Dries Mertens: Sống cùng nhịp đập Napoli

Tác giả CG - Thứ Năm 06/05/2021 17:45(GMT+7)

Dries Mertens đã là một người con của Napoli, một huyền thoại của đội bóng thành phố. Ở Napoli vẫn luôn có những biểu tượng người ngoại quốc như thế. Từ Diego Maradona, Marek Hamsik cho tới Mertens, họ không sinh ra với dòng máu Napoli trong người nhưng đã sống, hít thở và hòa mình vào văn hóa của nơi đây, trở thành những biểu tượng đích thực.

Ảnh: Getty Images

Đã có lúc, tưởng như sự nghiệp chơi bóng của Dries Mertens đã bị đe dọa giữa chừng. Đó là thời điểm tháng 11 năm 2014, đội tuyển Bỉ chạm trán Xứ Wales ở vòng loại Euro. Mertens ngã xuống sân sau pha va chạm với George Williams. Anh bất tỉnh và được đưa lên cáng cùng với một chiếc nẹp ở cổ, nhưng đó không phải tất cả.
 
Ông Kris Van Crombrugge, Trưởng ban y tế đội tuyển bóng đá quốc gia Bỉ, chia sẻ trên đài CRC về suy nghĩ của ông ngay khi chứng kiến chấn thương đó: “Thực sự là một điều khủng khiếp, ngay cả các cầu thủ trên sân cũng nhận ra ngay lập tức chấn thương ấy rất nghiêm trọng vì Mertens hoàn toàn mất nhận thức và không cử động cơ thể trong hơn 1 phút”. 
 
Đội ngũ y tế phải giữ cố định cáng vì bất cứ chuyển động nào dù nhỏ nhất cũng có thể khiến cơ thể cầu thủ người Bỉ tổn thương. Hai chân của anh bị liệt trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Điều may mắn là cuối cùng các kết quả chiếu chụp cho biết Mertens chỉ bị chấn động nhẹ. Song, dù sao nó vẫn là một trải nghiệm không ai muốn trải qua. Theo bác sĩ Van Crombrugge, nỗi lo đầu tiên của Mertens ngay sau khi tỉnh lại là anh nghĩ mình sẽ không thể chơi bóng được nữa bởi khi ấy đôi chân anh vẫn hoàn toàn tê cứng.
 
Gần 7 năm trôi qua từ cái ngày đáng sợ đó, Mertens đã tung hoành trên rất nhiều cầu trường, ghi rất nhiều bàn thắng và thiết lập nhiều cột mốc. Thật may là pha va chạm ấy không để lại ảnh hưởng nào đó quá nặng nề, để những người dân Napoli có thể chứng kiến người hùng của họ tỏa sáng. 
 
8 năm trước, anh Mertens đến Napoli theo tiếng gọi của HLV Rafa Benitez. Cầu thủ người Bỉ là bản hợp đồng đầu tiên của chiến lược gia Tây Ban Nha tại I Partenopei. Trước khi bắt đầu chuyến phiêu lưu đến đây, Mertens được rất nhiều người can ngăn rằng Napoli không phải một thành phố đáng sống. Nhưng suy nghĩ của anh đã hoàn toàn thay đổi sau khi đặt chân tới. Mỗi buổi sáng thức dậy, anh lại có thể hít và lồng ngực không khí đại dương tại ngôi nhà nằm bên bờ biển. Và anh thích sự năng động của con người ở nơi đây.

Ảnh: Getty Images
 
Mertens chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Bleacher Report vào năm 2017: “Tôi muốn sống như một người bản địa. Khi sống ở đâu bạn phải cố gắng thích nghi với văn hóa nơi đó. Mọi người ở đây khiến tôi cảm thấy vui vẻ. Người Napoli luôn ở ngoài đường chứ không ngồi trước màn hình TV. Ở Hà Lan, tôi xem Netflix mọi lúc. Tôi ăn tối lúc 6 - 7 giờ và xong vào lúc 8 giờ rồi đi nghỉ.
 
Ở đây chúng tôi tập xong lúc 6 hay 7 giờ tối, trở về nhà lúc 7 giờ 30. Tôi tắm rửa, thay đồ và đi ra ngoài ăn hoặc ăn ở nhà lúc 8 giờ 30 - 9 giờ. Và bữa ăn kết thúc vào lúc 11 giờ - 11 giờ 30 vì khoảnh khắc bên bàn ăn quan trọng hơn những điều khác. Sau bữa tối, tôi đi ngủ hoặc đọc một cuốn sách. Tôi thích sống theo cách này hơn”. 
 
Không khó để người dân Napoli thấy những biểu tượng như Marek Hamsik hay Mertens ra ngoài đường, trò chuyện cùng mọi người, thậm chí là mời họ ăn tối. Trong những khoảnh khắc ấy, dường như không còn khoảng cách giữa người nổi tiếng với khán giả nữa Và trên hết, Mertens yêu Napoli vì tình yêu bóng đá cuồng nhiệt, họ “ăn, ngủ, sống vì bóng đá”. 
 
Vẫn là chia sẻ của anh trên Bleacher Report: “Nơi tôi sống có một bà cụ, tôi nghĩ bà khoảng 85 hoặc gần 90. Sáng nay tôi ra ngoài và bà ấy nói: ‘Ồ, tôi thích cách cậu chơi bóng và ăn mừng lắm’. Tôi nghĩ bụng: ‘Trời ơi, bà ấy cũng xem mình’. Thật điên rồ, thật sự điên rồ. Chắc chắn đó là điều bạn sẽ nhớ sau khi rời đi”.
 
Phải chăng đây là một trong những lý do Mertens cuối cùng đã từ chối lời đề nghị gia nhập Chelsea vào kỳ chuyển nhượng mùa đông năm ngoái dù tưởng chừng có lúc đã rất gần The Blues? Nhà báo người Bỉ Kristof Terreur đưa ra lý giải trên kênh BBC Radio 5 như sau: “Tháng 1, khi Chelsea gõ cửa, anh ấy đã tương đối bị thuyết phục. Nhưng một khi bạn đã sống ở miền nam Italy, có thu nhập cao và bạn là một vị chúa thì việc gì phải thay đổi cơ chứ? Nếu đến Premier League, anh ấy sẽ chẳng là ai còn ở Italy, anh ấy là ngôi sao”.

Ảnh: Getty Images
 
Dries Mertens không cao, nhưng khiến người khác phải ngước nhìn. Ngoài ra, anh còn là một bông hoa nở muộn. 27 tuổi Mertens mới thực sự “bung cánh” trong sự nghiệp sau khi được HLV Maurizio Sarri đẩy vào vị trí tiền đạo. Mertens tự thừa nhận không phải một cầu thủ có tố chất thiên bẩm của sát thủ vòng cấm. Ngay cả thầy cũ của anh, HLV Marco Heering ở CLB AGOVV Apeldoorn, cũng nói “Tôi chưa bao giờ nghĩ cậu ấy có thể đá tiền đạo như bây giờ”. Nhưng số phận đã đưa anh vào đó. Trong một mùa giải mà Gonzalo Higuain chuyển tới Juventus, Arkadiusz Milik dính chấn thương nghiêm trọng còn Manolo Gabbiadini không đáp ứng được chuyên môn, Sarri đã đi một nước cờ táo bạo là kéo Mertens vào vị trí tiền đạo cắm.
 
Trước đó, Mertens chỉ là một cầu thủ chạy cánh dự bị cho Insigne, nhưng phát kiến của Sarri đã giúp ông có một tiền đạo giỏi. Mùa giải 2016/2017 ấy, anh xếp thứ 2 trong danh sách vua phá lưới Serie A, chỉ kém chủ nhân danh hiệu là Edin Dzeko đúng 1 bàn. Mùa giải 2017/2018, siêu phẩm của anh vào lưới Lazio được truyền thông Italy so sánh với một bàn thắng của Maradona cũng trước chính đối thủ này. Về tầm vóc, Mertens chưa thể sánh với El Diego, nhưng anh cũng xứng đáng là một huyền thoại của Napoli khi là chân sút số một trong lịch sử CLB.
 
Ở Napoli, Mertens có biệt danh là Ciro. Đây là tên một vị thánh được tôn thờ của vùng Campania, sau này những người có tên Ciro đa phần đều có gốc gác từ Campania. Ở thành phố Napoli, chỉ có 3 cầu thủ được đặt biệt danh Ciro là Maradona, Hamsik và Mertens. Điều đó đủ cho thấy tiền đạo người Bỉ đã được yêu quý như thế nào ở thành phố này. 
 
Mertens là người Bỉ, nhưng Ciro là người Napoli. 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.