Darijo Srna: Người Balkan mang hồn Ukraine

Tác giả Ole - Chủ Nhật 08/05/2022 13:44(GMT+7)

Zalo

Trải qua 15 năm gắn bó sự nghiệp cùng Shakhtar Donetsk, sau đó quay trở về giữ vị trí Giám đốc bóng đá của CLB vào năm 2020, thật dễ hiểu vì sao mối lương duyên giữa Darijo Srna với đội bóng vùng Donbass lại sâu đậm đến như vậy, một thứ tình cảm đủ để khiến cựu ngôi sao người Croatia có thể làm tất cả vì các cầu thủ của mình.

Trải qua 15 năm gắn bó sự nghiệp cùng Shakhtar Donetsk, sau đó quay trở về giữ vị trí Giám đốc bóng đá của CLB vào năm 2020, thật dễ hiểu vì sao mối lương duyên giữa Darijo Srna với đội bóng vùng Donbass lại sâu đậm đến như vậy, một thứ tình cảm đủ đ
 
Với tổng cộng 134 lần khoác áo ĐTQG, Darijo Srna chỉ kém duy nhất Luka Modric về số lần thi đấu cho Croatia. Mặc dù là một hậu vệ phải, nhưng cầu thủ sinh năm 1982 này đã ghi được tổng cộng 22 bàn thắng trên đấu trường quốc tế và có tới 3 lần đeo băng thủ quân để dẫn dắt Croatia tại các giải đấu lớn (EURO 2012, 2016, World Cup 2014), sau khi huyền thoại Niko Kovac giải nghệ.

Thế nhưng, trong suốt gần hai thập kỷ chơi bóng đỉnh cao, Ukraine mới được xem là “quê hương” của Srna. Từng chuyển tới khoác áo Shakhtar Donetsk khi mới 21 tuổi và gắn bó với đội bóng này trong suốt 15 năm, không khó để lý giải thứ tình cảm gắn kết vô hình mà Srna luôn dành cho CLB vùng Donbass. Tại đây, anh từng ra sân tổng cộng 536 trận và giành tới 10 chức VĐQG, bên cạnh đỉnh cao là một danh hiệu UEFA Cup mùa 2008/09. 
 
Sau khi kết thúc sự nghiệp cầu thủ tại Cagliari vào năm 2019, Srna đã lập tức quay trở lại Donetsk dưới tư cách trợ lý huấn luyện viên và chỉ đúng một năm sau, anh được bổ nhiệm lên giữ vai trò Giám đốc bóng đá của đội bóng. Không quá khi nói rằng, Darijo Srna chính là biểu tượng của Shakhtar Donetsk. Chính bởi vậy, cũng hoàn toàn dễ hiểu khi cuộc xung đột chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã tác động mạnh đến tâm lý đồng thời thúc đẩy tình yêu mà cầu thủ người Croatia dành cho xứ sở mình từng gắn bó trong suốt cuộc đời chơi bóng.

Trải qua 15 năm gắn bó sự nghiệp cùng Shakhtar Donetsk, sau đó quay trở về giữ vị trí Giám đốc bóng đá của CLB vào năm 2020, thật dễ hiểu vì sao mối lương duyên giữa Darijo Srna với đội bóng vùng Donbass lại sâu đậm đến như vậy, một thứ tình cảm đủ đ
 
“Tôi đã sống ở Ukraine còn nhiều hơn Croatia. Bây giờ, tôi là một người Ukraine. Tôi cảm thấy tự hào khi được sống ở đây và tôi chắc chắn rằng trong tương lai, mình vẫn sẽ tiếp tục sống ở Ukraine”, Srna cho biết, “Những người dân Ukraine thật tuyệt vời. Họ tốt bụng, lạc quan và suy nghĩ tích cực. Họ chẳng bao giờ làm điều gì xấu với bất kỳ ai”.       
 
“Tôi thấu hiểu nổi đau của họ bởi tất cả đều chỉ muốn chung sống trong hòa bình. Tổng thống Ukraine và những cộng sự của ông ấy đều là những người anh hùng. Đối với tôi, họ chính là những người chiến thắng nhưng chúng ta hãy cầu nguyện để cuộc chiến này kết thúc càng sớm càng tốt. Như thế là quá đủ rồi”, Srna chia sẻ. 
 
Thực tế là Shakhtar đã không còn trụ sở tại Donetsk từ năm 2014, khi các nhóm ly khai phía Đông do Nga hậu thuẫn liên tục gây xung đột ở khu vực Donbass. Sân vận động Donbass Arena, nơi từng tổ chức trận bán kết EURO 2012, bây giờ đã rơi vào tình trạng… vô chính phủ. Hệ quả là Shakhtar đã phải chơi các trận sân nhà ở Lviv, Kharkiv và gần đây nhất là Kyiv, cho đến khi “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Tổng thống Nga, Vladimir Putin chính thức được khởi động vào tháng 2/2022 cũng là thời điểm giải Ngoại hạng Ukraine phải dừng lại.
 
Srna có thể rời Kyiv để đi đến một nơi an toàn tại Zagreb chỉ sau một tuần nhưng nhiều cầu thủ Ukraine thì khác, họ được yêu cầu ở lại đất nước. Trả lời phỏng vấn trước báo giới, cựu danh thủ Croatia thẳng thắn chia sẻ: “Shakhtar đã mất đi ngôi nhà của mình tới hai lần. Bạn không thể tìm thấy một CLB nào khác mất đi hai ngôi nhà chỉ trong vòng 8 năm. Khi chúng tôi phải rời Donbass Arena, chúng tôi đã đánh mất những người hâm mộ và thành phố của mình. Chúng tôi đã mất tất cả”. 

Trải qua 15 năm gắn bó sự nghiệp cùng Shakhtar Donetsk, sau đó quay trở về giữ vị trí Giám đốc bóng đá của CLB vào năm 2020, thật dễ hiểu vì sao mối lương duyên giữa Darijo Srna với đội bóng vùng Donbass lại sâu đậm đến như vậy, một thứ tình cảm đủ đ
 
“Những lời nói bây giờ là không đủ, chúng ta cần phải hành động nhiều hơn. Mọi người cần phải làm nhiều hơn để ngăn chặn chiến tranh tại Ukraine. Đất nước này không phải mới chỉ xảy ra chiến tranh trong vòng 44 ngày. Sự thật là chiến tranh đã diễn ra ở đây 8 năm rồi. Chúng tôi phải chịu nhiều mất mát và rất cần mọi người trên thế giới sát cánh cùng Ukraine, với một điều gì đó cụ thể hơn, thay vì những lời nói”, Srna bày tỏ thái độ kiên quyết.     
 
“Một nơi cách Ukraine tận 20.000 km mà đi nói về chiến tranh thì nghe thật ngớ ngẩn. Hãy tới Mariupol, Bucha, Chernihiv, bạn sẽ hiểu ra vấn đề và thay đổi quan điểm của mình. Tôi mong rằng thế giới đừng ngủ quên nữa. Nó phải sớm thức dậy và làm mọi thứ để thay đổi tình hình này”. 
 
Bên cạnh đó, Srna cũng tiết lộ anh đã nói chuyện với nhiều cầu thủ Nga phản đối chiến tranh nhưng anh khẳng định sẽ không nói ra tên của họ bởi điều đó có thể khiến họ phải… ngồi tù, “Đó chính là cuộc sống ở nước Nga bây giờ”, cựu thủ quân Shakhtar Donetsk thở dài cho biết. 
 
Người Ukraine bây giờ không còn ai quan tâm đến bóng đá, ngay cả khi ĐTQG nước này vẫn còn một trận play-off vòng loại World Cup với Scotland nhưng chẳng biết đến lúc nào mới có thể tổ chức. Mặc dù vậy thì thể thao vẫn luôn được xem như một liệu pháp hiệu quả trong nỗ lực hàn gắn dân tộc và Srna tin rằng các cầu thủ nên xuất hiện trên sân cỏ thay vì trong trại lính. Theo đó, Shakhtar Donetsk đã bắt đầu thực hiện chuyến “Du đấu vì hòa bình” bằng trận giao hữu với Olympiacos, lần đầu tiên mà họ được chơi bóng kể từ thời điểm Nga tiến hành xâm lược Ukraine. Những trận đấu tiếp theo với Lechia Gdansk, Fenerbahce và Hajduk Split cùng tất cả các khoản thù lao kiếm được đều được ban lãnh đạo Shakhtar dành tặng cho cuộc viện trợ nhân đạo tại quê hương. 
 
Darijo Srna thực sự biết ơn những hành động hỗ trợ mà cộng đồng bóng đá quốc tế dành cho đội bóng của mình, “Tôi đã nói chuyện với Chủ tịch của Olympiacos, ông Evangelos Marinakis và con trai ông chỉ hai ngày trước khi trận đấu diễn ra và chúng tôi đồng ý tham gia trận giao hữu này. Tất cả số tiền đã được chuyển đến Ukraine. Vì vậy, chúng tôi cảm thấy biết ơn và tôn trọng họ”.
 
“Ông ấy thậm chí còn đề xuất về việc chúng tôi ở lại Hy Lạp trong hai tháng và ông ấy sẽ chi trả mọi chi phí, thậm chí sẵn sàng nhường sân thi đấu cho chúng tôi. Trong khi có rất nhiều đội bóng hay các lãnh đạo khác muốn nhân cơ hội này chỉ để chiêu mộ cầu thủ Shakhtar miễn phí nhưng Evangelos thì không làm vậy”, Srna cho biết. 
 
Kết quả trận giao hữu không mang nhiều ý nghĩa khi Shakhtar để thua 0-1 trước Olympiakos. Tuy nhiên, sự kiện thú vị là trên lưng áo của các cầu thủ lại in tên các thành phố của Ukraine chứng kiến xung đột chiến tranh, “Đội bóng của tôi chính là tập thể của những người anh hùng. Khi tôi hỏi họ đã sẵn sàng để bước ra sân thi đấu hay chưa? Họ lập tức trả lời, ‘Darijo, chúng tôi là người Ukraine, chúng tôi luôn sẵn sàng cho bất cứ điều gì’. Hôm nay, chúng tôi có Dmytro Myshnyov thi đấu, anh ấy là đội trưởng của Mariupol. Bây giờ anh ấy chẳng còn gì cả, từ nhà cửa cho đến xe hơi, tất cả đều bị chiến tranh tàn phá. Chúng tôi muốn đưa anh ấy đến đây để chơi bóng vì anh ấy xứng đáng được xem như một biểu tượng cho tinh thần chiến đấu kiên cường của những người dân Ukraine”.
 
Không chỉ trải qua một sự nghiệp cầu thủ đầy viên mãn, Darijo Srna giờ đây vẫn đang tiếp tục bước trên con đường của một người đàn ông sẵn sàng làm tất cả để chiến đấu vì hòa bình, một sứ mệnh còn lớn hơn cả bóng đá. Anh sinh ra là một người con Croatia, một người Balkan nhưng rồi lại mang trong mình linh hồn và niềm kiêu hãnh của một chiến binh Ukraine đích thực.
     
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Nụ cười của Đình Triệu

Năm 2018, thời điểm bóng đá Việt Nam lên đồng, Nguyễn Đình Triệu có thể giống như tất cả chúng ta, hòa mình cùng niềm vui trên đường phố, bên bàn nhậu, trong quán cafe hay ở một góc nào khi đội tuyển U23 mở ra một chuỗi thành công và danh tiếng cho bóng đá Việt Nam.

Trong năm 2024, liệu có ai vượt qua hoặc sánh ngang với Lionel Messi và Cristiano Ronaldo?

Kỷ nguyên Lionel Messi và Cristiano Ronaldo đã chính thức kết thúc vào năm 2024. Lần đầu tiên kể từ năm 2003, không một ai trong số họ lọt vào danh sách ứng cử viên cho danh hiệu Ballon d’Or, tức Quả Bóng Vàng. Và tất cả chúng ta đều biết rằng, cuộc bình chọn Quả Bóng Vàng chính là “Bảng Phong Thần” cao quý, danh giá nhất của lịch sử bóng đá dành cho những cá nhân kiệt xuất nhất.

X
top-arrow