Daniele De Rossi - Chuyện của người hộ vệ thành Rome

Tác giả SW - Chủ Nhật 22/05/2016 18:01(GMT+7)

Trận đấu giữa Real Madrid và AS Roma - vòng knock out Champions League vừa qua, khoảnh khắc khi Francesco Totti được tung vào sân, các cổ động viên của Real đã đứng dậy vỗ tay còn các cầu thủ Real chào Totti bằng những nụ cười và những cái bắt tay. Đó là trận cầu cuối cùng của Hoàng tử thành Rome tại Champions League, và cái ngày Totti thực sự chia tay Roma, hẳn sẽ có cả một buổi lễ lớn được tổ chức và sẽ có hàng vạn cổ động viên phải rơi nước mắt vì anh. Nhưng ở Roma không chỉ có mình Totti có một lòng trung thành như thế. Họ còn có Daniele De Rossi.

Bóng đá 24h gửi đến các bạn đọc các video bóng đánhận đinh bóng đá hôm nay nhanh chóng nhất

De Rossi là người hộ vệ thành Rome

ĐỘI TRƯỞNG CỦA TƯƠNG LAI

Ngày 30 tháng 10 năm 2001. Phút 71 trận đấu giữa Roma và Anderlecht, một cầu thủ được tung vào sân bên phía AS Roma thay cho Ivan Tomic. Anh chàng với khuôn mặt trẻ măng, thân hình khá gầy và mới 18 tuổi. Anh ta người Ý và mang cái tên cũng đậm chất Ý: Daniele De Rossi. Hơn 15 năm. Từ con số một đến hơn năm trăm trận đấu. Từ anh chàng trẻ măng đến một chiến binh kì cựu. Từ một khuôn mặt nhẵn nhụi đến hàm râu quai nón rậm rạp. Nhiều thứ thay đổi chỉ có De Rossi cùng màu áo As Roma là vẫn vậy.

Roma - trung tâm của đế quốc La Mã lừng lẫy trong lịch sử, nổi tiếng với sự hùng mạnh và đội quân thiện chiến tuyệt vời. Còn không ít những dấu vết của đế chế ấy ở nơi đây. Đó là đền Pantheon - ngôi đền của những vị thần hay đấu trường Colosseum hùng vĩ, và nếu vẫn cần tìm kiếm thêm những nét cổ đại ấy ở Roma thì có lẽ đó chính là De Rossi. Anh sinh ra tại Roma và dường như mang những vẻ đẹp của những chiến binh La Mã, bền bỉ mạnh mẽ và khát khao chiến đấu hết mình.

Những thứ ấy khiến cho anh luôn được đánh giá là một trong những tiền vệ phòng ngự hàng đầu thế giới gần một thập kỉ qua. Anh gần như làm tốt mọi thứ; từ kỹ năng của một tiền vệ - chuyền bóng, khả năng quan sát hay chọn vị trí đến kỹ năng của một hậu vệ với sự bền bỉ, khả năng đọc tính huống cùng với sự chính xác trong những tính huống tranh cướp bóng. Và có lẽ chỉ có hai thứ khiến cho De Rossi không thể trở thành một ngôi sao thực sự đó chính là tính khí nóng nảy và… lòng trung thành với AS Roma.

Trong suốt sự nghiệp của De Rossi những thẻ phạt và những án treo giò là điều xuất hiện thường xuyên, 10 chiếc thẻ đỏ và…121 chiếc thẻ vàng chỉ tính riêng trong màu áo Roma phần nào chứng minh cho điều ấy. Năm 2006 khi đang là một tài năng đầy hứa hẹn cùng Italia tham dự World Cup tại Đức và được tin tưởng cho một vị trí chính thức trong đội hình, nhưng một cú củi trỏ vào mặt Brian McBride khiến De Rossi trở thành một khán giả bất đắc dĩ cho tới trận chung kết tại Olimpiastadion Berlin.

Năm 2012, khi đang ở đỉnh cao phong độ, Derby thủ đô, anh đấm thẳng vào mặt Stefano Mauri và nhận thẻ đỏ rời sân. Năm 2014, khi đã là một trong những cầu thủ kinh nghiệm nhất đội bóng một cú đánh vào mặt Icardi và sau đó nhận án treo giò 3 trận. Một cầu thủ dù xuất sắc đến mấy nhưng với một cái đầu luôn nóng nảy quá mức cần thiết - thì với nhiều người - không thể trở thành một thủ lĩnh thực sự được. Nhưng nóng nảy chẳng phải là điều mà De Rossi được thừa hưởng từ người đội trưởng Francesco của mình hay sao. May mắn cho Roma, tính cách bốc đồng ấy không phải là điểm chung duy nhất giữa họ.

De Rossi trải qua rất nhiều thăng trầm cùng Roma
Nhắc đến lòng trung thành ở Roma, người ta nghĩ ngay đến Totti nhưng nên nhớ rằng De Rossi cũng chưa từng chơi cho một câu lạc bộ nào ngoài Giallorossi cả. Với tài năng của mình, không biết bao nhiêu lần các đội bóng lớn muốn có sự phục vụ của anh. Và thực sự có thời điểm nào đó De Rossi đã nghĩ đến chuyện ra đi hay chưa thì chúng ta không thể biết được chỉ biết rằng:

Năm 2010 trước sự quan tâm của Real Madrid, anh khẳng định rằng anh sẽ ở lại Roma không chỉ là đến khi hết hợp đồng mà là hết cả sự nghiệp của mình. Hè năm 2012 sau một kỳ Euro thành công, một loạt thông tin rằng anh sẽ chuyển đi. Anh trả lời một cách thẳng thắn: “Tôi có thể chuyển đi vào một ngày nào đó để có thể kiếm nhiều tiền hơn hay dành được những danh hiệu danh giá nhưng khi ấy tôi sẽ nói với các cổ động viên một cách thẳng thắn và công khai”. Mùa giải 2012- 2013 giữa lúc câu lạc bộ gặp khủng hoảng dưới thời Zdenek Zeman và bản thân De Rossi cũng không có được phong độ tốt nhất, các Romanista gần như mất niềm tin vào đội bóng của mình. Người ta tưởng rằng đó là lúc thích hợp để anh nói lời chia tay trước sự theo đuổi mạnh mẽ đến từ Man United nhưng câu trả lời vẫn là không.

Và cứ thế De Rossi vẫn ở lại đây, trên khán đài của Olimpico lại là dòng chữ “De Rossi non si tocca” – (De Rossi là không thể bị chạm tới). Và trên những chặng đường đầy thăng trầm của As Roma luôn có hình bóng của anh. Mỗi khi thiếu vắng Totti vì lý do nào đó, De Rossi sẽ trở thành người thủ lĩnh của AS Roma cùng với chiếc băng đội trưởng còn khi Totti vẫn ở đó thì anh sẽ lại đứng đúng với vị trí của mình.
 
Ở Rome người ta vẫn gọi Totti là Hoàng tử, Aquilani cũng từng được gọi một cách đầy trìu mến là Hoàng tử bé. De Rossi có lẽ không hợp với những cái tên gọi kiểu như thế người ta gọi anh là “Capitan Futuro” có nghĩa là “Người đội trưởng tương lai” nhưng tương lai ấy là khi nào thì chính anh lại không phải là người có thể quyết định

NGƯỜI BỊ NHỮNG DANH HIỆU XA LÁNH

Người ta vẫn tiếc nuối cho Totti. Rằng Totti xứng đáng được nhiều hơn những gì đã đạt được, rằng nếu anh chọn một bến đỗ khác thì những gì anh đạt được chắc chắn sẽ không chỉ là một chức vô địch Serie A. Vậy De Rossi thì sao?

De Rossi được lên đội một là lúc Roma vừa vô địch Serie A sau 18 năm chờ đợi và thật buồn là kể từ khi anh xuất hiện, Giallorossi tiếp tục một chu kỳ chờ đợi danh hiệu ấy một lần nữa. Và thế là Totti ít nhất còn có 1 Scudetto để an ủi thì De Rossi sau gần 400 trận đấu cùng 37 bàn thắng những gì anh giành được chỉ là những lần về nhì đầy tiếc nuối, còn danh hiệu cá nhân ư? Một lần trở thành cầu thủ trẻ xuất sắc nhất và một lần khác anh trở thành cầu thủ Italia xuất sắc nhất giải đấu. Những thứ ấy quả thực quá ít ỏi so với khả năng và những gì người đội phó đã đóng góp. Nhưng nhắc đến thành công hay những nuối tiếc ở Roma có mấy ai nghĩ về anh đầu tiên

Đó là câu chuyện tại AS Roma còn tại đội tuyển Italia thì sao. Nếu như nói De Rossi chưa dành được điều gì cũng đội bóng áo thiên thanh cũng thì hẳn có người sẽ không đồng ý và nhắc ngay đến chức vô địch World Cup 2006. Nhưng thật ra liệu có mấy ai nhớ đến anh chàng mới 22 tuổi đã làm gì ở World Cup năm ấy (dẫu cho anh là một trong năm người thực hiện thành công loạt penalty trong trận chung kết) và điều mà người ta nhớ đến buồn thay lại là thẻ đỏ trong trận đấu gặp Mỹ ở vòng bảng. Giải đấu mà De Rossi để lại được nhiều dấu ấn nhất trong màu áo đội tuyển là Euro 2012 khi được kéo về đá trung vệ trong sơ đồ 3 trung vệ của Cerase Prandelli thì đáng tiếc Italia không thể vượt qua một Tây Ban Nha vẫn còn quá mạnh với Tiki taka khi ấy.

Vinh quang ở ĐTQG luôn ngoảnh mặt với De Rossi
De Rossi có thể nói là một trường hợp thực sự đặc biệt ở đội tuyển Italia. Với 101 lần khoác lên mình màu áo thiên thanh, đứng thứ 6 trong danh sách những cầu thủ thi đấu nhiều nhất cho Azzurri. Những người đứng trên anh là ai? Là Maldini, là Cannavaro, là Buffon, Pirlo, Di Zoff. Họ, 100% là những ngôi sao, 100% là những huyền thoại của bóng đá Italia. Còn De Rossi có lẽ sẽ thật gượng gạo thì ta gắn cho anh những danh từ mĩ miều ấy. Như một gạch nối giữa hai giai đoạn của bóng đá Italia. Anh xuất hiện là lúc cái đẹp và lãng mạn của bóng đá Italia bắt đầu phai nhạt và dần tan biến. Và thế là để khi nhớ về một Italia đẹp đẽ người ta nhớ về những người đi trước; Là Maldini, Totti hay Cannavaro, Del Piero. Còn nhớ về những nét hoài cổ vẫn còn sót lại người ta nhớ về Buffon hay Pirlo như những hình ảnh tiêu biểu. Với De Rossi? Thực sự sau này khi nhìn lại và nhớ về bóng đá Italia có được mấy ai nhớ về anh.

Ở Roma hay đội tuyển Italia dường như De Rossi đều là nhân vật theo kiểu nhân vật “phụ” chính nhất khi mà những người đi trước những người đàn anh đã quá xuất sắc và vô tình làm người ta quên đi một con người tuyệt vời như đến vậy. Mùa giải này chứng kiến một Roma-thực sự-không Totti và đó là lúc người ta tưởng rằng người đội trưởng tương lai sẽ chính thức bỏ được chữ “tương lai” trong tên gọi của mình nhưng chấn thương và sự xuất hiện của Spaletti trên băng ghế huấn luyện khiến cho anh gần như nằm ngoài những kế hoạch của Roma trong mùa giải. Người Roma dường như đang dần tìm được một biểu tượng mới cho mình, cũng là một người con của Roma, một người cũng yêu Roma đến cháy bỏng, nhưng không phải De Rossi mà là một người trẻ hơn anh đến gần chục tuổi: Alessandro Florenzi.

Còn De Rossi, có lẽ anh chỉ còn biết trách số phận; trách mình xuất hiện không đúng thời điểm để mãi là một điều gì đó không thể tỏa sáng rực rỡ được; để mãi mang thân phận một đội trưởng tương lai. Nhưng dù sao đi nữa, người ta vẫn có thể nhớ về anh như một người con trung thành với AS Roma, một hộ vệ nguyện gắn bó suốt đời để bảo vệ thành Rome vĩ đại.

SW (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.