Điều gì khiến Fikayo Tomori trở thành trung tâm hàng hậu vệ AC Milan?

Tác giả KDNX - Thứ Sáu 17/12/2021 17:04(GMT+7)

Phải chuyển đến AC Milan sau khi không thể cáng đáng nhiệm vụ phòng ngự ở Chelsea, nhưng ở thời điểm hiện tại, Fikayo Tomori đang cho thấy anh chính là một trong những cái tên quan trọng nhất của AC Milan.

 
 
Milan tiếp tục chuỗi thành tích vững vàng của mình từ năm ngoái cho đến đầu mùa giải 2021-2022, thậm chí trở thành một đối trọng với Napoli trong cuộc chiến đầu bảng ở Serie A. Theo thống kê, Rossoneri đã có được 12 trận bất bại. Để đạt được điều này, họ đã phải dựa rất nhiều vào một hàng phòng ngự đầy chắc chắn và một hàng tiền đạo có khả năng săn bàn hiệu quả.
 
Một trong những nhân tố tạo nên thành công của đội chủ sân San Siro đó chính là Fikayo Tomori, trung vệ người Anh gốc Canada. Sau khi chuyển đến AC Milan từ Chelsea với mức giá 25 triệu Bảng, anh đã được trao cơ hội để chứng minh khả năng của mình. Kể từ đó, anh đã trở thành một trong những cầu thủ thi đấu tốt nhất trong đội hình Rossoneri.
 
Thi đấu tốt khi đội nhà có bóng cũng như mất bóng, đem lại sự cân bằng cho các trận đấu của AC Milan, đó là những tóm tắt ngắn gọn về quãng thời gian của cầu thủ người Anh ở San Siro. Có thể thấy rõ tầm ảnh hưởng của Fikayo Tomori qua việc khi anh gặp phải chấn thương, buộc Tomori phải ngồi ngoài ở các trận đấu gặp Fiorentina, Atletico Madrid ở Champions League và Sassuolo, AC Milan đã để thua ở cả hai trận đấu và lủng lưới tới 7 bàn.
 
Là người luân chuyển bóng chính trong đội, vậy nên, Tomori cho thấy sự quan trọng của mình ở các tình huống phát động bóng từ sân nhà, những tình huống có thể được xem là tối quan trọng trong bóng đá hiện đại.
 
Trong bài phân tích chiến thuật dưới dạng tuyển trạch của trang Total Football Analysis, chúng ta sẽ cùng nhìn vào màn trình diễn của Tomori để thấy anh phù hợp với chiến thuật của HLV Stefano Pioli như thế nào.
 
Những điểm mạnh, yếu của hàng phòng ngự AC Milan
Dù có được một hệ thống tấn công ổn định và mạnh mẽ, Rossoneri vẫn thường xuyên để lộ ra những điểm yếu chết người ở hàng hậu vệ, khiến họ thủng lưới tới 18 bàn tính đến thời điểm đầu mùa giải, kỷ lục tệ nhất trong nhóm 5 đội hàng đầu của Serie A.
 
Lý do cho điều này đó là các cầu thủ ở hàng hậu vệ của AC Milan thường xuyên mắc lỗi cá nhân, dù là ở các tình huống vào bóng trực diện hay các pha để mất bóng vì thiếu tính toán.
 
Đầu tiên, AC Milan thường xuyên để hổng hai cánh, nguyên nhân của điều này xuất phát từ việc họ thường xuyên sử dụng cặp cánh cho nhiệm vụ tấn công. Vậy nên, khoảng trống thường xuyên lộ ra khi các cầu thủ này dâng cao, khiến các cầu thủ đối phương có thể dễ dàng ập vào và khiến các cầu thủ khác ở hàng hậu vệ gặp phải những sự lúng túng nhất định trước sức tấn công như vũ bão của đối phương.
 
Thống kê cho thấy AC Milan thường xuyên để mất bóng ở khu vực trung lộ vì thiếu sự chắc chắn, cùng với đó là việc họ thường xuyên thực hiện sai các đường chuyền. Dù các cầu thủ AC Milan có tỷ lệ thành công cao nhất Serie A ở các pha đấu tay đôi phòng ngự (62,8%), họ thường xuyên gặp phải khó khăn trong việc giữ vững thế kiểm soát, đặc biệt là ở vòng cấm khi đối phương ập vào khu vực này.
 
Chính vì những lỗi sơ đẳng này mà các cầu thủ AC Milan thường xuyên để đối phương có được cơ hội sút bóng, thậm chí, đặt họ vào thế phải phạm lỗi với đối phương, dẫn đến việc AC Milan thường xuyên phải chịu những pha đá penalty hoặc đá phạt hàng rào ở những khu vực cực kỳ nguy hiểm. (Ghi chú: số liệu tính đến vòng 12 của Serie A).
 
Ảnh hưởng của Tomori lên hàng hậu vệ
 
Bản đồ nhiệt của Tomori ở mùa giải 2021-2022.
 
Khi nhìn vào thống kê của Tomori cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta có thể thấy trung vệ 23 tuổi người Anh chưa mắc một lỗi dẫn đến bàn thua nào và là người đứng thứ hai ở Serie A về tỷ lệ thành công trong các pha đấu tay đôi ở hàng phòng ngự. Bí quyết của anh đó chính là sự tập trung cao độ.
 
Những pha vào bóng của Tomori luôn chính xác. Theo các thống kê, Tomori đạt được tỷ lệ thành công trong các pha vào bóng phòng ngự lên tới 77,14%, nhờ đó mà anh luôn là chốt chặn hàng đầu của AC Milan khi đội nhà hứng chịu một đợt tấn công của đối thủ. Kể cả khi mất bóng, Tomori cũng thường để mất bóng ở các tình huống phát động lên tuyến trên nhiều hơn các tình huống đấu tay đôi trực diện.
 
Số lần mất bóng trung bình một trận của anh, 5,04, đã cho thấy tầm quan trọng của Tomori khi đội nhà mất bóng hay có bóng, một phần vì các tình huống pressing và thu hồi bóng của anh đều tới từ hàng tiền vệ, cùng với đó là những pha chặn đứng đường chuyền của đối phương nhờ khả năng chọn vị trí cực kỳ tốt của anh. Thậm chí, ở một số thời điểm của trận đấu, Tomori có thể tạo sức ép lên đối phương, khiến họ mắc lỗi ở các tình huống tấn công lên tuyến trên.
 
Tốc độ và sự tinh anh của Tomori thực sự đã giúp các cầu thủ ở tuyến trên có được lợi thế nhiều hơn ở các pha cầm bóng, một phần vì anh có thể khép góc và thực hiện các pha tranh chấp kể cả khi các pha đảo thế trận diễn ra một cách nhanh chóng.
 
Khi anh không thể thu hồi bóng thành công, Tomori sẽ đảm bảo rằng anh phá bóng thành công, đồng thời khiến cho đối thủ không có một cơ hội nào trước hàng phòng ngự AC Milan. Để làm được điều này, Tomori đã phải vận dụng sự xông xáo của mình ở khu vực vòng cấm của AC Milan để che chắn cho các khoảng trống của đồng đội, nhất là ở các tình huống dâng cao của cặp cánh.
 
Ở tình huống này, chúng ta có thể thấy Tomori không ngại rời khỏi vòng cấm để ngăn chặn đối phương.
Một điểm mạnh khác cũng cần được nêu ra ở Tomori đó là việc anh thường xuyên dâng cao trước các đội bóng có khả năng sử dụng các pha phối hợp bóng ngắn và chọc khe nhằm ngăn chặn ngay lập tức các đường chuyền hay thực hiện các pha thu hồi bóng sau đó đưa bóng ra khỏi khu vực nguy hiểm của đội nhà. Để thực hiện những pha bóng đó, Tomori phải dựa rất nhiều vào lợi thế hình thể của mình. Dù khả năng không chiến của anh không tốt như khả năng đấu tay đôi của mình, Tomori vẫn cố gắng giành lại bóng và ngăn chặn các pha sút bóng của đối phương.
 
Dù Luis ALberto đang đứng ở vị trí khá thuận lợi, Tomori vẫn có thể can thiệp vào đường chuyền thành công.
Nếu còn chút gì đó nghi ngờ về tài năng của Tomori, chúng ta có thể nhìn vào việc AC Milan đã lủng lưới 3 bàn ở 5 trong số 6 trận đấu của Rossoneri mùa này.
 
Đóng góp của Tomori trong khâu kiểm soát bóng
 
Không chỉ quan trọng ở mặt phòng ngự, Tomori còn cho thấy sự quan trọng ở mặt kiểm soát bóng. Thông thường, anh sẽ là điểm xuất phát của một pha dàn xếp thế trận từ phần sân nhà và người chịu trách nhiệm luân chuyển bóng ra cánh hoặc xuyên phá từ trung lộ. Nhờ khả năng che chắn bóng, Tomori thường xuyên được xếp phối hợp với thủ môn như một lối tiếp cận ít mạo hiểm.
 
Tomori thường là người tạo cầu nối cao nhất đội, một phần vì anh có thể phối hợp với mọi người ở các pha đưa bóng ra ngoài hàng phòng ngự để đưa bóng cho Frank Kessie dâng cao. Có thể nói, các pha cầm bóng của anh rât quan trọng cho việc thoát pressing và đưa bóng dâng cao. Sự chắc chắn và khả năng nhận biết vị trí tốt, cùng với đó là tỷ lệ hoàn thành đường chuyền lên tới 91,7% khiến Tomori trở thành một trong những trung vệ đáng tin cậy nhất ở khâu kiểm soát bóng.
 
Biểu đồ đường chuyền của Fikayo Tomori trong trận gặp Genoa.
 
Sự tự tin của Tomori khi cầm bóng giúp Rossoneri dâng cao để có được quân số áp đảo ở phần sân đối phương, đồng thời giúp các hậu vệ cánh có được sự tự do cho các pha tấn công. Ngoài ra, Tomori còn có khả năng đọc trận đấu tốt, giúp anh thực hiện các pha chuyền vượt tuyến từ hàng phòng ngự hoặc thực hiện một pha luân chuyển lối chơi nhằm thoát khỏi hệ thống pressing của đối phương.
 
Sau khi nhận ra mọi hướng chuyền bóng đá bị chặn đứng, Tomori quyết định thực hiện một pha bóng dài phía sau hàng phòng ngự.
 
Bóng tới được mục tiêu và loại bỏ hoàn toàn hàng phòng ngự Napoli. Với việc chỉ còn thủ môn là chốt chặn cuối cùng, Tomori quyết định đưa bóng lên tuyến trên một cách trực diện. Khi đó, anh sẽ tìm kiếm các hậu vệ cánh để có thể đưa bóng ra khu vực này nhanh nhất có thể. Dù toàn đội đã được chỉ đạo giữ bóng càng lâu càng tốt, việc Tomori thực hiện các đường chuyền xuyên phá giúp đội nhà dâng cao đã giúp cho Rossoneri nhận ra được những điểm yếu của đối phương.
 
Dù phải thi đấu dưới sức ép, Tomori vẫn chấp nhận những phương án mạo hiểm. Tuy nhiên, không vì thế mà anh để mất bóng ở những khu vực nguy hiểm, thay vào đó, anh sẽ luân chuyển lối chơi sang cánh chưa được che chắn.

Dù thường xuyên phối hợp với thủ môn để trở thành hậu vệ kiến thiết lùi sâu, Tomori không thích tạo gánh nặng cho tuyến 3 của hàng phòng ngự, vì vậy, anh thường có xu hướng đưa bóng lên tuyến trên thay vì chuyền sang ngang.
 
Kết luận
 
Như bài phân tích đã chỉ ra, Tomori đang dần cho thấy giá trị của mình sau khi chuyển đến AC Milan, thậm chí trở thành một quan trọng của Rossoneri ở cả khâu phòng ngự lẫn kiểm soát bóng. Có thể nói, cầu thủ người Anh đã chiếm trọn lòng tin của Pioli ở khu vực trung tâm hàng phòng ngự, nhờ đó mà Kjaer có được những pha di chuyển tốt để tạo ra sự bền vững cho cấu trúc phòng ngự của đội bóng.
 
Tư liệu từ bài phân tích của Lorihanna Shushkova cho trang Total Football Analysis.
 
 
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Francesco Acerbi: Đóa hoa nở muộn

36 tuổi mới có lần đầu tiên vô địch Serie A dù đã chơi bóng ở Ý từ năm 2006, nếu ví Francesco Acerbi là một đóa hoa nở muộn thì người nuôi trồng đóa hoa ấy là Simone Inzaghi.

Julian Brandt: Gọi giấc mơ về từ quá khứ

Dù chưa bao giờ phát tiết trọn vẹn những phẩm chất cũng như tiềm năng thiên bẩm của mình nhưng tiền vệ người Đức đang cùng Dortmund mơ về một mùa giải đẹp nhất kể từ ngày bắt đầu sự nghiệp.

Gabriel Heinze và con đường của một gã... Judas

Một hậu vệ mạnh mẽ, phóng khoáng, luôn nhận được sự yêu quý tại bất kỳ nơi nào anh từng thi đấu nhưng rồi những mối nhân duyên quá đỗi phức tạp đã vô tình biến Gabriel Heinze trở thành kẻ phản bội trong mắt người hâm mộ từng giành trọn vẹn tình cảm cho ngôi sao người Argentina. 

Xavi ở lại Barcelona: Giá trị của tình yêu

Tình yêu là thứ quyết định việc Xavi chọn ở lại Barca và cũng là thứ khiến CLB xứ Catalan luôn muốn giữ chân nhà cầm quân 44 tuổi, dù trước đó, ông từng tuyên bố sẽ ra đi sau khi mùa giải 2023/24 hạ màn. 

Jamal Musiala và giấc mơ từ những vũ điệu Latin

Cuộc phỏng vấn độc quyền trên tờ MARCA sẽ phần nào giúp những người hâm mộ hiểu rõ hơn về cuộc sống của Jamal Musiala cũng như lời hẹn ước chuyển tới La Liga chơi bóng trong tương lai không xa.

Nghịch lý Nicolas Jackson

“Hôm nay, Jackson vừa cầu thủ xuất sắc nhất vừa là cầu thủ tệ nhất trên sân - điều mà tôi chưa từng thấy trong bất kỳ trận đấu nào trước đây”, cựu danh thủ hiện đang làm việc tại Talksport - Stuart Pearce đã bình luận như thế về màn trình diễn của Nicolas Jackson trong thất bại 0-1 của Chelsea trước Man City ở bán kết FA Cup.