Trent Alexander-Arnold đã sa sút phong độ ở mùa giải này. Và HLV Gareth Southgate biết nó có thể xảy ra nếu anh thi đấu cho đội tuyển Anh.
Ảnh: Getty Images
Cuộc tranh luận về Alexander-Arnold đang cho thấy những dấu hiệu ban đầu rằng nó có thể trở thành một chủ đề kinh điển như kiểu tranh cãi về Lampard-Gerrard hay vấn đề ở hành lang trái của đội tuyển Anh.
Tất cả những gì Trent Alexander-Arnold làm ở thời điểm hiện tại đều được để ý kĩ, thậm chí là qua một lăng kính mang tên: anh có nên được gọi lên đội tuyển Anh hay không. Nếu nhìn tình huống Alexander-Arnold đánh đầu đưa bóng vào đường chạy của Marco Asensio, hẳn HLV Gareth Southgate đúng khi loại anh và ông sẽ được “minh oan” khi không triệu tập hậu vệ sinh năm 1998 lên tuyển. Nhưng nhìn bàn thắng ở phút cuối của anh vào lưới Aston Villa, có lẽ bạn sẽ tự hỏi Southgate đang nghĩ gì.
Các giải pháp cho cuộc tranh luận này rất nhiều ví dụ như Alexander-Arnold nên chuyển lên đá tiền vệ chẳng hạn. Một vài lời khuyên khá hữu ích, nhưng bản chất cuộc tranh luận này không hoàn toàn chỉ về Alexander-Arnold.
Huyền thoại Valeriy Lobanovskyi từng nói một đội bóng không phải là của 11 cá thể rời rạc mà là hệ thống bao gồm 11 chi tiết phụ thuộc lẫn nhau. Không có gì là tuyệt đối hết; mọi thứ đều có tính ngẫu nhiên trong đó nữa. Tất nhiên các cầu thủ là những cá thể, họ có đặc điểm, cảm xúc, phong độ và thể chất khác nhau. Và những điều đó thay đổi động lực của hệ thống, từ đó tác động ngược trở lại.
Sự tương tác liên tục giữa các cá nhân và cấu trúc là khá phức tạp và tinh tế. Đó là lý do nhiều thương vụ chuyển nhượng không mang đến thành công: vấn đề không phải là cầu thủ đó giỏi hay đội bóng anh ta gia nhập tốt đến mức nào. Ngay cả một thay đổi nhỏ về hệ thống cũng có thể tạo ra những hệ quả khó lường. Đặc biệt đây là vấn đề ở bóng đá cấp độ đội tuyển, nơi những cấu trúc thường lỏng lẻo và ít được mài giũa hơn do các cầu thủ ít thời gian thi đấu cùng nhau.
Có cảm giác tranh luận về danh sách tập trung đội tuyển quốc gia thường diễn ra không đúng cách. Chúng ta thường quá tập trung vào việc ai không được gọi, người hâm mộ hoặc một CLB cụ thể sẽ kể ra những phẩm chất của cầu thủ đó và khẳng định anh ta xứng đáng có tên trong danh sách. Nhưng họ lại ít khi đặt câu hỏi làm thế nào để một tập thể mạnh nhất có thể được hình thành và duy trì.
Từ đó, chúng ta hãy trở lại với Trent Alexander-Arnold. Anh là một hậu vệ biên tấn công xuất sắc. Anh đóng vai trò quan trọng trong thành công của Liverpool vài năm qua, mùa trước anh có 13 kiến tạo ở Premier League và mùa trước nữa là 12 kiến tạo. Những pha dâng cao bên cánh phải của anh cho phép Mohamed Salah bó vào trong, giúp bộ ba hàng công có điều kiện phối hợp ăn ý và đồng thời anh đóng góp vào khả năng gây áp lực từ trung lộ. Có thể còn những điều về chuyên môn Alexander-Arnold cần cải thiện (tất nhiên rồi, anh mới 22 tuổi) nhưng yêu cầu anh phòng thủ tốt hơn dường như không phải điều thực sự quan trọng. Giá trị của anh nằm ở khả năng tấn công, nguồn năng lượng, tốc độ và trên hết là khả năng tạt bóng.
Giai đoạn đầu mùa giải thực sự khó khăn với Alexander-Arnold. Phong độ của anh suốt một khoảng thời gian đã tụt khá thê thảm, nhưng gần đây anh đang dần lấy lại phong độ dù chưa phải hoàn toàn.
Điểm mạnh của Alexander-Arnold là khả năng tấn công và tạt bóng. Ảnh: Getty Images
Vậy chúng ta phải giải thích những gì đã xảy ra ở Madrid như thế nào? Chúng ta có lý do để lo lắng về cách hậu vệ phải của Liverpool bị Ferland Mendy vượt qua, nhưng đó không phải nguyên nhân dẫn đến hai bàn thua đầu tiên của Liverpool. Cả hai bàn thua ấy đều xuất phát từ những đường chuyền ở tuyến sau của Toni Kroos - và điều đó dẫn đến sự sụp đổ của cấu trúc đội hình.
Cả hai đường chuyền đều nhắm đến khu vực nách hàng phòng ngự giữa Alexander-Arnold và Nat Phillips, trung vệ lệch phải của “Lữ đoàn đỏ”. Ở đây tồn tại vấn đề về sự ăn ý, thấu hiểu nhau và chọn vị trí. Sau tất cả, Phillips và Ozan Kabak là cặp trung vệ thứ 18 của Liverpool ở mùa này, nói thế để thấy nhân sự ở hàng phòng ngự của đội bóng chủ sân Anfield quá nhiều biến động. Và trong những trường hợp như vậy, sự thiếu chắc chắn là điều khó tránh khỏi.
Nhưng vấn đề lớn hơn nằm ở những đường chuyền. Tất cả mọi người đều biết Alexander-Arnold tấn công rất tốt. Tất cả mọi người đều biết anh thường chọn vị trí khá cao bên cánh phải. Kể từ khi Alexander-Arnold trở thành hậu vệ phải số một của Liverpool, gần như các đối thủ đều cố gắng thực hiện những đường chuyền dài ra khoảng không gian phía sau lưng anh.
Lý do nó chỉ thực sự trở thành vấn đề thời gian gần đây là vì khả năng gây áp lực tầm cao của Liverpool mùa này không tốt (nguyên nhân là do những chấn thương, phong độ và sự tự tin đi xuống, lịch thi đấu dày đặc). Yêu cầu với một đội hình dâng cao là họ phải gây áp lực mạnh mẽ lên đối phương, nếu không gây áp lực để đoạt lại bóng thì họ có thể bị đối phương tung những đường chuyền ra phía sau hàng phòng ngự khá dễ dàng. Hay nói theo cách khác, một khía cạnh trong lối chơi của Alexander-Arnold vốn là điểm mạnh thì nay đã biến thành điểm yếu bởi những lỗi trong cấu trúc lối chơi ở các vị trí khác. Khi Liverpool gây áp lực tốt hơn ở lượt về, vấn đề đã bớt nghiêm trọng hơn nhiều.
Gareth Southgate, với rất nhiều hậu vệ phải chất lượng trong tay để lựa chọn, phải tự hỏi liệu đội tuyển Anh của ông có thể tổ chức đội hình và gây áp lực đối phương đủ tốt để cho phép Alexander-Arnold thi triển lối chơi tự nhiên của anh không. Nếu câu trả lời là không thì với những lý do không mấy liên quan đến năng lực nội tại của Alexander-Arnold, Southgate đưa ra một lựa chọn thận trọng hơn cũng là dễ hiểu.
Trong khi Pep Guardiola đang cố gắng chấm dứt chuỗi phong độ tệ hại nhất của CLB trong 1 thập kỷ, Cole Palmer, Jadon Sancho, Romeo Lavia và Tosin Adarabioyo đang cùng HLV Enzo Maresca làm nên cuộc cách mạng tại Chelsea.
Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.
“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.
Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?
Ở mỗi đội bóng trước đây, HLV Arne Slot luôn có một “số 9” biết cách ghi ít nhất 20 bàn/mùa. Còn tại Liverpool bây giờ, ông dường như vẫn chưa dứt khoát chọn được ai giữa Diogo Jota và Darwin Nunez làm “số 9”.