David De Gea: Từ Wembley đến Wembley

Tác giả SW - Thứ Sáu 20/05/2016 14:31(GMT+7)

Kể từ khi triều đại đầy rực rỡ của Sir Alex Ferguson kết thúc, Manchester United gần như trở thành một câu lạc bộ khác. Những chuỗi ngày đầy thất vọng; những thất bại và những trận đấu bế tắc đến nhàm chán, người hâm mộ Quỷ đỏ bỗng dưng phải làm quen với những thứ đó. Thay vì cạnh tranh với những câu lạc bộ hàng đầu thế giới cho chức vô địch Ngoại hạng Anh hay Champions League thì giờ đây United luôn phải dành hết sức lức cho cuộc đua đến top 4; Champions League dường như trở thành một thứ ngoài tầm với và thay vào đó FA cup đang là hy vọng về danh hiệu duy nhất của họ ở mùa giải này. Suốt ba mùa giải qua ở Old Trafford là u ám là tăm tối nhưng không phải là không có những mảng màu đầy hy vọng. 

De Gea: Từ Wembley đến Wembley
 
TỪ WEMBLEY 2011
 
Ngày 7 tháng 8 năm 2011, sân Wembley, trận tranh Siêu cup nước Anh giữa hai đội bóng thành Manchester. Trận đấu cũng chính là màn ra mắt của bản hợp đồng được coi là đáng chú ý nhất trong kì chuyển nhượng mùa hè của Manchester United. Một chàng thủ môn trẻ tuổi đến từ bán đảo Iberia: David De Gea. Và cũng không mất quá nhiều thời gian để anh ta cảm thấy sức nóng và sự khắc nghiệt của bóng đá xứ sở sương mù. Hơn nửa giờ thi đấu trôi qua, De Gea đã phải vào lưới nhặt bóng lần đầu tiên sau một tình huống ra vào không quyết đoán. Và cũng chỉ hơn 10 phút sau, bàn thua thứ hai đã đến, thêm một tình huống cản phá không tốt trước cú sút từ xa không phải là quá khó của Edin Dzeko. Khi mà hiệp 1 còn chưa kết thúc, không ít các cổ động viên Quỷ đỏ đã bắt đầu cảm thấy nhớ nhung sự chắc chắn của Edwin Van Der Sar trong khung gỗ. May mắn cho chàng trai người Tây Ban Nha, màn trình diễn thiếu thuyết phục của anh không được người ta nhớ đến quá nhiều bởi sau cùng United vẫn giành chiến thắng 3-2.
 
Nhưng chuỗi ngày khó khăn của De Gea vẫn chưa dừng lại. Những sai lầm liên tục xuất hiện. Người ta thấy chàng trai trẻ bối rối trong những pha cản phá bóng sệt, rồi lại đầy lưỡng lữ khi ra vào trong những tình huống bóng bổng. Hệ quả của nó là không ít những bàn thua của Manchester United trong giai đoạn đầu mùa giải năm ấy mang dấu ấn từ những sai lầm của thủ thành người Tây Ban Nha. Và thậm chí có thời điểm anh còn phả vất vả cạnh tranh một vị trí chính thức với người đồng nghiệp Ander Lindegaard. Những người hâm mộ Quỷ đỏ bắt đầu và có lý do để nghi ngờ về bản hợp đồng mới của họ.

De Gea mắc nhiều lỗi trong trận tranh Siêu cúp năm 2011
 
De Gea đến Old Trafford với một lý lịch không hề tồi xét trên thang đo của một cầu thủ trẻ. Bắt chính ở Atletico Madrid khi mới 19 tuổi, trụ cột của các đội tuyển trẻ Tây Ban Nha vô địch các giải U17 và U21 châu Âu, vô địch Europa League mùa giải 2009-2010 và về thứ 3 trong cuộc bầu chọn giải thưởng “Golden Boy” giành cho cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm 2010. Những thành tích ấy khiến Manchester United phải bỏ ra tới 17,8 triệu bảng để mang anh về và cũng khiến De Gea trở thành thủ thành đắt giá thứ hai thế giới. Điều ấy càng khiến cho những kỳ vọng về anh trở nên lớn hơn, và quả thực nhiệm vụ thay thế “người Hà Lan bay” Van Der Sar trong khung gỗ Quỷ đỏ dường như quá sức với một chàng trai vừa mới bước qua tuổi 20, người thậm chí còn chưa thể giao tiếp với các đồng đội khác.
 
Tiềm năng của thủ thành người Tây Ban Nha khi ấy là không thể phủ nhận. Nhưng từ “tiềm năng” đến thực sự “tài năng” thì quả là một câu chuyện dài; không ít những cầu thủ đã mãi phải thi đấu và mang trên mình hai chữ tiềm năng bên cạnh. Ngày ấy, nhiều người đã lo lắng cho David De Gea sẽ rơi vào bi kịch tương tự. Nhưng rồi họ cũng nhắm mắt lại để thời gian trôi qua. Năm năm sau, trở về chính nơi anh từng bắt đầu. Mọi chuyện đã hoàn toàn khác…
 
ĐẾN WEMBLEY 2016
 
Các cổ động viên của Manchester Uited vừa trải qua trận đấu có lẽ là cảm xúc nhất kể từ khi triều đại của Sir Alex Fegurson qua đi. Chiến thắng kịch tích trước Everton làm người hâm mộ Quỷ đỏ gần như “phát điên vì sung sướng”. Bởi đơn giản cách mà đội quân của Louis Van Gaal dành được chiến thắng vào phút bù giờ cuối cùng quả thật là ấn tượng. Chiến thắng là nhờ sự trẻ trung của nhưng nhân tố trên hàng công, sự tìm lại phong độ của những cựu binh tuyến giữa và cả những sự thay đổi rất hợp lý của Van Gaal. Nhưng sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến màn trình diễn xuất sắc “quen thuộc” của David De Gea. 
 
Năm năm trôi qua và điểm đến vẫn là Wembley. Nhưng nói một cách văn thơ thì “Cảnh vẫn vậy nhưng người đã khác”. Không phải là một chàng trai trẻ mới chân ướt chân ráo đến với nước Anh nữa, ở Wembley hôm nay, là chàng thanh niên đã đủ chín chắn và “to lớn” để lấp đi những chỗ trống trước khung thành của United. Khoảnh khắc Manchester United phải chịu một quả penalty ở trận đấu vừa rồi, nếu như hỏi cổ động viên của họ có lo lắng không có lẽ là thừa bởi khi ấy Quỷ đỏ chỉ dẫn trước khoảng cách một bàn mong manh, hơn nữa Everton đang ép sân rất dữ dội. Nhưng tin rằng không ít những cổ động viên vẫn mang một niềm tin tuyệt đối dành cho người gác đền của mình. Họ tin bởi sự xuất sắc của David De Gea trong suốt một chặng đường dài đã qua, họ tin bởi họ đã quá quen trong những khoảnh khắc khó khăn và nguy hiểm nhất thủ thành người Tây Ban Nha vẫn luôn đứng vững để cứu đội nhà khỏi những thất bại. Và ai cũng biết De Gea đã làm được. Cú sút Penalty của Lukaku không thể nói là đơn giản được, bóng đi mạnh và khá hiểm, chỉ có thể nói là De Gea đã quá xuất sắc.

Pha cản phá xuất thần của De Gea trong trận gặp Everton
 
Đó là cả một chặng đường dài từ Wembley 2011 đến Wembley 2016, một chặng đường dài để từ một nỗi lo âu trở thành chỗ dựa vững chắc của cả đội, một chặng đường dài với David De Gea. Ai đó còn nhớ tình huống cản phá của De Gea trong trận hòa 3-3 với Chelsea lượt về mùa giải 2011- 2012 không? Đó là một cú đá phạt gần như không thể khó hơn của Juan Mata, nhưng De Gea đã rất chủ động và với phản xạ cực tốt cùng sức rướn tuyệt vời De Gea đã cản phá thành công. Pha bóng đó đến trong hoàn cảnh mà De Gea gần như đóng vai trò dự bị ở suốt quãng đường trước đó (anh chỉ ra sân 1 tròn 7 trận đấu tại Premier League) và với nhiều người, pha bóng ấy gần như khiến sự nghiệp của anh rẽ sang một hướng khác. Kể từ sau trận đấu ấy vị trí số một trong khung thành của Quỷ đỏ không một lần nào thoát khỏi tay thủ thành người Tây Ban Nha nữa.
 
Nói như vậy cũng có thể cho là hợp lý. Pha bóng ấy không chỉ là một pha cản phá đơn thuần, nó đem lại cho De Gea một thứ quan trọng hơn cả với một cầu thủ trẻ đó là sự tự tin vào bản thân mình. Nhưng rõ ràng không thể nói vấn đề chỉ nằm ở một pha bóng. Sự giúp đỡ của những người đồng đội, vai trò của cựu huấn luyện viên thủ môn Eric Steele và hơn hết là năm năm không ngừng nỗ lực tự hoàn thiện bản thân từ kỹ năng đến thế chất của bản thân mình chính là điều tạo nên một De Gea của ngày hôm nay.
 
Cuối mùa giải và trong suốt kỳ chuyển nhượng mùa hè vừa rồi có những lúc tưởng chừng như De Gea sẽ rời khỏi Old Trafford. Khi mà báo chí ở cả Anh và Tây Ban Nha đều đưa những tin tức chắc chắn về một bản hợp đồng trị giá 29 triệu bảng giữa Manchester United và Real Madrid về trường hợp của thủ môn người Tây Ban Nha. Và cuối cùng phi vụ ấy chỉ bị đổ bể vào phút chót vì những trục trặc về…máy tính. Hẳn là không ít cổ động viên của Quỷ đỏ đã cảm thấy buồn và chạnh lòng khi mà bản thân De Gea cũng gần như thể hiện mong muốn được ra đi. Nhưng hãy đặt vào vị trí của De Gea, sẽ không khó hiểu cho quyết định ấy. Được chơi cho câu lạc bộ vĩ đại nhất thế kỷ XX, một tương lai đầy hứa hẹn và hơn thế lại được thi đấu trên chính quê hương của mình. Vậy thì thay vì phán xét điều ấy hãy nhìn cách De Gea đã ở lại và tiếp tục cống hiến ra sao. Nhìn cách anh bay người cứu thua hàng tuần, nhìn cách an sửa sai cho những người đồng đội phía trên, nhìn cách anh ăn mừng sau mỗi bàn thắng của đồng đội và nhìn cách ăn mừng chiến thắng thậm chí khi đã vào đến phòng thay đồ; không có gì đáng chê trách ở De Gea cả. Anh đã và vẫn đang chiến đấu hết mình vì đội bóng của mình.
 
Mùa giải đang gần đi đến hồi kết cũng chính là lúc người hâm mộ Quỷ đỏ bắt đầu lại lo lắng về câu chuyện tương lai của De Gea, lo lắng cho thương vụ đã từng đổ bể ở phút chót mùa hè năm ngoái của Real Madrid sẽ lại được tái khởi động. Có những lý do để hy vọng vào việc ngôi sao của mình sẽ ở lại. Trong một buổi phỏng vấn vào đầu năm nay, De Gea đã khẳng định mình sẽ ở lại cùng Manchester United để trở thành thủ môn số một thế giới và tiếp bước Peter Smeichel, Van Der Sar để mang về những danh hiệu cho đội bóng. Nếu muốn như vậy De Gea cần phải thực hiện điều ấy ngay ở nơi anh đắt đầu sau đây gần một tháng nữa.
 
VÀ SẼ LẠI LÀ WEMBLEY?

Các CĐV vẫn hy vọng De Gea sẽ trở thành hạt nhân cho sự hồi sinh của MU
 
Trận chung kết cup Fa với Crystal Palace vào tháng tới không phải là trận chung kết đầu tiên của De Gea với Manchester United và cũng sẽ không phải là danh hiệu đầu tiên anh đạt được nếu dành chiến thắng, nhưng nó sẽ là một danh hiệu đầy ý nghĩa với Quỷ đỏ cũng như bản thân De Gea sau những chuỗi ngày đầy khó khăn. Và nếu Manchester United chiến thắng, đó sẽ là một danh hiệu mang đậm dấu ấn của thủ môn người Tây Ban Nha. 
 
De Gea đã cùng với đội bóng và các cổ động viên trải qua những chuỗi ngày đen tối nhất, vậy tại sao anh không thể tiếp tục làm điều ấy khi những mảng màu hy vọng đang ngày càng nhiều lên. Ngày 21 tháng 5 này có lẽ sẽ là một cái kết có hậu cho những người hâm mộ Quỷ đỏ. Nhưng nếu vậy thì đó có lẽ sẽ chỉ là một sự khởi đầu. Một chức vô địch, một danh hiệu, một lứa cầu thủ trẻ tài năng và một giai đoạn mới hứa hẹn sẽ đến với Manchester United ? Điều ấy chúng ta chưa thể biết được. Nhưng nếu thực sự là thế thì những người hâm mộ của United chắc chắn vẫn sẽ hy vọng trong những trang lịch sử tiếp theo ấy của câu lạc bộ vẫn có hình ảnh của anh chàng đến từ bán đảo Iberia cùng bộ râu quai nón, đứng đó, dang hai tay đầy mạnh mẽ ở phía trước khung thành.
 
SW (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Liam Delap: Cánh én nhỏ tại Portman Road

Sẽ là thiển cận nếu mô tả Ipswich Town của Kieran McKenna là đội bóng một người. Nhưng với Liam Delap, họ thực sự đang sở hữu một chân sút có thể ghi bàn đều đặn. Delap chắc chắn là 1 trong những lý do chính giúp Ipswich (tạm) thoát ra khỏi nhóm 3 đội cuối BXH Premier League 2024/25.

Đêm huyền ảo ở Munich

Thật không tưởng và kỳ lạ, nhưng giờ tôi có thể nói với bản thân mình, ‘Chúa ơi, thì ra cảm giác vô địch là thế này! Tôi luôn luôn tự hỏi nó sẽ như thế nào, nhưng giờ tôi đã biết rồi!’.

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Lại một lần nữa trong những ngày tháng 11, Pep Guardiola lại quyết định gia hạn hợp đồng với Manchester City sau 2 lần gia hạn trước đó vào năm 2020 và 2022. Bản hợp đồng mới cho phép Pep gắn bó thêm 2 năm với đội chủ sân Etihad và đánh dấu cột mốc tròn 1 thập kỷ chiến lược gia vĩ đại này dẫn dắt nửa xanh thành Manchester.

Rodri: "Có nhiều thứ bạn sẽ không thể học được qua trường lớp mà phải tự chiêm nghiệm theo thời gian"

Khôn khéo trong cách ăn nói, kín đáo trong phong cách ăn mặc, là một người có học thức khi đã tốt nghiệp đại học và một cơ thể không dính một hình xăm... Có thể nói Rodri giống như một "cánh chim vừa lạ, vừa đặc biệt" trong thế hệ các cầu thủ đang thi đấu ở bóng đá hiện đại. Và ở cuộc phỏng vấn với Esquire, chúng ta sẽ có dịp hiểu nhiều hơn về con người và lối suy nghĩ của Rodri - cầu thủ đang chơi cho Man City vừa đoạt được danh hiệu Quả bóng vàng năm 2024.

Nghịch lý Vinícius Júnior

Vinícius Júnior đã thất bại trong cuộc đua Ballon d’Or vào tháng trước, nhưng bạn hãy thử nói với người hâm mộ Real Madrid rằng anh thực sự không xứng đáng giành Quả Bóng Vàng mà xem. “Vinícius, Ballon d'Or,” đám đông khán giả tại Santiago Bernabeu đã hát đi hát lại câu này vào hôm thứ 7, khi tiền đạo người Brazil lập hattrick trong chiến thắng 4-0 của Madrid trước Osasuna.

Luis Nani: Cuộc đời xoay trong những điệu santo

Gần 40 tuổi, thay vì lựa chọn nghỉ hưu ở những bãi biển xinh đẹp, Nani vẫn tiếp tục chơi bóng. Chẳng quan trọng là Manchester United lừng danh thế giới, Valencia đình đám một thời hay Sporting Lisbon giàu truyền thống, chỉ cần được ra sân và cống hiến, như thế là đủ mãn nguyện đối với ngôi sao người Bồ Đào Nha.

Ruben Amorim: "Tôi sẽ làm tất cả để đưa Man Utd trở về vị thế của mình"

Sau khi đặt chân đến Man Utd, tân HLV Ruben Amorim đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên với phóng viên của CLB là Harry Robinson, ngay tại sân Old Trafford. Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nội bộ này, nhà cầm quân trẻ người Bồ Đào Nha đã giải thích lý do anh chọn đến đội chủ sân Old Trafford, cũng như khái quát về triết lý bóng đá của mình. Và đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn ấy.

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Từ một cái tên từng nổi lên tại xứ sở sương mù trong màu áo Newcastle cách đây gần một thập kỷ, rồi bất ngờ ngụp lặn bởi những ca chấn thương, Ayoze Perez giờ đây đã quay trở về quê hương Tây Ban Nha ấm áp và trở thành nguồn cảm hứng kỳ lạ mang đến nét tươi mới cho Villarreal trong mùa giải năm nay.