Diego Simeone: Mục tiêu Abramovich từng khao khát

Tác giả CG - Thứ Ba 23/02/2021 17:44(GMT+7)

Zalo

Roman Abramovich từng yêu cầu đội ngũ chuyển nhượng và tuyển dụng của mình bắt đầu tìm hiểu xem điều gì có thể quyến rũ được vị HLV máu lửa cuồng nhiệt người Argentina đến Chelsea và biến The Blues trở nên mạnh mẽ, khó chơi như Atleti.

Diego Simeone Mục tiêu Abramovich từng khao khát hình ảnh
 
Lần đầu tiên Diego Simeone đối đầu Chelsea trên cương vị HLV trưởng Atletico Madrid đã giúp ông được tăng lương thêm vài triệu euro, bổ sung thêm vài năm trong hợp đồng và một vị trí trong trận chung kết Champions League. Việc tăng lương và ký hợp đồng mới đó diễn ra vì Roman Abramovich đã thấy một người mà ông muốn “cuỗm” lấy. 
 
Đó là mùa giải 2013/2014. Khi ấy, Atleti đang trên đường trở thành nhà vô địch Tây Ban Nha. Ngoài ra, họ vừa loại Barcelona khỏi Champions League, đây là chiến thắng đầu tiên của Simeone trên cương vị HLV trước Blaugrana, và vòng bán kết đưa Atleti chạm trán Chelsea.
 
Jose Mourinho (có lẽ lúc đó vẫn là “Người đặc biệt” chứ không phải “Người từng đặc biệt”) là HLV trưởng Chelsea, với những kinh nghiệm và bản lĩnh tích lũy nhiều năm ở những môi trường áp lực nhất ông hoàn toàn có thể đưa chiến lược gia người Argentina trở lại vị trí của mình. 
 
Đoàn quân của Mourinho cầm hòa Atleti 0-0 tại pháo đài Vicente Calderon và trong trận lượt về, The Blues vươn lên dẫn trước ngay phút 36 bằng pha lập công của Fernando Torres - cựu đội trưởng Atletico Madrid. Nhưng Los Colchonero kịp có bàn gỡ hòa 1-1 trước khi bước vào giờ nghỉ và trong hiệp 2 họ ghi thêm 2 bàn nữa để lọt vào trận chung kết Champions League 2014 tại Lisbon gặp Real Madrid. Điều gì xảy ra tiếp theo thì ai cũng biết.
 
Diego Simeone Mục tiêu Abramovich từng khao khát hình ảnh
 
Kể từ thời điểm mua Chelesa vào năm 2003, tỷ phú Roman Abramovich đã thèm muốn một thứ mà Atleti đã có từ khi mới được thành lập: đó là cái tên. Abramovich luôn tin rằng vì những lý do về thương mại và du lịch, bất cứ đội bóng nào chưa có tên thành phố của họ trong tên chính thức thì cũng nên có, ví dụ: Atletico de Madrid, Bayern Munich, Inter Milan,…
 
Tỷ phú người Nga từng thuê các chuyên gia của ngân hàng UBS để đánh giá khả năng mua lại một đội bóng ở Italy hoặc Tây Ban Nha - bao gồm Atleti - trước khi quyết định hướng tới Chelsea. Ngay lập tức, ông lập ra một nhóm để nghiên cứu 2 ý tưởng quan trọng: bán sân Stamford Bridge để chuyển tới Wembley và đổi lại tên đội bóng thành “London Chelsea”.

Sự học hỏi, lĩnh hội, chứ không phải chu kỳ sa thải - thay thế - vô địch - sa thải - thay thế, đã trở thành yếu tố then chốt cho thành công của Chelsea trong những năm đầu Abramovich sở hữu đội bóng. Wayne Rooney - ngay khi bắt đầu ghi bàn cho Everton - là khát khao đầu tiên của ông. Ông đã hỏi Eugene Tenenbaum - thành viên ban giám đốc Chelsea, cánh tay phải của mình - là “Chúng ta phải trả bao nhiêu tiền để có cậu bé kia?”. 
 
Sau đó là đến Ronaldinho; Abramovich thèm muốn có cầu thủ người Brazil ngay khi mới xem anh thi đấu và đề nghị tặng Mourinho - khi đó mới bắt đầu giai đoạn một - tiền đạo Barcelona như một món quà chào mừng. Chiến lược gia người Bồ Đào Nha từ chối, một phần để cho ông chủ đội bóng thấy rằng ông (Mourinho) mới là phụ trách các vấn đề đội một. Dù vậy, yêu cầu mua Didier Drogba của ông cũng không hề tệ.
 
Trước thời điểm Atleti loại Chelsea ở bán kết Champions League, Abramovich đã từng ít nhất 2 lần cố gắng mời Sir Alex Ferguson. Nhưng khi Atletico Madrid thi đấu ấn tượng và đánh bại The Blues trong 50 phút cuối cuộc chạm trán năm 2014, Abramovich đã hướng tầm ngắm sang đội bóng này. Ông yêu cầu đội ngũ chuyển nhượng và tuyển dụng của mình bắt đầu tìm hiểu xem điều gì có thể quyến rũ được vị HLV máu lửa cuồng nhiệt người Argentina đến Chelsea và biến The Blues trở nên mạnh mẽ, khó chơi như Atleti.
 
Roman Abramovich
 
Chelsea đã liên lạc với Natalia Simeone - chị gái và cũng là người đại diện của Diego Simeone. Đội bóng thành London có ý định đưa ông và trợ lý German “Mono” Burgos về tiếp quản ghế huấn luyện vào mùa hè 2015. Nhưng Atleti cũng hành động để giữ chân bộ đôi này. Họ hứa hẹn tăng nhiều lương hơn - thực tế là gấp đôi - trong 5 năm cộng thêm hợp đồng mới cho Simeone (đến 2020) và xem xét các cầu thủ mà Simeone muốn đưa về hoặc “trói” các cầu thủ ở lại bằng những hợp đồng khủng hơn. 
 
Nhưng những hạt giống như thế, một khi đã gieo xuống thường sẽ mọc lại. Khi Abramovich sa thải Mourinho giữa mùa giải 2015/2016, Chelsea vẫn muốn biết liệu “Người đàn ông trong bộ đồ đen” (đến giờ vẫn là trang phục của Simeone trong các trận đấu) liệu có muốn rời thủ đô Tây Ban Nha đến thủ đô Anh hay không. Guus Hiddink lúc đó là HLV tạm quyền và Chelsea đã mời Natalia trở lại London - Simeone đều đảm bảo một cách cẩn thận rằng các sếp của ông đều biết bởi chiến lược gia Argentina là một người rất thẳng thắn, trọng danh dự và trân trọng mối quan hệ với các ông chủ Atletico.
 
Đến giai đoạn đó, nhiều thứ đã thay đổi. Đội bóng của Simeone được bắt cặp với PSV Eindhoven ở vòng 16 đội Champions League cách đó vài tuần, một đối thủ nhẹ ký. Và sau đó, ông đưa Atleti lọt vào chung kết giải đấu một lần nữa - qua đó giúp CLB của ông thu về 70 triệu euro từ UEFA. Ông cũng cố gắng để đứng thứ hai tại LaLiga, kém Barca 6 điểm. Một số tiền lớn cũng được đội đầu tư vào Yannick Carrasco, Toby Alderweireld, Stefan Savic, Filipe Luis, Thomas Partey, Oliver Torres, Jackson Martinez và Augusto Fernandez. Hấp lực để ở lại là rất mạnh mẽ.
 
Hơn nữa, Simeone nhận ra rằng chỉ các lớp học tiếng Anh thì không thể giúp ông thành thạo ngôn ngữ, mà với ông việc nói trôi chảy vừa để huấn luyện nhưng điều quan trọng không kém là truyền tải niềm đam mê, nguồn cảm hứng để theo đuổi các danh hiệu. Ông biết một điều mà Gary Neville chỉ khám phá được sau khi đã làm việc tại Valencia: làm việc thông qua một phiên dịch trên sân tập và bạn thường đánh mất quá nhiều thứ khiến bạn thu hút CLB từ đầu.
 
Chúng ta hiểu Chelsea dành niềm tin to lớn cho Simeone và những phương pháp huấn luyện của ông trong giai đoạn cuối 2014 đến đầu 2016 như thế nào - dù cuối cùng hai bên không đến với nhau - khi nhìn vào HLV chính thức mà họ bổ nhiệm sau khi Hiddink kết thúc quãng thời gian tạm quyền: Antonio Conte. Conte gần như chẳng khác gì Simeone về thái độ, những khái niệm, cường độ và tinh thần chiến thắng. Nếu bạn muốn có thể gọi ông là Simeone của Italy.
 
Diego Simeone Mục tiêu Abramovich từng khao khát hình ảnh
 
Như số phận sắp đặt, Chelsea của Conte và Atleti của Simeone gặp nhau ở Champions League chỉ vài tháng sau khi chiến lược gia người Italy mang về chức vô địch Premier League thứ 5 cho Abramovich. Bằng cách nào đó, trận đấu này thực sự mang lại lợi ích cho cả 2 bên.
 
Thoạt nhìn, Conte và Chelsea hoàn toàn là những người chiến thắng khi loại Los Colchoneros khỏi Champions League trong lượt đấu cuối cùng bảng C vào tháng 12 năm 2017. Nhưng trong khi Conte bị Barcelona vùi dập 4-1 ở vòng 16 đội thì Simeone và các học trò xuống chơi ở Europa League, thắng 7 trong 9 trận tiếp theo và vô địch giải đấu sau chiến thắng Marseille với tỷ số 3-0 trong trận chung kết.
 
Và bây giờ họ lại gặp nhau: Chelsea đang khó đánh bại hơn dưới thời Thomas Tuchel; Atletico Madrid đang dẫn đầu LaLiga còn Simeone gần đây đã gia hạn hợp đồng với mức lương có lẽ là lớn nhất trong giới huấn luyện viên trên thế giới (khoảng 20 triệu euro mỗi mùa) cho đến năm 2024 - nhưng đội bóng cũng đang chịu ảnh hưởng bởi những ca chấn thương và COVID-19.
 
Đội bóng của Tuchel đang có động lực và phong đột tốt. Nhưng trận đấu này sẽ diễn ra ở nơi Simeone giành danh hiệu đầu tiên trên cương vị HLV trưởng Atletico Madrid: sân Bucharest's National Arena - nơi chiến lược gia Argentina giúp đội bóng rệu rã khi ông nắm quyền vào Giáng sinh năm 2011 đánh bại Athletic Bilbao của Marcelo Bielsa ở chung kết Europa League 2012.
 
Một kết quả tương tự vào đêm nay (theo giờ Việt Nam) chắc chắn sẽ rất tuyệt với Simeone.
 
Lược dịch từ bài viết của tác giả Graham Hunter trên ESPN.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Kylian Mbappe vs Barcelona: Thuốc đắng dã tật

Kylian Mbappe nuốt trọn những lời chỉ trích vì màn trình diễn ở trận lượt đi tứ kết Champions League 2023/24 gặp Barcelona, biến chúng thành động lực, rồi làm tất cả im lặng ở trận lượt về.

Khi Foden đã luyện cú sút của mình đạt tới cảnh giới hoàn hảo

Những pha chạm bóng nhẹ nhàng trước khi tung ra cú sút đều là những phong cách của cá nhân Foden. Anh luôn có một khả năng xử lý quả bóng rất nhẹ nhàng và linh hoạt kể cả khi dẫn bóng hay nhận bóng từ đồng đội. Kỹ năng ấy giúp Foden luôn đảm bảo trái bóng trong tầm kiểm soát của bản thân trước khi anh thực hiện một cú sút.

X
top-arrow