Đã đến lúc Jadon Sancho phải rời khỏi Man Utd?

Tác giả Đức Thịnh - Thứ Sáu 27/10/2023 10:12(GMT+7)

Jadon Sancho vắng mặt trong buổi chụp hình mùa giải mới cùng toàn bộ cầu thủ và ban huấn luyện Manchester United, đó là một thông tin không bất ngờ. Nhưng từ đó chúng ta cũng hiểu được một vấn đề quan trọng, rằng thời gian của Sancho trong màu áo Quỷ đỏ đang trôi dần về những ngày cuối cùng. 

Một kết quả rõ ràng khi mối quan hệ của tiền vệ người Anh và ông thầy Erik ten Hag không hề có bất cứ dấu hiệu của sự hàn gắn nào sau vụ lùm xùm diễn ra từ 6 tuần trước. Sancho vẫn giữ nguyên quan điểm không chấp nhận xin lỗi Erik ten Hag bất chấp những lời khuyên nhủ từ đồng đội. Động thái này sẽ dẫn đến một hệ lụy duy nhất. Sancho phải ra đi ngay lập tức! 

Jadon Sancho gần như chắc chắn phải rời Man Utd vì mâu thuẫn với Erik ten Hag.

 

Gần như chắc chắn HLV Erik ten Hag sẽ làm mọi cách để tống khứ Sancho rời khỏi Old Trafford ngay khi phiên chợ đông mở cửa, bất chấp dưới dạng mua đứt hay chỉ là một bản hợp đồng cho mượn ngắn hạn. Như thế đã là quá đủ rồi!

Giữa một mùa giải đầy giông bão xuất hiện cả trong lẫn ngoài sân cỏ, từ thành tích thi đấu của toàn đội cho đến những câu chuyện động trời bên ngoài hậu trường, và giờ đây BLĐ đội bóng vẫn tiếp tục đối mặt với cơn đau đầu mang tên Sancho – cầu thủ được đưa về từ 2 năm trước với mức giá 85 triệu euro, hưởng mức lương 350.000 euro/tuần nhưng chưa bao giờ cho thấy bản thân mình xứng đáng với khoản đãi ngộ đó.

Mối quan hệ “cơm không lành, canh chẳng ngọt” của Erik ten Hag và Sancho, đã đưa chúng ta hồi tưởng lại tình cảnh của Man Utd cách đây 5 năm, khi Jose Mourinho cũng công khai chỉ trích Paul Pogba gay gắt, dù câu chuyện này chưa bao giờ được chiến lược gia người Bồ Đào Nha trực tiếp phơi bày trước truyền thông giống như Erik ten Hag. 

Cụ thể, sau nhiều kết quả thất vọng của Man Utd ở mùa giải 2018/2019, đặc biệt là trận hòa 2-2 trước Southampton với tâm điểm là sự hời hợt trong lối chơi của Pogba, Mourinho đã mắng xối xả vào tiền vệ người Pháp ngay trong phòng thay đồ: “Mày không chơi bóng. Mày không tôn trọng đồng đội và người hâm mộ. Mày giết chết tinh thần của những con người thành thật xung quanh. Mày giống như người bị cúm, mang trong mình virus và truyền nó sang cho người khác”. 

Và kết quả thì chúng ta cũng đã biết. Mourinho phải tráp sa thải tức tưởi chỉ 2 tuần sau đó. Còn Pogba được dịp vênh mặt với đồng đội, đồng thời đăng bài phản cảm trên trang cá nhân. Sau tất cả, thời gian đã chứng tỏ Mourinho đã đúng khi đưa ra lời nhận xét về Pogba. Còn BLĐ Man Utd sai lầm khi lựa chọn bênh vực Pogba thay vì tin tưởng Người đặc biệt. Một Pogba là trụ cột đưa ĐT Pháp chinh phục World Cup 2018 nhưng chỉ là “bóng ma” vật vờ tại Man Utd suốt nhiều năm trời, là mầm mống gây họa trong phòng thay đồ CLB, cho đến tận ngày ra đi.

Vụ việc Erik ten Hag – Sancho gợi cho chúng ta nhớ về trường hợp của Jose Mourinho - Paul Pogba hồi năm 2018.

 

Đã 5 năm trôi qua kể từ khoảnh khắc đó, giờ đây Sancho cũng chính là một “Pogba thứ 2” tại Old Trafford. Nhưng lần này gần như chắc chắn lịch sử khó lòng lặp lại. Man Utd muốn tìm lại ánh hào quang trong quá khứ, BLĐ đội bóng hiểu rằng họ phải mạnh tay loại bỏ từng “con virus gây bệnh” ra khỏi tập thể ấy. Ghế nóng của Erik ten Hag có thể chưa được đảm bảo ngay cả khi Quỷ đỏ đang cho thấy dấu hiệu của sự hồi sinh, tuy nhiên Sancho cần phải ra đi. 

Man Utd không thể mạnh lên khi họ vẫn còn sự hiện diện của một cầu thủ vô kỷ luật trong tập luyện, thiếu quyết tâm trong thi đấu, tuy vậy vẫn liên tục rao giảng rằng bản thân đã cố gắng làm việc chăm chỉ theo từng ngày. Trong cuộc chiến ngầm tại Man Utd lần này, rõ ràng Sancho là người thất thế. Không chỉ Erik ten Hag, trước kia Cristiano Ronaldo và đội bóng cũ Dortmund cũng từng lên tiếng chỉ trích về thói vô kỷ luật của Sancho. Người ta còn phát hiện cầu thủ này mải mê chơi game giữa thời điểm toàn đội đang chuẩn bị bước vào trận đấu khó khăn trước Bayern Munich tại Champions League hồi tháng 9.

Chứng kiến mọi chuyện dần ngã ngũ như hiện tại, Sancho chỉ nên tự trách chính mình. Erik ten Hag từng rất kiên nhẫn với cầu thủ chạy cánh sinh năm 2000, từng gửi cậu đến Hà Lan trong khoảng thời gian 3 tháng để tập luyện và tìm lại cảm hứng chơi bóng giữa áp lực đến từ truyền thông Anh sau khi bị loại khỏi danh sách tham dự World Cup 2022. Tuy vậy, đáp lại tấm chân tình đó chỉ là thêm những biểu hiện của thói hành xử vô kỷ luật.

Sự cứng đầu và cố chấp của Sancho đã ăn sâu vào tính cách của cầu thủ này. Khi mới 17 tuổi, Sancho từ chối lắng nghe lời khuyên của Pep Guardiola để bình tĩnh ở lại Manchester City thêm vài năm nữa giống như Phil Foden, thay vào đó nằng nặc đòi chuyển tới Dortmund – nơi đã thảm đỏ cùng mức lương lên đến 75.000 euro/tuần chỉ chờ cậu đến ký vào. Mức đãi ngộ đó ngay lập tức biến Sancho trở thành một trong số những cầu thủ U18 hưởng lương cao nhất làng túc cầu giáo thời điểm ấy. 

Xét cho cùng, việc Foden đồng ý ở lại Man City hay việc Sancho lựa chọn chuyển đến Dortmund đều đã mở ra cho cả hai một con đường sáng lạn để phát triển sự nghiệp. Chỉ có điều “trái ngọt” đến với Sancho sớm hơn. Sau mùa giải đầu tiên chỉ được đá chính 7 trận, sang đến mùa giải 2018/2019, khán giả Đức chính thức được chứng kiến tài năng của Sancho bước ra ánh sáng. Dưới triều đại Lucien Favre, cầu thủ chạy cánh người Anh được thi đấu toàn bộ 34 trận tại Bundesliga (26 lần đá chính, 8 lần vào sân ghế dự bị), ghi tổng cộng 12 bàn thắng và 14 pha kiến tạo. Thành tích ấy tiếp tục được nâng cao ở mùa giải 2019/2020 với 17 bàn thắng và 16 pha kiến tạo. 

Đến lúc này, BLĐ Dortmund hiểu rằng họ đã có được món hời từ Man City. Nếu tiếp tục tỏa sáng trên đất Đức, Sancho sẽ thu hút ánh nhìn của nhiều CLB lớn tại Châu Âu. Điều này đồng nghĩa với việc đại nước nước Đức có thể thu về một khoản tiền kếch sù trong trường hợp bán người. Và để “cầm trịch” cuộc chơi trước sự chèo kéo của Man Utd ở mùa hè 2020, họ không tiếc nâng mức lương của Sancho lên 190.000 euro/tuần, cao thứ 3 toàn đội, chỉ xếp sau đội trưởng Marco Reus và đội phó Mats Hummels. 

Từng được đối xử như ông hoàng tại Dortmund khiến Sancho trở nên ngày càng ngỗ ngược.

 

Đến đây, chúng ta hiểu được lý do đằng sau sự ngỗ ngược của Sancho. Tiền tài và danh vọng đến quá nhanh, quá dễ dàng, khiến cầu thủ sinh năm 2000 sinh ra tự mãn. Cái mác cầu thủ có giá trị chuyển nhượng cao nhất Dortmund được Sancho tận dụng để tự biến mình thành ngôi sao lớn nhất tại Signal Iduna Park. Đó là lúc mầm mống của thói vô kỷ luật bắt đầu hình thành. Sancho bắt đầu hình thành thói quen thức đêm chơi game, dẫn đến ngủ thiếu giấc và thường xuyên đi tập muộn. Rất nhiều lần Sancho vắng mặt không lý do 2,3 ngày sau các trận đấu cuối tuần. Ngoài ra, trong giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid-19, Sancho bỏ ngoài tai lệnh cấm từ BLĐ Dortmund. Truyền thông Đức đã vài lần ghi lại khoảnh khắc Sancho mở tiệc cùng bạn bè trong dinh thự của mình. Chẳng phải ngẫu nhiên chỉ trong vòng 1 năm mà BLĐ Dortmund chấp nhận giảm yêu cầu chuyển nhượng xuống còn 85 triệu euro so với con số 120 triệu euro ở mùa hè 2020.

Đã là con người thì ai cũng có lúc mắc phải sai lầm. Thế nhưng có những sai lầm có thể được tha thứ và có những sai lầm không thể tha thứ. Phil Foden từng dính scandal khi thác loạn cùng gái gọi trong thời gian lên tuyển Anh và bị HLV Gareth Southgate “cấm cửa” 2 tháng. Thế nhưng ngôi sao của Man City lập tức lao vào luyện tập để chuộc lỗi. Hay như Bukayo Saka, là 1 trong số 3 cái tên sút trượt penalty trong trận chung kết Euro 2020 giống như Sancho, nhận về rất nhiều sự đối xử bất công từ ngươi hâm mộ, tuy vậy bằng sự quyết tâm Saka dần lấy lại được niềm tin yêu từ chính những người đã hắt hủi anh trước đó. Còn với Sancho, nếu không sớm thức tỉnh, dù chuyển tới đội bóng khác thì sự nghiệp của cầu thủ này cũng khó lòng khởi sắc. 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.