mình”.
 
Có lẽ ấn tượng với những trận thắng kể trên, FA đã quyết định mời Scolari về dẫn dắt năm 2006. “Họ muốn tôi ký hợp đồng ngay trước World Cup 2006. Điều đó thật sự bất khả thi. Tôi đang là HLV của Bồ Đào Nha sao lại đi ký hợp đồng với một đội tuyển khác? Thật không phải. (Nếu vào một tình huống khác) Tôi sẽ vinh hạnh ký ngay”.
 
Trong trận đấu diễn ra trên sân Gelsenkirchen, Wayne Rooney bị đuổi sau một tình huống có sự góp mặt của người đồng đội Cristiano Ronaldo ở Manchester United. Scolari bênh vực rằng ngày nay nghệ thuật hắc ám không còn là điều gì quá bí mật. Nhưng liệu ông có chỉ đạo cầu thủ của mình chủ động làm tiền đạo trẻ mất kiểm soát? “Không, không, không. Chúng tôi không đủ trí tưởng tượng để hình dung đối phương lại hành xử như thế” – Scolari giải thích nhưng cảm giác không thuyết phục lắm. “Nhưng trong số những cầu thủ trên sân, Chúng tôi biết hết. Chúng tôi biết ai là người dễ bùng nổ hơn cả”.
 
Scolari dành sự tôn trọng cho Eriksson nhưng kèm theo một ít bất đồng. “Năm 2002, tuyển Anh vẫn chơi bóng theo kiểu cũ kỹ. Rót rất nhiều bóng dài qua đầu. Trong mấy năm qua, tuyển Anh đã cho thấy họ có thể thi đấu một cách tinh vi hơn. Họ có cơ hội tốt hơn so với trong quá khứ. Năm 2018, họ thi đấu tốt, thể hiện ra những cải thiện đáng kể. Các CLB đều đã điều chỉnh tư duy của mình. Cơ sở hạ tầng được phát triển mới. Tôi thấy ngày càng nhiều cầu thủ Anh có kỹ thuật tốt”.
 
Cơ hội ở tuyển Anh không thành nhưng Scolari được trao một cơ hội làm việc khác ở thành phố London vào tháng bảy năm 2008. Tỷ phú Roman Abramovich của Chelsea mang ông về thay thế Avram Grant. Lúc đầu, mọi việc tiến triển thuận lợi. Đội bóng áo xanh đứng đầu bảng xếp hạng vào cuối tháng mười một. Nhưng đến tháng hai năm 2009, Scolari nhận trát sa thải sau hàng loạt kết quả kém cỏi. Đó chỉ là phần nổi của hàng loạt nguyên nhân bên trong. “Chelsea có vài vấn đề với cầu thủ chấn thương và bên trong phòng thay đồ. Phong cách lãnh đạo của tôi đã mâu thuẫn với một hoặc hai cầu thủ…Anelka và Drogba”.
 
Vấn đề xảy ra từ khi Scolari thậm chí còn chưa đặt chân đến Stamford Bridge.
 
“Đội ngũ y tế đã cho rằng nên để Drogba đến Cannes nghỉ ngơi vào giữa mùa hè năm đó. Tôi thì cho rằng lẽ ra cậu ấy nên ở lại London. Tôi cũng thích đến Cannes vào hè lắm chứ nhưng ở đó một, hai tháng mới đã”.
 
“Khi cậu ấy quay lại, tôi phải tính toán để cả Drogba lẫn Anelka có thể cùng ra sân. Anelka khi đó đang dẫn đầu danh sách ghi bàn của giải đấu. Tôi gọi cậu ta lên và Anelka nói: ‘Tôi chỉ đá vị trí đó thôi’. Vậy đó. Cậu ấy thiếu một chút thiện chí, một chút tôn trọng để tác chiến cùng với Drogba. Cả hai đều rất giỏi nhưng phải làm điều gì đó khác với thói quen bình thường, một trong hai phải lùi về khi mất bóng. Đó là khởi đầu của sự kết thúc. Sau này khi tôi gặp lại Drogba ở Nga năm 2018. Chúng tôi nói chuyện cởi mở về thời gian đó. Không ai có ý đồ xấu cả. Nhưng chuyện đã xảy ra và tôi đánh mất một cơ hội hiếm có trong đời người như thế”.
 
 
“Tôi vẫn muốn làm việc ở Anh, CLB nào cũng được. Tôi thấy bóng đá ở đó thật tuyệt vời. Khi làm khách ở Portsmouth hay Sunderland, sân vận động của họ có 20 nghìn người thì 19 nghìn đã ủng hộ đội nhà. Tôi nghĩ điều đó rất đẹp. (Trái ngược với Brazil, bóng đá Anh) không ủng hộ đội bóng lớn, họ luôn ủng hộ đội nhà”.
 
Lại một World Cup nữa. Tròn một thập niên sau giải đấu ở Nhật Bản và Hàn Quốc, Scolari quay lại với ghế chỉ đạo Selecao. Ban đầu, mọi thứ thật rực rỡ. Sau khi giành Confederations 2013 ngay tại Maracana, đội bóng được tiếp thêm sự tự tin và cả đất nước say sưa với những dự đoán sáng sủa. Một năm sau, điều không tưởng đã xảy đến.
 
Liệu niềm tin đã đặt nhầm chỗ? Hay đó là liều thuốc độc kết liễu họ? Lần đầu tiên Scolari tỏ vẻ muốn lảng tránh, lưỡng lự trước vào vấn đề chính. “Tôi không biết điều đó đã xảy đến thế nào. Tôi chỉ có thể nói chúng tôi đã giữ y cách thi đấu và giành chiến thắng trước đó”.

“Trong trận bán kết, chúng tôi đã có khoảnh khắc mất cân bằng”, Scolari nói xong. Ông chỉnh lại cổ áo rồi đính chính:

“Nhiều khoảnh khắc mất cân bằng. Và chúng tôi đã thua. (Họ nói) đội thua vì ảo tưởng mình mạnh hơn’. Không hề. Chúng tôi thua vì mắc quá nhiều sai lầm còn người Đức tận dụng triệt để. Đó dĩ nhiên là thảm họa tồi tệ về mặt hình ảnh vì diễn ra ngay trước mắt người Brazil”.
 
Trước đó, Julio Cesar và David Luiz đem theo chiếc áo của Neymar, người vắng mặt vì chấn thương - khoảnh khắc báo hiệu cầu thủ đã để sự xúc động làm mất tập trung. “Dĩ nhiên chỉ trích khi sự đã rồi lúc nào không dễ nhưng nếu chúng tôi thắng, đó là cử chỉ hào hùng. Không phải lý do, họ chỉ muốn nhắn gửi tới người bạn đang vắng mặt. Nó không phải sự biện minh thích đáng”.
 
“Chúng tôi thua vì chúng tôi chơi tồi, bởi đã mất tập trung trong rất nhiều thời điểm. Chúng tôi bị đánh bại vì chất lượng của tuyển Đức, vì không tạo ra cơ hội để thể hiện bản thân và gây ra khó khăn cho người Đức. Tôi không tìm thấy sự bất thường nào để biện minh cho thất bại”.
 
“Trong 10, 15 phút đấu, thế trận vẫn cân bằng. Mọi thứ cân bằng cho đến lúc bàn đầu tiên diễn ra. Sau đó chúng tôi để lọt lưới 3 bàn trong 7 phút. Đó là một cú pane tập thể”. Pane là một từ trong tiếng Bồ Đào Nha mô tả máy móc hay động cơ bị sự cố không thể hoạt động. “Hết người này tới người khác mắc lỗi. Chúng tôi không thể ngăn chặn tuyển Đức giành lấy ưu thế. Họ là một đội xuất chúng. Mọi thứ chỉ có vậy”.
 
“Đây là quả bom nặng ký nhất, là thảm họa lớn nhất mà Selecao từng nếm trải. Năm 1950, họ cũng để thua, cũng là một thảm họa tồi tệ nhưng với tỉ số chỉ 1-2 thôi. Số bàn thua rất khác biệt”. 
 
Scolari cho thấy ông vẫn còn bị day dứt bởi thất bại.
 
“Tôi chính là người liên quan trực tiếp nhất với thảm họa. Cho đến tận ngày hôm nay điều đó cũng không thay đổi. Tôi xin nhận lấy hết mọi trách nhiệm. Khi Brazil vô địch 2002, tôi không phải người hùng. Tập thể là những người hùng. (Năm 2014) tôi nghĩ báo chí sẽ hiểu Brazi đã thua (trên tư cách tập thể) nhưng không phải”.
 
Một tháng sau, Scolari quay lại công việc huấn luyện với Gremio, nơi ông đã có một giai đoạn gắn bó huy hoàng hồi giữa năm 1990. Ban đầu ông định dành thời gian để “suy ngẫm và tổ chức lại” mọi thứ, nhưng Gremio muốn một bàn tay vững chắc để quản trị đội bóng đi qua giai đoạn tái cấu trúc tài chính đồng thời thúc đẩy những tài năng trẻ sáng giá như Everton và Arthur, những người hiện đã khoác lên mình chiếc áo đội tuyển. Với Scolari, đắm mình vào công việc ở nơi ông từng ủng hộ nhiệt thành khi còn bé cũng là phương thuốc tốt nhất.
 
Scolari cũng gặt hái những thành công ở Trung Quốc với Guangzhou Evergrande trước khi quay lại Brazil 2018 để dẫn dắt Palmeiras đến chức vô địch Serie A Brazil. Đây là danh hiệu thứ 24 ở cấp CLB của ông sau tròn 3 thập niên. Năm ngoái, đội bóng bị loại khỏi Copa Libertadores. Một nhóm ultras đã gửi thư dọa giết cho Scolari, nhưng sau hằng ấy năm, nó không mảy may khiến ông lay động. “Tôi không bận tâm”, ông cười khúc khích. “Anh không thể bị dọa bởi những kẻ chỉ mạnh mẽ khi đi thành nhóm, yếu ớt khi một mình”.
 
Ở tuổi 71, Scolari vẫn hy vọng có thể quay lại với bóng đá nhưng không có gì phải hấp tấp. Trong hoàn cảnh hiện tại lại càng không. Tuy nhiên một khi ông quay lại, chắc chắn Scolari sẽ mang đến kinh nghiệm và năng lượng tích cực tích lũy sau thời gian thư giãn trên bãi biển. “Tôi theo dõi Premier League. Tôi cũng xem những trận đấu ở Brazil. Tôi dành thời gian để đánh giá các trận đấu, các đội bóng và bàn thắng được ghi. Một khi trở lại, tôi sẽ làm tốt nhất từ trước giờ”.
 
Theo Joshua Law | The Guardian
 
Các CLB Ngoại hạng Anh quyết tâm hoàn thành mùa giải
Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh rất quyết tâm hoàn thành trọn vẹn mùa giải này dù tình hình dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát.
Ngoại hạng Anh được xúi hủy giải giống như Hà Lan
Just Spee, chủ tịch Liên đoàn bóng đá Hà Lan (KNVB) cho biết rất nghi ngờ khả năng Ngoại hạng Anh có thể kết thúc mùa giải 2019-20.
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.

Nguyễn Quang Hải: Sự khác biệt của một cầu thủ đặc biệt!

Những gì Nguyễn Quang Hải thể hiện tại Thường Châu, Trung Quốc đầu năm 2018 xứng đáng được coi là màn trình diễn cá nhân xuất sắc nhất của một cầu thủ Việt Nam ở cấp độ châu lục. Tiếp nối chiến tích cá nhân và tập thể khó tin tại VCK U23 châu Á, là một Quang Hải đóng vai trò tối quan trọng trong đội hình “Những chiến binh sao Vàng” thời HLV Park Hang Seo giành Hạng 4 môn bóng đá nam Asiad 2018, Vô địch AFF Cup cùng năm và vào tới Tứ kết Asian Cup 2019.

Mohamed Salah: Ở lại hay ra đi?

Liverpool có 2 giải pháp, nhưng chúng lại tạo ra 1 vấn đề. Cầu thủ xuất sắc nhất của họ đang có mùa giải hay nhất trong sự nghiệp. Họ chỉ đánh rơi 7 điểm sau 19 trận tại Premier League và Champions League. Vì thế, cầu thủ này liên tục được phỏng vấn sau những trận đấu mà anh đóng vai trò quan trọng giúp Liverpool giành chiến thắng.

E-magazine: Santi Cazorla - Địa ngục chấn thương và sự nhiệm màu kỳ lạ của cuộc sống

Những biến cố kinh hoàng tưởng chừng như đã khiến tiền vệ người Tây Ban Nha gục ngã và phải chấp nhận rời xa thế giới bóng đá trong đau đớn và tủi nhục, nhưng rồi bằng niềm đam mê và lòng khao khát cháy bỏng, Santi Cazorla cuối cùng đã vượt qua tất cả để tiếp tục mang đến cho khán giả những phép màu tuyệt vời trên sân cỏ.