Chúng ta học được những gì từ Marcus Rashford?

Tác giả KDNX - Thứ Tư 26/05/2021 16:57(GMT+7)

Được Marcus Rashford "chọn mặt gửi vàng" chấp bút cho cuốn sách thiếu nhi chuẩn bị được cầu thủ người Anh xuất bản, tác giả Carl Anka của trang tin The Athletic đã quyết định thực hiện một bài viết về Marcus Rashford, một bài viết giúp chúng ta học được rất nhiều điều từ tiền đạo trẻ của Man United. Dưới đây là bài viết của anh.

Marcus Rashford và tác giả Carl Anka. Ảnh: The Athletic

“Vì sao Marcus Rashford lại quyết định viết sách trẻ em?”
 
Đó là một câu hỏi lớn, một câu hỏi mà tôi luôn hỏi cậu ấy trong năm nay. Cậu ấy lúc nào cũng trả lời một câu thế này: "Vì em muốn tạo ra ảnh hưởng tích cực lên bọn trẻ và trao cho chúng khả năng mơ mộng."
 
Rashford cùng tôi đã viết quyển sách You Are A Champion: Unlock Your Potentioal, Find Your Voice And Be The Best You Can Be (Em là nhà vô địch: hãy mở khóa tiềm năng của em, tìm ra tiếng nói cho bản thân và trở nên xuất sắc nhiều nhất có thể - ND) bên cạnh chuyên gia tâm lý Katie Warriner từ tháng 1 đến đầu tháng 4 năm nay.
 
Chúng tôi quyết định thực hiện một quyển sách về những trải nghiệm cuộc sống cũng như những bài học cho trẻ em của cậu ấy, tuy nhiên, ngay từ giây phút đầu tiên trò chuyện, tôi đã nghĩ: "Cậu trai này sẽ dạy mình nhiều điều lắm đây." Ví dụ:
 
-Ninja Rùa mà cậu yêu thích nhất đó là Donatello.
 
-Hồi 6 tuổi, cậu thèm chơi bóng với anh trai của mình là Dwaine ở vị trí thủ môn. Khi đó, một cầu thủ đã sút trúng mặt Rashford. Cậu vẫn tiếp tục thi đấu và kể từ đó mang theo biệt danh "Shot".
 
-Một trong những bộ quần áo bóng đá đầu tiên cậu sở hữu đó là bộ quần áo của Tim Howard, cựu thủ môn của Manchester United và Everton.
 
-Toán là môn cậu ưa thích nhất trong trường, tiếp theo là khoa học. Cậu cũng nói rằng nếu không làm cầu thủ, chắc cậu đã trở thành nhà kinh tế.
 
-Cậu ấy nướng bánh tốt hơn nấu ăn, nhưng cũng đang cố gắng học nấu ăn bên cạnh đầu bếp Tom Kerridge.
 
-Cậu ấy là người trả lời các dòng tweet của chính mình dù có được một đội ngũ hỗ trợ về mặt hình ảnh. Khi cậu ấy không chắc về một điều gì đó, cậu ấy thường sẽ dùng từ "tôi". Khi cậu áy biết rõ mình cần phải làm gì, cậu ấy sẽ dùng "chúng ta".
 
Vậy, tôi còn biết được gì thêm về Marcus Rashford?
 

KHÔNG BAO GIỜ SỢ HÃI

 
Đây không phải là một phần trong quyển sách, nhưng nó là một câu chuyện bên ngoài sân cỏ đã cho tôi biết rất nhiều điều về cách thức suy nghĩ của Rashford. Nói một cách đơn giản, Rashford không hề sợ khi bước ra sân.
 
Hãy xem lại màn đá luân lưu trong trận gặp Colombia ở vòng 16 đội World Cup 2018. Thủ môn Jordan Pickford đưa bóng cho cậu ấy khi cậu ấy bước vào chấm đá phạt, cậu ấy bắt được bóng và ngay lập tức chuẩn bị cho lượt đá của mình. Ở cái lượt đá gây rất nhiều căng thẳng trong đời cầu thủ, có gì đó ở Rashford khiến ta cảm thấy cậu ấy rất tự tin. Cậu ấy chưa hề nghĩ rằng mình sẽ đá trượt. Cậu ấy chỉ cần ghi được bàn cho đội tuyển Anh đi tiếp, và cậu ấy đã ghi bàn, một bàn thắng tuyệt đẹp.
 
Điều tương tự cũng xảy ra trước Paris Saint Germain ở Champions League hồi tháng 3 năm 2019. Khi được trao cơ hội đá penalty, đồng đội Romelu Lukaku, người đã ghi 2 bàn ở trận đấu đó, đã đưa bóng cho Rashford rồi nói: "Đây là thời khắc của em. Hãy làm cho em và cho chúng ta."
 
Hãy nhìn lại pha đá penalty đó. Ở phút 94, với 50.000 cặp mắt dõi theo, một pha đá penalty có thể đưa đội bóng của cậu ấy đến vòng tứ kết Champions League đồng thời giúp Man United có được một cú lội ngược dòng đáng nhớ, thế nhưng Rashford lại thực hiện nó một cách nhẹ nhàng như thể đây là một buổi đấu tập trong công viên vậy. Tuy nhiên, Rashford không mấy quan tâm tới khoảnh khắc này, vì tâm trí của cậu vẫn bị ám ảnh bởi trận thua trước Barcelona ở tứ kết.

Không sợ hãi, đó là đặc điểm của Marcus Rashford. Ảnh: Getty Images
 
Rashford có thể thua hay để bị qua mặt ở bất cứ một trận đấu nào, nhưng điều quan trọng nhất đó là cậu ấy chưa bao giờ sợ. Điều tương tự cũng xảy ra khi cậu ấy thực hiện bài kiểm tra lấy bằng lái hay kết bạn ở trường trung học.
 
Năm 14 tuổi, cậu có vinh dự được thi đấu ở hiệp 1 trận gặp Bắc Ireland trong khuôn khổ giải Victory Shield dành cho độ tuổi U-16 ở Anh. Theo cậu, cảm xúc của việc được thi đấu ở một trận đấu quan trọng như thế đã khiến cậu ấy bị ngợp, vì vậy Rashford không thể thi đấu tốt như mong đợi. Kể từ đó, cậu quyết định sẽ không bao giờ để cảm xúc xâm chiếm mình trong những dịp như thế.
 
ĐT Anh sau đó có được bàn thắng ở hiệp 1. Trận đấu kết thúc với phần thắng 5-0 nghiêng về Anh.
 
Đấy chính là cách thức Rashford làm việc: cậu ấy đặt ra câu hỏi về việc mình sẽ học được điều đó như thế nào trước khi cố gắng thực hiện mục tiêu của bản thân.
 
Cậu ấy luôn tôn trọng các cầu thủ luôn cố gắng hết sức mình, tuy nhiên, cậu cũng cho rằng cảm xúc không phải là thứ có thể sử dụng trên con đường trở thành cầu thủ. Thứ theo cậu là yếu tố quan trọng chính là khả năng dập tắt mọi nghi vấn, mọi cảm xúc, điều mà cậu phải học trong nhiều năm thông qua những quyển sách như Relentless: From Good To Great To Unstoppable (Sự bền bỉ: Từ Tốt đến Tuyệt Vời Đến Bất Khả Ngăn Cản - ND) của tác giả Tim Grover, một quyển sách Rashford được tặng năm 17 tuổi.
 
Mỗi khi Rashford gặp phải một thử thách cậu ấy chưa thực sự chắc chắn, cậu ấy sẽ nhớ lại những lần cậu ấy đã vượt qua. Cậu ấy sẽ luôn nhẩm tính những cơ hội trong đầu, nhưng chưa bao giờ cậu nghĩ đến những trường hợp xấu nhất. Thay vào đó, cậu luôn nghĩ ra điều cần làm để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
 
Vì vậy, khi cậu phá hỏng xe vài lần trước bài kiểm tra bằng lái của mình, Rashford quyết định dừng lại, nghĩ kỹ rồi sau đó mới hành động.
 
Rất nhiều lần, tôi hỏi Rashford một câu hỏi và ngay lập tức, cậu ấy trả lời theo cách tôi không thể ngờ đến. Đôi lúc, tôi phải dừng lại và xin lỗi vì lỡ cười, vì tôi muốn cậu ấy chắc rằng mình không cười cậu ấy. Cậu ấy là một tài năng bóng đá và là một cầu thủ có tước hiệu ngay từ năm 23 tuổi, là một cầu thủ đã cố gắng thay đổi chính sách của chính phủ Anh, đồng thời, là một cầu thủ có tính cộng đồng cao và luôn có trách nhiệm với đất nước.
 
Rashford đã làm rất nhiều điều trước khi mấy cái răng khôn của cậu mọc, tuy nhiên, khi tôi hỏi vì sao cậu ấy quyết định viết sách thiếu nhi, cậu ấy đã kể về việc cậu ấy chỉ bắt đầu đọc khi 17 tuổi, điều mà cậu luôn hối hận. Theo Rashford, nếu cậu đọc sách từ sớm hơn, có lẽ sự nghiệp của cậu đã phát triển lên cao rất nhiều.

Những nỗ lực bên ngoài của Rashford biến anh thành một người hùng đích thực. Ảnh: Manchester United
 

SỰ ĐA NĂNG HỌC ĐƯỢC TỪ ROONEY VÀ RONALDO

 
Hồi tháng 1, tôi đã nói về việc Rashford có thể thi đấu ở một vị trí ít quen thuộc hơn như vị trí cánh phải của đội hình 4-2-3-1 do HLV Ole Gunnar Solskjaer sắp xếp. Như Rashford đã giải thích một tháng sau đó với đồng nghiệp của tôi, Laurie Whitwell, hai người hùng trong đời bóng đá của cậu đó là Cristiano Ronaldo và Wayne Rooney, những người cậu luôn noi gương khi thi đấu.
 
Nếu theo dõi kỹ hơn, bạn có thể thấy được những pha đi bóng và lối tiếp cận khá giống với Ronaldo, một lối tiếp cận cầu tiến cùng những pha đi bóng đầy tốc độ. Khi lùi lại phía sau, bạn có thể thấy lối tiếp cận kiểu tìm ra giải pháp của Rooney. Rashford đôi lúc sẽ sử dụng những khoảnh khắc đầu của một trận đấu để có thể cảm nhận rõ đối thủ, qua đó tìm ra được khoảng trống thích hợp cho một pha kết liễu.
 
Nhờ vậy, ở cuối mùa giải 2020-2021, Rashford đã có được con số 11 bàn thắng và 9 pha kiến tạo, nhưng có cảm giác đáng lẽ ra cậu phải thực hiện được tốt hơn thế. Việc thi đấu với những chấn thương dai dẳng thực sự đã gây ra ảnh hưởng xấu lên lối chơi của cậu ấy, từ đó, khiến chúng ta có cảm giác cậu ấy vẫn chưa thể phát huy 100% năng lực của mình.
 
Ở một vài thời điểm, cậu ấy thi đấu khá tốt ở cánh trái, đặc biệt là ở các pha đột phá vào bên trong, tuy nhiên, cậu ấy cũng hoạt động rất tốt ở vị trí tiền đạo cắm, minh chứng rõ nhất cho điều này đó là trận gặp Newcastle United, trận đấu mà Juan Mata được xếp đá cặp với Bruno Fernandes như một tiền vệ kiến thiết. Nếu Rashford có thể tránh được những chấn thương, và nếu Man United cũng như ĐT Anh có thể tìm ra những cá nhân hợp lý thi đấu bên cạnh cậu ấy, chắc chắn Rashford sẽ phát huy được những gì tốt nhất của mình, qua đó giúp cậu đạt được những danh hiệu trong đời.
 
"Đẳng cấp thế giới" có lẽ là một từ mọi người hay hiểu khác đi so với nghĩa gốc.
 
Càng nói chuyện với Rashford về bóng đá, tôi càng hiểu rõ tham vọng cũng như những lời khuyên cậu ấy dành cho người trẻ muốn theo đuổi bộ môn này hơn, đồng thời hiểu rõ hơn khả năng tập trung vào một nhiệm vụ tuyệt vời của cậu ấy. Ở thời điểm hiện tại, khả năng này được dùng cho một nhiệm vụ duy nhất, đó là trở thành cầu thủ tuyệt vời nhất có thể.

Ảnh: Getty Images
 

CÓ NHIỀU CÁCH THỂ THÀNH NHÀ VÔ ĐỊCH

 
Sau khi hoàn thành bản đầu của quyển sách, tôi đã có một cuộc gặp trực tiếp với Rashford. Trong cuộc gặp đó, tôi đã đưa cho cậu ấy một quyển sách của James Baldwin, sau đó, chúng tôi cùng nhau ăn thứ bánh quy nhân kem dâu mà cậu ấy rất thích. Tôi cảm ơn cậu ấy vì đã để tôi tham gia cùng cậu ấy ở dự án này. Khi chúng tôi chơi oẳn tù tì cùng nhau, cậu ấy luôn là người chiến thắng, một phần vì cậu ấy bắt chúng tôi chơi 3 lượt nếu tôi thắng trước.
 
Khi tôi hỏi cậu ấy rằng cậu ấy hy vọng lũ trẻ sẽ học được gì từ quyển sách này, Rashford đã trả lời rằng cậu ấy muốn chúng trở thành người lạc quan.
 
Đã có nhiều lần, cậu ấy đã được hỏi về danh hiệu, về cách trở thành nhà vô địch. Với Rashford, ai cũng là nhà vô địch từ trước rồi. Theo cậu, từ nhà vô địch có thể được hiểu theo nhiều nghĩa, từ nhà vô địch của một cuộc thi đấu, nhà vô địch của một dân tộc hay một nơi nào đó, hoặc nhà vô địch của một sự nghiệp nào đó. Chính định nghĩa cuối cùng đã khiến cậu cảm thấy thú vị.
 
Tôi nghĩ Rashford muốn lũ trẻ hiểu rằng chúng có khả năng để trở thành nhà vô địch, nhưng quan trọng nhất, đó là các nhà vô địch luôn dõi theo nhau. Vì vậy, cậu ấy rất hào hứng  khi mọi người nói với cậu ấy rằng họ được truyền cảm hứng bởi cậu khi cậu quyết định thực hiện chiến dịch từ thiện của mình.
 
Theo tôi, Marcus Rashford đã nắm bắt được sự kỳ vọng của đất nước, nhất là khi cậu ấy trở thành nguồn cảm hứng cho những giấc mơ ở cái thời mà ai cũng gặp rất nhiều khó khăn như lúc này.
 
Cậu ấy cũng cho chúng ta thấy rằng họ cũng có thể giúp người khác, nhờ đó, những người này có thể giúp nhiều người hơn. Nếu có thể làm được điều đó, chắc chắn chúng ta sẽ có thể thực hiện được bất cứ điều gì trong tương lai.
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.