Dirk Kuyt, Robin van Persie và câu chuyện của Feyenoord Rotterdam (P2)

Tác giả CG - Thứ Năm 28/02/2019 14:42(GMT+7)

Feyenoord thường bị đóng đinh là một đội bóng thiên về thể lực, không có cầu thủ nổi trội nhưng nhìn từ Kuyt hay Van Persie có thể thấy đây chỉ là một phần câu chuyện. Và giống như sự nghiệp của Van Persie tại Feyenoord lúc này, vẫn còn rất nhiều điều phía trước chờ đợi được viết ra.

 
TRỞ VỀ THỰC TẠI: KHÓ KHĂN Ở FEYENOORD
 
Quãng thời gian hai tiền đạo này rời khỏi Rotterdam đúng vào giai đoạn Feyenoord thực sự sa sút. Suốt giai đoạn mà cả hai không chơi bóng ở Feyenoord – 9 năm – câu lạc bộ trung bình kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 5. Mùa 2010/2011 thậm chí còn thảm hơn. Feyenoord Rotterdam không chỉ đứng thứ 10, vị trí tệ nhất kể từ năm 1990, mà họ còn thất bại muối mặt trước PSV với tỷ số 0-10.
 

Feyenoord phải vật lộn với những vấn đề trong lẫn ngoài sân cỏ. Họ có một khoản nợ lớn khiến rất khó để giữ chân trụ cột và gần như chắc chắn chẳng thể chiêu mộ được cầu thủ ngôi sao nào. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Ronald Koeman trên băng ghế huấn luyện đã đem tới thành công ngay lập tức tại Eredivisie: hai lần á quân và 1 lần về thứ ba.
 
Khi Feyenoord bắt đầu lớn mạnh trở lại, Dirk Kuyt và Robin van Persie cũng chuẩn bị bước sang trang mới sự nghiệp của họ. Kuyt, người không giành nhiều cúp bạc ở Liverpool nhưng thành công cá nhân thì thực sự đáng nhớ, quyết định đến lúc phải ra đi. Van Persie ghi 37 bàn trong mùa giải 2011/2012 nhưng tham vọng của Arsenal lúc đó với anh là không đủ. Cả hai cầu thủ đều rời đội bóng của họ cùng một thời điểm nhưng rẽ lối theo những con đường khác nhau.
 
“HET IS EEN-EEN!”
 
Việc một cầu thủ như Kuyt chuyển tới Fenerbahçe ở Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ là báo hiệu cho chặng cuối sự nghiệp của hầu hết các cầu thủ. Rời khỏi những giải vô địch hàng đầu châu Âu, cơ hội để thi đấu cho đội tuyển quốc gia của các cầu thủ ngôi sao cũng thường ít đi và họ phải chờ đến khi từ giã để có một trận tri ân. Nhưng bạn biết Dirk Kuyt rồi đấy, anh là một người vô cùng chăm chỉ. Thậm chí khi đã 34 tuổi, Kuyt vẫn rất mạnh mẽ và tài năng. Nhưng quan trọng nhất là anh vẫn sẵn sàng cho một kỳ World Cup nữa.
 
Van Persie trẻ hơn hơn Kuyt 3 tuổi và việc chuyển tới Manchester United hoàn toàn là một nấc thang mới trong sự nghiệp. Một tiền đạo ở đỉnh cao sự nghiệp chuyển từ Emirates tới Old Trafford không phải là chưa từng có. Tuy nhiên vụ chuyển nhượng của Van Persie rõ ràng để lại một cơn bão trong lòng cổ động viên Arsenal về tham vọng hướng tới chức vô địch Premier League của câu lạc bộ. Siêu sao Hà Lan tiếp tục thể hiện phong độ ghi bàn ấn tượng ở Manchester và – lần đầu tiên trong sự nghiệp – được nâng cao một chiếc cúp vô địch quốc gia.
 
Đôi mắt “già nua” của Dirk Kuyt nhìn chằm chằm vào pha bay người của Van Persie trong cuộc đối đầu với Tây Ban Nha ở trận ra quân tại World Cup 2014. Cú đánh đầu không thể nào quên cùng pha lập công đem về chiến thắng từ sai lầm của Iker Casillas đã đốt cháy ngọn lửa của Oranje tại Brazil. Họ băng băng qua vòng bảng với 3 trận toàn thắng, trong đó Van Persie đóng góp thêm 1 pha lập công giúp Hà Lan vượt qua Australia.
 
Ảnh hưởng của Van Persie tới giải đấu năm ấy là rất rõ rệt, nhưng Kuyt mới thực sự đáng nói. Người cận vệ già ra sân lần đầu tiên trong trận đấu cuối cùng ở vòng bảng trước Chile. Kuyt ban đầu thi đấu ở hàng tiền vệ và chạy khắp mặt sân trong suốt 89 phút. Dù tới Brazil như một lựa chọn để xoay vòng của Louis van Gaal thế nhưng lão tướng lúc đó khoác áo Fenerbahçe đã thi đấu tất cả các trận còn lại của giải đấu.
 
Có một sự khó hiểu và mối liên hệ thú vị giữa sự nghiệp của hai huyền thoại Hà Lan. Màn trình diễn của Van Persie tại Brazil – 4 bàn thắng, một cú đánh đầu gây chấn động và vai trò trung phong của đội bóng xuất sắc thứ ba giải – giúp tầm ảnh hưởng của anh lại càng nhân rộng. Trong khi đó Kuyt thì là ngườ ban đầu được nhắm đến để sử dụng mỗi khi Oranje gặp khó khăn nhưng anh đã nắm lấy cơ hội của mình và “đóng đinh” suất đá chính ở các trận còn lại của vòng knockout. Van Persie và Kuyt là những cầu thủ xuất sắc nhưng theo những cách riêng. Tóm lại thì họ khác biệt về phong cách nhưng hiệu quả đem lại thì tương tự, một điều khá riêng biệt của bóng đá Hà Lan.
 
TRỞ VỀ NHÀ, PHẦN 1
 
Con đường của họ gần như đã lại giao nhau một lần nữa ở cấp câu lạc bộ khi 1 năm sau, Robin van Persie chuyển từ Manchester United tới Fenerbahçe. Thương vụ này diễn ra trong mùa hè mà Kuyt quyết định trở lại nơi sự nghiệp ra trời Âu của anh được cất cánh. Người đàn ông ấy tìm bến đỗ cuối cùng tại Feyenoord. 
 
Trong khi đó tại Manchester United, Robin van Persie phải vật lộn với chấn thương và không còn duy trì được phong độ dù người dẫn dắt anh chính là Van Gaal. Dù tài năng của anh vẫn là không thể phủ nhận nhưng một vài yếu tố bên ngoài đã phần nào tác động tới màn trình diễn dẫn đến sự ra đi.
 

Còn bản hợp đồng của Kuyt với Feyenoord tất nhiên là một điều tuyệt với cả hai. Sự trở về của một ngôi sao Hà Lan với đội bóng cũ luôn được chào đón nhưng chính con người và địa vị của Kuyt trong lòng người hâm mộ khiến thương vụ này thực sự đặc biệt.
 
Feyenoord vô địch Eredivisie năm 2017, một mục tiêu đạt được nhờ niềm đam mê và tài năng của Dirk Kuyt. Ở tuổi 36, anh là đội trưởng câu lạc bộ và ghi 12 bàn để giúp đội bóng thành Rotterdam có được danh hiệu Eredivisie đầu tiên sau gần 2 thập kỷ. Trong ngày cuối cùng của mùa giải, Kuyt lập cú hattrick kinh điển để đoạt cúp từ chính tay kình địch Ajax.
 
… PHẦN 2 (VÀ HƠN THẾ NỮA)
 
Gần như ngay sau đó, Kuyt quyết định treo giày. Nhiệm vụ đã hoàn thành, câu chuyện được viết nên và nét mực đã khô. Nhưng với Van Persie thì chưa. Sau một giai đoạn thi đấu không quá nổi bật ở Thổ Nhĩ Kỳ, anh đi theo còn đường của người đồng hương khi trở lại Feyenoord vào tháng 1 vừa qua. Dù không nhiều người tin rằng Feyenoord có thể lấy lại ngôi vô địch sớm nhưng nhiệm vụ của Van Persie tại câu lạc bộ thành phố cảng có một sự tương đồng đến kỳ lạ với vai trò cao cả của Kuyt 2 năm trước.
 

Feyenoord thường bị xem là đội bóng lớn thứ ba Hà Lan thế nhưng có thể nói điều này không hoàn toàn chính xác. Sự đổi mới, truyền thống và văn hóa của họ thể hiện những ảnh hưởng tích cực không thể thấy ở Eindhoven hay Amsterdam. Và Feyenoord là nền tảng trung gian giữa hai cái tên còn lại của “big three”.
 
Đội bóng thành Rotterdam không bị những ràng buộc về phong cách như ở sân Johan Cruijff ArenA cản trở. Giống PSV, lối chơi thiên về sức mạnh và sự chi tiêu hạn chế nhưng khôn ngoan vẫn đóng vai trò quan trọng. Sân De Kuip là một trong những sân vận động đông và có bầu không khí cuồng nhiệt nhất ở trung tâm châu Âu, chủ yếu do những cổ động viên và người hâm mộ không ngừng hò hét cuồng nhiệt.
 

Trở lại với Robin van Persie và Dirk Kuyt, đây chắc chắn là những cầu thủ xuất sắc nhất thế hệ hiện tại đã và đang chuẩn bị giải nghệ. Kuyt có thể không phải cầu thủ có tài năng thiên bẩm nhưng tầm ảnh hưởng của anh tại câu lạc bộ và đẳng cấp quốc tế thật tuyệt vời. Còn cái chân trái đặc biệt của Van Persie thì khỏi phải nói, những bàn thắng đẳng cấp khiến cả thế giới trầm trồ là minh chứng cho tất cả.
 
Chắc chắn, nhiệm vụ tìm ra linh hồn cho một câu lạc bộ bóng đá gần như là không thể. Nhưng có một cách tốt nhất để tìm hiểu nhiều hơn về một đội bóng là thông qua cầu thủ của họ trong cả quá khứ lẫn hiện tại. Feyenoord thường bị đóng đinh là một đội bóng thiên về thể lực, không có cầu thủ nổi trội nhưng nhìn từ Kuyt hay Van Persie có thể thấy đây chỉ là một phần câu chuyện. Và giống như sự nghiệp của Van Persie tại Feyenoord lúc này, vẫn còn rất nhiều điều phía trước chờ đợi được viết ra.
 
Dịch từ bài viết “Dirk Kuyt, Robin Van Persie, and the story of Feyenoord” của tác giả Alex Dieker trên Football Paradise 

CG (TTVN)
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.