Tưởng như sự trở về của CR7, "đứa con hoang đàng" của sân Old Trafford, sẽ giúp nâng tầm đội bóng đang trên đà trở lại này. Thế nhưng, những gì diễn ra ở thời điểm hiện tại của mùa giải lại đang cho thấy điều ngược lại.
Từ khởi đầu đẹp như mơ
Với NHM Man United, mọi thứ cứ như một giấc mơ vậy, thế nhưng, giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực vào một đêm tháng 9: Cristiano Ronaldo trở lại với sân Old Trafford, thậm chí ghi được 2 bàn trong trận gặp Newcastle, qua đó giúp đội nhà vươn lên đầu bảng.
Trên khán đài, các ống kính quay thẳng vào Sir Alex Ferguson, người ký kết hợp đồng với Cristiano Ronaldo vào năm 2003. Cũng chính ông là người đã can thiệp vào thương vụ Cristiano Ronaldo chuyển đến Man City bằng cách gọi thẳng cho đại diện Jorge Mendes của CR7. Trong phòng quản lý, mẹ của Cristiano Ronaldo, Dolores, nở một nụ cười khi chứng kiến những bàn thắng của cậu con trai, trên cổ bà là một tấm khăn được tặng bởi các CĐV Man United.
NHM đổ về sân Old Trafford. Một tờ báo thậm chí nói rằng giá vé trận gặp Newcastle ở chợ đen đã lên tới 2500 USD. Trên mạng xã hội, các cầu thủ Man United, dù già hay trẻ, đều ăn mừng sự trở lại của Cristiano Ronaldo. Jesse Lingard đăng tải một tấm hình tập luyện với Ronaldo khi CR7 thi đấu ở Old Trafford giai đoạn đầu của sự nghiệp. Marcus Rashford thì khi: "Wow, wow, wow, anh ấy về nhà rồi," cùng với đó là một emoji hình trái tim, còn Fernandes thì tự nhận mình là "điệp viên Bruno" trên Twitter sau khi thuyết phục Ronaldo từ chối Man City để trở lại Man United thành công.
|
Ronaldo chia vui cùng đồng đội sau bàn thắng duy nhất, ở vòng 16 Ngoại hạng Anh tối 11/12 |
Cựu cầu thủ Man United, Roy Keane, một người không thích lắm việc chia sẻ cảm xúc, cũng chia sẻ một tấm hình ông khoác vai Cristiano Ronaldo lúc trẻ. Cựu thủ môn Peter Schmeichel trong khi đó bật nắp một chai champagne trên mạng xã hội.
Trên báo chí, chúng ta được chia sẻ về việc Kath Phipps, nhân viên lâu năm của Cristiano Ronaldo chờ đợi ngày đoàn viên giữa bà và Ronaldo nhiều như thế nào. Với NHM Man United, hiện đại, đây là một thương vu đem lại sự ổn định cả trong lẫn bên ngoài sân. Với một đội đứng thứ nhì bảng ở mùa trước và hụt chân trước cổng thiên đường ở Europa League, có thể nói họ đã có được một "món hời", một nhà vô địch giúp nâng tầm đội bóng từ kẻ bình thường trở thành kẻ tranh ngôi. Có thể nói, ở Old Trafford, Cristiano Ronaldo vẫn là "siêu anh hùng" trong màu áo đỏ.
Tới cơn ác mộng không hồi kết
Có được khởi đầu đẹp như mơ là thế, nhưng đến gần cuối tháng 1 năm nay, mọi thứ lại đang dần trở thành ác mộng. Man United hiện tại đang đứng thứ 7 trên BXH, cách Man City tới 21 điểm. Còn ở trận đấu diễn ra vào rạng sáng thứ 5 (giờ VN) trước Brentford, Cristiano Ronaldo một lần nữa trở thành tâm điểm khi thể hiện sự bất mãn với quyết định thay anh ra của ông thầy Ralf Rangnick, một hình ảnh như để tóm gọn hết những gì CR7 đang trải qua ở sân Old Trafford, dù trước đó, CR7 là người đã tạo ra một khoảnh khắc đẳng cấp cao nhằm đem về bàn thắng thứ 2 cho đội nhà.
Các dòng tít cứ thế được giật khi Ronaldo ném áo khoác của mình xuống khi HLV tạm quyền Ralf Rangnick quyết định thay anh ra ở phút 71 khi Man United đang có hai bàn. Phía sau đường hầm, một CĐV Brentford đã nêu ra lời "nhận định" có phần chướng tai: "Mày hết thời Ronaldo ơi, đồ Ronaldo khóc nhè!"
Khi ký kết với Cristiano Ronaldo, Man United không chỉ ký kết với "đứa con hoang đàng" ngày nào của họ, mà họ còn ký kết với một trong những huyền thoại của bóng đá thế giới, một thương hiệu toàn cầu có thể đem về cho Man United 60 triệu Bảng trong vòng 2 mùa, và có thể thêm mùa thứ 3. Vì vậy, BLĐ Man United cũng đã chờ đợi những điều có thể xảy ra với một cầu thủ có tính cách và cái tôi của một ngôi sao như Cristiano Ronaldo.
Video phản ứng của Ronaldo khi bị thay ra
VIDEO: Ralf Rangnick nói gì sau phản ứng của Ronaldo khi bị thay ra?Cristiano Ronaldo đã thể hiện sự thất vọng khi bị HLV Rangnick thay ra ở thời điểm Man Utd dẫn trước Brentford với khoảng cách an toàn. Sau trận đấu, phóng...
Tài khoản Instagram của Ronaldo có 392 triệu lượt người theo dõi, cùng với đó là 150 triệu lượt theo dõi trên Facebook và 97 triệu lượt theo dõi trên Twitter. Trong khi đó, tổng lượt theo dõi ở 3 mạng xã hội của Man United mới chỉ đạt 157 triệu, ít hơn rất nhiều so với con só 639 triệu lượt theo dõi của CR7. Kể cả siêu sao như Paul Pogba cũng chỉ có 86 triệu lượt theo dõi, còn David De Gea có 40,7 triệu lượt, Rashford đạt 26,4 triệu lượt còn Bruno Fernandes chỉ vỏn vẹn 17,3 triệu. Theo cách nhìn của thời đại mới, Ronaldo đã phá vỡ ý niệm "không cầu thủ nào đứng trên CLB" của Man United. Vì vậy, Man United cố gắng làm sao để hài hòa nhất có thể nguồn lợi kinh tế và kết quả trên sân. Có thể thấy rõ ảnh hưởng của Ronaldo nhiều như thế nào qua việc lượt theo dõi của Man United lên tới 54 triệu sau khi anh trở lại dù trước đó, con số này chỉ đạt 43 triệu lượt.
Những gì diễn ra sau đó chỉ có thể tóm gọn trong một từ, đó là thất vọng. Thất vọng về mặt cá nhân khi Cristiano Ronaldo mới chỉ ghi 14 bàn ở mùa này dù anh là cây ghi bàn số 1 của đội. Tệ hơn, Man United hiện tại đang xếp thứ 7 và chỉ giành được 28 điểm sau 18 trận ở Premier League tính từ ngày anh trở lại nhưng lại đánh rơi tới 1 nửa số điểm họ có thể giành được.
Ole Gunnar Solskjaer đã mất việc sau 9 trận kể từ khi Ronaldo trở lại. Người kế nhiệm Ralf Rangnick của ông cũng chẳng khá hơn khi vẫn đang loay hoay tìm cách cải thiện kết quả của CLB, tuy nhiên, chính bản thân ông cũng đang rơi vào vòng luẩn quẩn về mặt cảm xúc cũng như chiến thuật mà HLV người Na Uy đã từng trải qua với Cristiano Ronaldo.
VIDEO: Ronaldo: Tôi không tới MU để chiến đấu cho vị trí thứ 6Trong một cuộc phỏng vấn mới đây trên Sky Sports, tiền đạo Cristiano Ronaldo đã bày tỏ quyết tâm của mình ở lần tái ngộ Man United.
Đã có lúc BLĐ Man United mơ về việc Cristiano Ronaldo sẽ nâng tầm các đàn em của mình như Jadon Sancho hay Mason Greenwood, thế nhưng, Jadon Sancho mới chỉ ghi được một bàn khi thi đấu bên cạnh Ronaldo, còn Mason Greenwood, Marcus Rashford hay Edinson Cavani và Fernandes mới chỉ ghi được 2 bàn mỗi người. Sẽ là thiếu công bằng khi đổ hết tội lên Cristiano Ronaldo, tuy nhiên, nhiều nhân vật của Man United đang dần thất vọng với Cristiano Ronaldo, nhất là khi nhìn vào cái cách anh vội vã và giận dữ mỗi khi bước vào phòng thay đồi sau mỗi kết quả bất lợi ở Premier League, hay qua cách anh nói về việc CLB không nên nghĩ đến việc kết thúc ở vị trí ngoài top 3 Premier League. Nhưng tệ nhất là việc anh chỉ trích "thế hệ trẻ" của CLB không biết lắng nghe lời giảng của đàn anh nhưng lại thể hiện sự trẻ con của mình trong trận gặp Brentford.
Đàn anh dễ gần hay biểu tượng xa cách?
Như đã nêu ở trên, khi Cristiano Ronaldo trở lại hồi tháng 8, Man United đã nghĩ về việc cầu thủ đoạt 5 QBV sẽ nâng tầm đám đàn em của mình như Greenwood, Sancho hay Rashford. Tuy nhiên, những gì diễn ra ở sân Old Trafford lại cho thấy điều ngược lại.
Khi trở lại sân Old Trafford, Ronaldo đã chia sẻ: "Mọi người nghĩ tôi trở lại vì nhớ nhung, nhưng đơn giản thôi, tôi trở lại đây vì muốn chứng minh rằng mình vẫn còn khả năng thi đấu." Với một "cỗ máy chiến thắng" như Ronaldo, việc ở bên kia sườn dốc của sự nghiệp là một điều khó có thể chấp nhận, vì vậy anh không cho phép mình ngơi nghỉ trên hành trình tìm kiếm danh hiệu, dù là cá nhân hay tập thể.
Vì vậy, sẽ có nhiều sự khó chịu và căng thẳng khi bạn đưa một người có khao khát chiến thắng như Ronaldo vào một tập thể đã quên mất cách chiến thắng như Man United. Thống kê cho thấy, Man United chưa giành được một danh hiệu nào kể từ năm 2017 và tính từ thời Sir Alex Ferguson nghỉ hưu, họ mới chỉ vào vòng tứ kết Champions League 2 lần.
Sự khó chịu và chán nản của Ronaldo với thành tích kém cỏi của CLB đã được anh thể hiện rõ. Trước Liverpool và Newcastle, Ronaldo đáng lẽ ra phải rời khỏi sân vì những pha tắc bóng đầy nguy hiểm. Khi ngôn ngữ hình thể của anh cho thấy anh đang chán nản trong trận hòa 1-1 trên sân St James Park, đồng đội cũ của anh, Gary Neville, lại chỉ trích anh và Fernandes trên sóng Sky Sports: "Họ là hai cầu thủ đàn anh ở phòng thay đồ, vì vậy, sẽ thật chán nản cho các cầu thủ nếu 2 cầu thủ tuyệt vời nhất trong đội nhìn vào nhau như thể họ chưa thực sự tốt."
Trong phòng thay đồ của Man United, những lời Ronaldo nói ra luôn được ghi nhận, nhưng không phải ai cũng tiếp thu, dù The Athletic biết rằng có ít nhất 1 cầu thủ ủng hộ Ronaldo, bởi chính bản thân cầu thủ này cũng đã từng nghĩ rằng phải mềm mỏng với các cầu thủ trẻ để rồi rồi sau đó đi đến kết luận rằng "kỷ luật thép" của Ronaldo cần thiết cho họ hơn.
Ở sân tập của Man United, Ronaldo thường lái xe đến với một đội ngũ bảo vệ phía sau lưng. Không ai ôm anh và cũng chẳng ai bắt tay anh. Trông anh khi đó giống như một vị khách hơn. Đôi lúc, Ronaldo can thiệp khá sâu vào nội tình đội bóng, thậm chí được cho là đã thuyết phục các cầu thủ ủng hộ Solskjaer khi nhiệm kỳ của ông dần đi đến hồi kết vào tháng 10 năm ngoái. Ở một vài thời điểm, một cầu thủ trong đội đã đến hỏi ý kiến về lối tiếp cận Ole Gunnar Solskjaer với Ronaldo. Ban đầu, cầu thủ này tính tiếp cận với Solskjaer bằng một giọng đanh thép, nhưng sau khi trao đổi với Ronaldo, anh đã quyết định nhã nhặn hơn với HLV người Na Uy sau khi nghĩ đến những căng thẳng mà ông đã trải qua ở sân Old Trafford.
Tóm lại, với phòng thay đồ và những người thân cận với sân Old Trafford, Ronaldo là kiểu người bạn chỉ có thể học hỏi qua quan sát chứ không thể đến gần. Một nguồn tin thậm chí tiết lộ: "Các cầu thủ được chỉ dẫn phải học cách ăn uống giống anh ấy, học xem anh ấy tập lúc nào, tập ra sao và sau khi tập xong thì anh ấy làm gì." Còn Fabio Paratici, trưởng bộ phận bóng đá cũ của Juventus thì đưa ra một kết luận: "Những cầu thủ như Cristiano Ronaldo giống như ngựa giống vậy, dạng ngựa trông rất đẹp khi ngắm trong trang trại ấy. Hoặc như một bức tranh của Picasso mà bạn ngắm hàng ngày. Nếu điều đó dần trở thành quen thuộc, chắc chắn bạn chính là vấn đề với đội bóng."
Dịch từ bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn của Adam Crafton cho trang The Athletic.