Đâu là phiên bản hay nhất của Frenkie De Jong?

Tác giả Nam Khánh - Thứ Ba 28/06/2022 15:04(GMT+7)

Mặc dù de Jong không còn chơi ở hàng thủ trong cuộc hành trình nổi tiếng đã đưa Ajax chỉ còn cách trận chung kết Champions League 2018-19 vài giây, nhưng anh vẫn thể hiện một phạm vi hoạt động đáng nể trên sân và đập tan các giới hạn về vị trí thi đấu từ một vai trò tiền vệ lùi sâu. Vào mùa hè năm 2019, anh chuyển đến Barcelona với mức phí 75 triệu euro. Ba năm sau, đáng buồn thay, hình ảnh mà anh thể hiện chẳng còn là sự ngoạn mục nữa.  

 

Có thể nói rằng, Frenkie de Jong đã bắt đầu một cuộc cách mạng.

Khoảng 4 năm trước, De Jong đã trả lời một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta không nhận ra rằng chúng ta cần một câu trả lời: Liệu huyền thoại của Bayern Munich và ĐTQG Đức, Franz Beckenbauer, có thể tỏa sáng và gây dựng được một chỗ đứng trong hàng ngũ những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới nếu ông thi đấu vào năm 2018? Der Kaiser đã có 2 lần được trao danh hiệu Ballon d'Or trong tư cách một hậu vệ (1972, 1976), nhưng ông không thực sự giành được chúng nhờ khả năng phòng ngự của mình. Huyền thoại người Đức vốn khởi đầu tại ĐTQG trong vai trò một tiền vệ tấn công trước khi được kéo xuống phía dưới thấp nhất có thể, đảm nhận vị trí một “libero” phía sau hàng thủ. Nhưng đó chỉ là nơi xuất phát của Beckenbauer trong các trận đấu; khi có bóng, ông sẽ tự mình đưa nó lên phía trên và tung ra những đường chuyền quan trọng.    

Năm 1974, Beckenbauer mang băng đội trưởng và đóng vai trò đầu tàu đưa tổ quốc mình giành chiến thắng trong trận chung kết World Cup trước Hà Lan. Đó là một cuộc đối đầu của hai phong cách đối lập nhau: Cỗ máy De Mannschaft được lập trình bài bản vs Bóng đá tổng lực mang đậm nét tự do và phóng khoáng của Hà Lan với nguồn cảm hứng bất tận đến từ Johan Cruyff. Nhưng lối đá “việc gì cũng tới tay thằng này” của Beckenbauer lại phản ánh đúng phong cách bóng đá đặc trưng gắn liền với đối thủ của ông. Và vào năm 2018, một trong những đối thủ của Der Kaiser hồi đó, tiền vệ Arie Haan của Hà Lan, đã nhận định như sau: “(Frenkie) de Jong là phiên bản tốt hơn của Franz Beckenbauer vì cậu ấy có tốc độ và khả năng chuyền bóng cao hơn.” 

Tại Eredivisie, Ajax từng sử dụng cậu bé tóc vàng hoe này ở vị trí trung vệ, và cậu ta đã dẫn bóng lên, xuống và khắp sân đấu theo lời vẫy gọi của đam mê, của bản năng chơi bóng trong mình. Bất kỳ khoảng trống nào mà chàng trai này nhìn thấy cũng đều trở thành một lời mời gọi cậu ta đưa bóng lên phía trước. Cậu ta không chút ngần ngại trong việc tạo nên những khoảnh khắc liều ăn nhiều. Phong cách thi đấu cực dũng cảm của de Jong đã khai phá hàng loạt khả năng mới trong cách chơi môn thể thao vua; Nếu bạn có thể chơi như vậy ở vị trí trung vệ, vậy thì còn gì mà bạn không thể làm nữa? 

Mặc dù de Jong không còn chơi ở hàng thủ trong cuộc hành trình nổi tiếng đã đưa Ajax chỉ còn cách trận chung kết Champions League 2018-19 vài giây, nhưng anh vẫn thể hiện một phạm vi hoạt động đáng nể trên sân và đập tan các giới hạn về vị trí thi đấu từ một vai trò tiền vệ lùi sâu. Vào mùa hè năm 2019, anh chuyển đến Barcelona với mức phí 75 triệu euro. Ba năm sau, đáng buồn thay, hình ảnh mà anh thể hiện chẳng còn là sự ngoạn mục nữa.  

Vậy, chuyện gì đã xảy ra? Và điều gì vẫn có thể xảy ra, khi anh được đồn đại là sẽ rời Barcelona để tái ngộ với người thầy cũ Erik ten Hag tại Manchester United?

 

FRENKIE DE JONG LÀ MẪU CẦU THỦ NHƯ THẾ NÀO?

Nói một cách khái quát: De Jong là một tiền vệ đưa quả bóng lên phía trước, đánh hơi được những cơ hội ghi bàn tuyệt hảo bên trong vòng cấm, và không tham gia phòng ngự chút nào. 

Khi Manchester United muốn đưa ngôi sao người Hà Lan về Old Trafford vào mùa hè này để thay thế Paul Pogba, trớ trêu thay, sự biến đổi của De Jong đã thực sự diễn ra tương tự như cầu thủ người Pháp. Tại Juventus và Ajax, cả hai đều là những cầu thủ đa tài, có thể làm mọi thứ mà chẳng phải hy sinh bất kỳ điều gì. Pogba là một tiền vệ có thể ghi bàn và kiến tạo như một ngôi sao tấn công, trong khi vẫn làm được tất cả những điều mà một tiền vệ đẳng cấp hàng đầu cần có. Nói cách khác, bạn không cần phải đưa vào sân một tiền vệ thiên về phòng ngự để bổ khuyết cho Pogba; chàng trai này chẳng khác nào một đấng toàn năng trên sân đấu cả. 

Tại Man United, Pogba vẫn thể hiện khả năng tạo nên những đóng góp đáng kinh ngạc cho mặt trận tấn công, nhưng khả năng phòng ngự của anh lại rơi thẳng xuống vực sâu. Sự hiện diện của anh trong đội đòi hỏi phải có những điều chỉnh mang mục đích bổ khuyết ở các vị trí khác, mà CLB lại không có những nhân sự cần thiết để thực hiện các điều chỉnh đó, và thế là dẫn đến tình cảnh mà chúng ta vừa được chứng kiến gần đây, Pogba rời Man United theo dạng chuyển nhượng tự do để trở lại Juventus. 

Trong khi đó, De Jong vừa là một chuyên gia phát triển bóng, vừa có khả năng phòng ngự ấn tượng. Khi chơi cho Ajax ở Champions League 2018-19, De Jong đã đứng trên tất cả các tiền vệ góp mặt ở giải đấu danh giá nhất châu Âu về thống kê kéo bóng, và đứng thứ ba trong số tất cả các cầu thủ về thống kê tắc bóng + cắt đường chuyền. 

 

Vào mùa giải đó, theo FBref, anh được ghi nhận đã thực hiện tổng cộng 43 pha tắc bóng và cắt đường chuyền trong 11 trận. Còn ở mùa giải này, tổng số lần tắc bóng và cắt đường chuyền của De Jong cho Barcelona tại La Liga là 66 lần trong… 32 trận. 

 

De Jong vẫn rất tuyệt vời khi quả bóng nằm trong chân anh. Theo FBref, tiền vệ người Hà Lan đứng trên 81% tiền vệ ở La Liga (gọi ngắn gọn là bách phân vị 81) về thống kê những đường chuyền tịnh tiến bóng và 94% về thống kê kéo bóng. Nhưng thứ hạng của anh trong các hạng mục phòng ngự chính lại là một câu chuyện hoàn toàn trái ngược:

-    Pressing: Bách phân vị 3 

-    Tắc bóng: Bách phân vị 8

-    Cắt đường chuyền: Bách phân vị 10

Đó là một hồ sơ rất giống với Luka Modric của Real Madrid – nhưng là phiên bản 36 tuổi, chứ không phải thuở 25. Trong khi đó, những tiền vệ thực sự ưu tú của thế giới bóng đá ngày nay không chỉ sở hữu khả năng phát triển bóng như De Jong, mà còn kết hợp nó với rất nhiều tình huống pressing và đoạt bóng.

Tại PSG, Marco Verratti được ghi nhận bách phân vị từ 98 trở lên trong cả thống kê những đường chuyền tịnh tiến bóng lẫn kéo bóng, trong khi có bách phân vị 90 về thống kê thực hiện pressing và bách phân vị 85 về các pha tắc bóng. 

N’Golo Kante của Chelsea đã trở thành một cầu thủ phát triển bóng kiệt xuất ở độ tuổi được gọi là “lão tướng” – được ghi nhận bách phân vị 90 về số đường chuyền tịnh tiến bóng mỗi 90 phút; bách phân vị 94 về số lần kéo bóng – nhưng vẫn duy trì khả năng phòng ngự đáng nể mặc dù đã giảm bớt so với trước đây: Bách phân vị 61 về số lần pressing mỗi 90 phút, 73 về số pha tắc bóng, và 77 về số lần cắt đường chuyền. 

Và Thiago của Liverpool đã làm tất cả những điều đó với đẳng cấp của một tiền vệ siêu sao: Bách phân vị 99 về số đường chuyền tịnh tiến bóng, 98 về số lần kéo bóng, 59 về số lần pressing, 90 về số pha tắc bóng, và 88 về số lần cắt đường chuyền.  

Những con số thống kê này chỉ đo lường các hành động diễn ra với quả bóng, nhưng De Jong vốn dĩ cũng chẳng phải một cầu thủ nổi tiếng về khả năng chọn vị trí; anh không giống cựu ngôi sao NBA Shane Battier, người có khả năng tạo ảnh hưởng lên các trận đấu theo những cách chẳng thể định lượng được. (Nếu anh có thể làm vậy, Barcelona sẽ thường xuyên giành chiến thắng hơn rất nhiều). Tuy nhiên, trên thực tế, đó là một khía cạnh đã phát triển đáng kể sau khi anh rời Ajax. Mặc dù tiền vệ người Hà Lan đã bị Myron Boadu của Monaco vượt mặt trong thống kê dưới đây vào cuối mùa giải vừa qua, nhưng điều đó chẳng ảnh hưởng gì đến thông tin này cả:

Theo số liệu do FBref cung cấp, Frenkie de Jong đã có được những cơ hội dứt điểm ngon ăn thường xuyên hơn bất kỳ ai trong top 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu vào cuối tháng 4 năm nay (được xác định bằng giá trị bàn thắng kỳ vọng trung bình của mỗi cú dứt điểm không phải penalty). Và vào mùa giải 2020-21, người đứng đầu trong thống kê này cũng chính là anh.

De Jong đã trở thành một cầu thủ di chuyển không bóng khá hiệu quả ở Barcelona. 

Ví dụ, trong pha lập công vào lưới Valencia hồi tháng 2, anh thực hiện một pha chạy về phía trước, mở ra một vài khoảng trống cho hậu vệ trái Jordi Alba, tiếp tục di chuyển về phía trước, nhận thấy tiềm năng xuất hiện một quả tạt, và đánh bại hậu vệ đang cố truy cản mình: https://www.youtube.com/watch?v=V23FZ2BCgQo&t=60s

Và trước Alaves hồi tháng 1, anh di chuyển vào khoảng trống xuất hiện bên trái hàng thủ đối phương, không nhận được bóng, nhưng vẫn không rời vòng cấm, và cuối cùng có được phần thưởng là một pha đệm bóng cận thành: https://www.youtube.com/watch?v=kxdV5VgAiPc

De Jong được ghi nhận bách phân vị 95 trong số các tiền vệ ở La Liga về số lần nhận lấy những đường chuyền tịnh tiến bóng, và thống kê số lần chạm bóng trong vòng cấm trung bình của anh tại Barcelona nhiều hơn tại Ajax (2,3 so với 1,9). Tuy nhiên, sự gia tăng của việc tham gia vào những tình huống diễn ra quanh khung thành vẫn chỉ dẫn đến 8 pha lập công và 9 đường kiến tạo trong 3 mùa giải chơi bóng ở La Liga. 

Hiện tại, De Jong trông giống một cầu thủ có thể phát triển bóng một cách thực sự đặc sắc và tạo nên tác động với những pha di chuyển không bóng vào vòng cấm. Nhưng để có thể khai thác được hai khả năng đó từ anh, đội bóng phải tính đến đặc điểm không đóng góp nhiều cho giai đoạn phòng ngự của tiền vệ người Hà Lan. Anh không có khả năng tạo nên những khoảnh khắc khác biệt làm thay đổi trận đấu, và cũng chẳng phải một cầu thủ mà bạn có thể chỉ việc lắp vào đội và mong đợi những tác động tích cực sẽ đến ngay lập tức, bất kể các đồng đội quanh anh là những cầu thủ như thế nào.

MU tiến một bước mới trong thương vụ De Jong
Theo nhà báo Fabrizio Romano, MU đang tiến gần hơn tới việc đạt thỏa thuận với Barca trong nỗ lực đưa tiền vệ Frenkie De Jong về Old Trafford.

NHỮNG THAY ĐỔI, CHUYỂN BIẾN NÀO CÓ THỂ DIỄN RA?

Có cảm giác không công bằng cho lắm khi so sánh De Jong với những cầu thủ như Thiago, Kante và Verratti, nhưng ít nhất anh đã cho thấy bản thân có tiềm năng tạo nên tác động tương tự ở một đội bóng vào thời còn chơi cho Ajax. Thêm vào đó, mức phí chuyển nhượng của ngôi sao người Hà Lan – đưa anh trở thành tiền vệ đắt giá thứ hai vào thời điểm đó, sau Paul Pogba (105 triệu euro), và hiện tại là thứ ba sau khi Real Madrid trả cho Monaco 80 triệu euro để có được Aurelien Tchouameni – cho thấy thị trường cũng nghĩ như vậy. 

Nhưng rất ít cầu thủ có thể hoàn toàn tách khỏi môi trường của họ. Bất kỳ ai cũng đều sẽ bị ảnh hưởng bởi các đồng đội, HLV trưởng, ban huấn luyện và môi trường của CLB mà họ đang cống hiến. Và cùng với Manchester United, Barcelona có lẽ là CLB lớn được vận hành tệ nhất thế giới. Trong khi đó, Ajax chắc chắn là một trong những CLB được vận hành tốt nhất: Có một bản sắc rõ ràng, nhưng cũng đủ linh hoạt để khai phá tối đa tiềm năng của các cá nhân mà họ sở hữu, bằng cách sẵn sàng nhượng bộ khi cần thiết. Không phải ngẫu nhiên mà De Jong cho thấy sự thoải mái hơn trên sân đấu tại Ajax, thay vì Barcelona. 

Tại Barcelona, De Jong cho đến nay đã trải qua 4 đời HLV trưởng – tất cả đều có những phong cách chiến thuật khác nhau – trong 3 mùa giải. CLB đã có 2 đời chủ tịch kể từ khi anh gia nhập. Cảnh sát từng đột kích vào trụ sở của CLB – đó là một phần của một cuộc điều tra tài chính. Cầu thủ xuất sắc nhất CLB, Lionel Messi, đã buộc phải ra đi trong nước mắt vào mùa hè năm ngoái mặc dù anh tha thiết ở lại. Và hiện tại, CLB đang hoạt động với một tình cảnh hết sức kỳ cục: Một mặt, họ không có khả năng chi tiêu theo các quy định tài chính của LaLiga, và một mặt, họ đang công khai “tán tỉnh” mọi siêu sao đắt giá và lớn tuổi trên thế giới. 

Dưới thời Pep Guardiola và Luis Enrique, Barcelona là nơi bạn đến để thành công: Trước khi đến với CLB này, bạn đã được lựa chọn kỹ càng theo một số đặc điểm của bản thân, nhờ đó bạn sẽ ăn khớp với phần còn lại của một đội bóng được đánh giá cao về khả năng vô địch Champions League. Còn giờ đây, nó đã trở thành một CLB mà bạn đến để thất bại. 

Ba bản hợp đồng đắt giá nhất lịch sử CLB – Philippe Coutinho (160 triệu euro), Antoine Griezmann (120 triệu euro) và Ousmane Dembele (105 triệu euro) – đều đã trở thành những cầu thủ tự do hoặc đã chuyển sang đội bóng khác. Ngoài 3 người đó, CLB đã chi khoảng 400 triệu euro cho 10 cầu thủ khác trong 5 mùa giải qua: De Jong, Miralem Pjanic, Malcom, Paulinho, Clement Lenglet, Nelson Semedo, Arthur, Francisco Trincao, Neto, Sergino Dest, và Junior Firpo. Chỉ có 4 người trong số họ vẫn còn chơi cho Barcelona ở mùa giải trước, và De Jong là cầu thủ duy nhất được chơi ít nhất 2000 phút. 

Có thể Barcelona thực sự tệ trong việc xác định đúng những cầu thủ phù hợp, nhưng khi những cái tên cứ tiếp tục xếp chồng lên nhau, có vẻ như CLB này chỉ đơn giản là chẳng thể đặt những cầu thủ mà họ ký hợp đồng vào đúng vị trí để tỏa sáng. Và nếu De Jong được đưa vào đúng vị trí để phát huy hết tiềm năng, mọi chuyện chắc chắn sẽ khác đi rất nhiều so với những gì chúng ta đã thấy ở Barcelona. 

 

Giờ đây, tiềm năng xuất hiện một cuộc tiến hóa đã trở nên cực thấp (nhưng điều đó không có nghĩa là một ai đó không nên thử nghiệm De Jong ở vị trí… trung vệ chỉ để chúng ta được thấy điều gì có thể xảy ra). Và có thể chàng trai này sẽ chẳng bao giờ thực sự có mặt trong những cuộc trò chuyện về các tiền vệ xuất sắc nhất thế giới. Nhưng nếu được chơi bóng dưới sự dẫn dắt của Pep Guardiola hoặc Jurgen Klopp, liệu họ có thể tìm ra cách để giúp anh thăng hoa không? Không có lý do nào để phủ nhận khả năng ngôi sao người Hà Lan trở thành một phiên bản của những gì Ilkay Gundogan đã làm ở Manchester City trong vài năm qua, đưa quả bóng lên phía trước và xâm nhập vào vòng cấm trong khi Rodri và Kyle Walker bọc lót ở phía sau. 

Tuy nhiên, thay vào đó, De Jong đang ở trong một tình cảnh kỳ lạ mà rất nhiều ngôi sao tiềm năng lớn đã trải nghiệm: Đủ đắt để chỉ một vài CLB có khả năng ký hợp đồng với mình, nhưng không đủ hấp dẫn vì những yếu điểm đi kèm với mức giá cao ngút để khiến các CLB tốt nhất, có một kế hoạch, một cấu trúc và một môi trường được xây dựng để tạo nên sự thành công, sẽ quan tâm đến anh một cách nghiêm túc. 

Trong khi De Jong từng thăng hoa ở một CLB nhỏ hơn nhưng nhận thức rõ về mục đích, về đường lối và về những gì họ cần làm, thì giờ đây anh thực sự chỉ là một sự lựa chọn của các CLB lớn đang bị rối loạn chức năng, đôi khi thành công chỉ vì họ kiếm được quá nhiều tiền. Nếu tiền vệ người Hà Lan gia nhập Man United, tôi lo rằng mình sẽ có thể tái hiện lại bài viết này một lần nữa trong vài năm tới – với chỉ một vài từ được thay đổi. 

Theo Ryan O’Hanlon, ESPN.

 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Đêm huyền ảo ở Munich

Thật không tưởng và kỳ lạ, nhưng giờ tôi có thể nói với bản thân mình, ‘Chúa ơi, thì ra cảm giác vô địch là thế này! Tôi luôn luôn tự hỏi nó sẽ như thế nào, nhưng giờ tôi đã biết rồi!’.

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Lại một lần nữa trong những ngày tháng 11, Pep Guardiola lại quyết định gia hạn hợp đồng với Manchester City sau 2 lần gia hạn trước đó vào năm 2020 và 2022. Bản hợp đồng mới cho phép Pep gắn bó thêm 2 năm với đội chủ sân Etihad và đánh dấu cột mốc tròn 1 thập kỷ chiến lược gia vĩ đại này dẫn dắt nửa xanh thành Manchester.

Rodri: "Có nhiều thứ bạn sẽ không thể học được qua trường lớp mà phải tự chiêm nghiệm theo thời gian"

Khôn khéo trong cách ăn nói, kín đáo trong phong cách ăn mặc, là một người có học thức khi đã tốt nghiệp đại học và một cơ thể không dính một hình xăm... Có thể nói Rodri giống như một "cánh chim vừa lạ, vừa đặc biệt" trong thế hệ các cầu thủ đang thi đấu ở bóng đá hiện đại. Và ở cuộc phỏng vấn với Esquire, chúng ta sẽ có dịp hiểu nhiều hơn về con người và lối suy nghĩ của Rodri - cầu thủ đang chơi cho Man City vừa đoạt được danh hiệu Quả bóng vàng năm 2024.

Nghịch lý Vinícius Júnior

Vinícius Júnior đã thất bại trong cuộc đua Ballon d’Or vào tháng trước, nhưng bạn hãy thử nói với người hâm mộ Real Madrid rằng anh thực sự không xứng đáng giành Quả Bóng Vàng mà xem. “Vinícius, Ballon d'Or,” đám đông khán giả tại Santiago Bernabeu đã hát đi hát lại câu này vào hôm thứ 7, khi tiền đạo người Brazil lập hattrick trong chiến thắng 4-0 của Madrid trước Osasuna.

Luis Nani: Cuộc đời xoay trong những điệu santo

Gần 40 tuổi, thay vì lựa chọn nghỉ hưu ở những bãi biển xinh đẹp, Nani vẫn tiếp tục chơi bóng. Chẳng quan trọng là Manchester United lừng danh thế giới, Valencia đình đám một thời hay Sporting Lisbon giàu truyền thống, chỉ cần được ra sân và cống hiến, như thế là đủ mãn nguyện đối với ngôi sao người Bồ Đào Nha.

Ruben Amorim: "Tôi sẽ làm tất cả để đưa Man Utd trở về vị thế của mình"

Sau khi đặt chân đến Man Utd, tân HLV Ruben Amorim đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên với phóng viên của CLB là Harry Robinson, ngay tại sân Old Trafford. Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nội bộ này, nhà cầm quân trẻ người Bồ Đào Nha đã giải thích lý do anh chọn đến đội chủ sân Old Trafford, cũng như khái quát về triết lý bóng đá của mình. Và đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn ấy.

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Từ một cái tên từng nổi lên tại xứ sở sương mù trong màu áo Newcastle cách đây gần một thập kỷ, rồi bất ngờ ngụp lặn bởi những ca chấn thương, Ayoze Perez giờ đây đã quay trở về quê hương Tây Ban Nha ấm áp và trở thành nguồn cảm hứng kỳ lạ mang đến nét tươi mới cho Villarreal trong mùa giải năm nay.