Câu chuyện của Xuân Trường: Sân bóng, nơi nhà thơ không thể thiếu đấu sĩ

Tác giả KDNX - Thứ Sáu 28/06/2019 11:23(GMT+7)

Trở về từ chuyến "du học" Thái Lan, Xuân Trường chắc chắn sẽ phải học hỏi thêm rất nhiều điều để cải thiện bản thân. Tuy vậy, không vì thế mà không thể phủ nhận rằng "Trường Híp" vẫn thiếu đi một người đồng đội có thể đảm đương công việc "dọn dẹp" cho anh.

Trong cuộc phỏng vấn sau trận chung kết Europa League mùa giải 2016-2017, Mourinho vẫn làm điều mình hay làm nhất đó là mỉa mai cánh nhà báo, những người không bao giờ tiếc lời chê bai lối đá của Manchester United dưới thời của ông. Cụ thể hơn, chiến lược gia người Bồ Đào Nha đã nói rằng: "Trong bóng đá có rất nhiều nhà thơ, nhưng nhà thơ thì không giành được danh hiệu."
 
Có lẽ, nhiều người cho rằng Mourinho chỉ bao biện cho lối chơi tiêu cực của mình. Nhưng thực sự, trong quá khứ đã từng có người nói điều này trước Mourinho. Đó là Oscar Tabarez khi ông đẩy Baggio khỏi Milan, chiến lược gia người Uruguay đã để lại một câu nói khiến người Italia không bao giờ quên: "Bóng đá hiện đại làm gì có chỗ cho nhà thơ." Câu nói đó của ông mãi mãi đi vào lịch sử của bóng đá Italia.
 
Mourinho và Oscar Tabarez có lý của mình khi nói thế. Real Madrid chính là một trong những ví dụ rõ nét nhất về điều này. Makelele vốn là một trong những mắt xích quan trọng nhất của hàng tiền vệ Real Madrid. Anh là kẻ giết chết số 10, là một cỗ máy thu hồi bóng hiệu quả tới từng milimet, thế nhưng anh vẫn bị bán đi chỉ vì...không hợp nhãn và có lối chơi không phù hợp với ý đồ của Florentino Perez. Và hậu quả là Real Madrid phải đợi tới hơn 10 năm sau mới có thể trở lại đỉnh vinh quang của Champions League bằng một cỗ máy săn bàn đầy tính thực dụng mang tên Cristiano Ronaldo.
 
Ông chủ người Nga của Chelsea, Roman Abramovich là một người sùng kính lối đá đẹp tới mù quáng. Chính vì thế, ông đã đem về không biết bao nhiêu thử nghiệm từ Italia, Tây Ban Nha hay thậm chí là...Israel, tất cả chỉ vì muốn Chelsea có được thành công và danh hiệu bằng một lối chơi đẹp mắt và sáng tạo, trông ông chẳng khác gì một vị Sa Hoàng luôn mong mỏi kén được cho cô "công chúa nhỏ" Chelsea của mình một "Bạch Mã Hoàng Tử." 
 
Thế nhưng, xuyên suốt lịch sử 16 năm kể từ ngày ông chủ người Nga có được Chelsea, cô "công chúa nhỏ" của ông chỉ có thể lên ngôi khi được đặt vào tay những chàng "hoàng tử" đầy tính thực dụng. Ví dụ rõ ràng nhất là Roberto Di Matteo. 
 
 
Anh chàng "nông dân" này trôi nổi từ Milton Keynes Dons tới West Bromwich Albion để rồi phải về lại mái nhà xưa làm trợ lý cho Andre-Villas-Boas. 9 tháng sau khi nắm đội, Villas-Boas bị sa thải vì bất đồng sâu sắc với học trò. Trợ lý của ông đương nhiên trở thành người thay thế. Và phần còn lại đã trở thành lịch sử: Chelsea lên ngôi FA Cup và Champions League nhờ lối chơi thực dụng tới tiêu cực của Di Matteo, một lối chơi đi ngược lại hoàn toàn những gì mà ông chủ người Nga nhắm tới.
 
Những ví dụ trên đây chỉ để cho ta thấy được những gì mà Oscar Tabarez và Mourinho nói là hoàn toàn có cơ sở. Thực sự, bóng đá ở thời hiện đại đã dần trở thành cuộc chơi của những toan tính, của chiến thuật. Pep Guardiola ngày mới đến Ngoại Hạng Anh từng ngây thơ nói rằng ông không hề dạy học trò mình tắc bóng. Nhưng chỉ vài mùa sau khi chuyển đến NHA, HLV người Tây Ban Nha đã không thể không đi theo xu hướng chung của Premier League: dựa vào chiến thuật và cố gắng cải thiện lối chơi của mình làm sao cho phù hợp với Premier League.

Klopp cũng tương tự như vậy. Gegenpress của ông từng làm mưa làm gió ở Bundesliga, đưa Dortmund lên ngôi 2 mùa liên tiếp. Nhưng khi qua Premier League và phải đối mặt với lịch thi đấu dày đặc và đậm chất...công nghiệp của Premier League, chiến lược gia người Đức chẳng thể làm gì khác hơn ngoài việc phải cải tiến lối chơi của mình nhằm hạn chế tối đa việc các cầu thủ gặp phải chấn thương, điều luôn là bài toán nan giải của các đội bóng mà vị HLV này áp dụng Gegenpress.
 
Và giờ đây, khi đã có đủ ví dụ trên trường quốc tế, chúng ta sẽ trở lại dải đất hình chữ S, cụ thể hơn là trường hợp của Lương Xuân Trường.
 
Cũng giống như Tuấn Anh, Lương Xuân Trường thực sự là một "nhà thơ" ở tuyến giữa ĐT Việt Nam. Anh đã bộc lộ điều này từ khi còn là một cầu thủ của lứa U19, và nhất là khi thi đấu dưới trướng Guillaume Graechen ở  Hoàng Anh Gia Lai. Tuy vậy, dưới thời Toshiya Miura, một HLV thiên về thể lực, Lương Xuân Trường lại không được trọng dụng. Anh liên tục bị gạt ra khỏi đội hình ĐT Việt Nam. Dù sau đó Toshiya Miura bị sa thải, những gì Xuân Trường thể hiện cho tới lúc này đã chứng minh rằng ông thầy người Nhật đã hoàn toàn có lý khi không trọng dụng anh.
 
Dưới thời Hữu Thắng, Xuân Trường rất được hay ra sân, tuy vậy, anh lại thường thi đấu dưới sức và dần trở thành mắt xích yếu nhất nơi hàng tiền vệ của ĐTVN. Đã có rất nhiều lời bình luận từ nhẹ nhàng tới ác ý nhắm vào "Trường Híp" mỗi khi chàng tiền vệ hào hoa vốn nổi tiếng với những đường chuyền dài vượt tuyến vào sân. Rõ ràng, Xuân Trường không được lòng người hâm mộ trong nước. 
 
Thất bại ở cấp CLB trong nước là thế, nhưng khi ra ngoài nước, Xuân Trường vẫn không thể khá hơn. Từ Incheon đến Gangwon và giờ là Buriram, ở đâu Xuân Trường cũng không thể có được 100% phong độ và sức lực. Phóng viên Peerapat Chatchai của tờ Siam Sports đã chỉ ra một điều khiến Xuân Trường không thể thành công và ít được ra sân.
Câu chuyện của Xuân Trường: Sân bóng, nơi nhà thơ không thể thiếu đấu sĩ
Theo ông, đó là vì tiền vệ trung tâm của ĐT Việt Nam: thể trạng của anh không được tốt, thêm vào đó, ông muốn để Xuân Trường ngồi ngoài để nâng cao tinh thần cũng như thể lực của anh trong thời gian sắp tới. Tuy vậy, chàng tiền vệ đất Tuyên Quang không thể kiên nhẫn chờ thêm nữa. Sự nghiệp của anh còn khá dài, và nếu cứ mãi chôn chân chờ thời cơ, trong khi Kevin Ingreso ngày càng tỏa sáng, thì Xuân Trường coi như sẽ mất hết cơ hội ở ĐTQG. Chính anh cũng hiểu rõ điều này. Và tất cả đều như chúng ta đã thấy: anh chính thức rời Buriram United.
 
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: liệu lỗi có hoàn toàn thuộc về Xuân Trường ?
 
Có lẽ HLV Park Hang Seo là người trả lời được câu hỏi này. Dưới thời của HLV người Hàn Quốc, Xuân Trường mới thực sự có được một chỗ đứng thực sự trong đội hình và tỏa sáng khi đá cặp với Đức Huy, một tiền vệ phòng ngự nổi tiếng với lối chơi khá gắt. Rõ ràng, khi có được một đối tác tốt ở hàng tiền vệ. Xuân Trường sẽ có thể tỏa sáng.

Trong quá khứ bóng đá thế giới, người ta đã từng chứng kiến một cặp tương tự, đó là Gennaro Gattuso và Andrea Pirlo, một cặp "đấu sĩ-nhà thơ" đúng nghĩa ở hàng tiền vệ Rossoneri.
Xuân Trường - Công Phượng
Trở về từ chuyến "du học" Thái Lan, Xuân Trường chắc chắn sẽ phải học hỏi thêm rất nhiều điều để cải thiện bản thân. Tuy vậy, không vì thế mà không thể phủ nhận rằng "Trường Híp" vẫn thiếu đi một người đồng đội có thể đảm đương công việc "dọn dẹp" cho anh. Ở ĐTQG, anh có được sự trợ giúp đắc lực của Đức Huy, có thể thấy rõ điều đó qua King's Cup vừa rồi tổ chức ở Thái Lan.

Nhưng khi về cấp CLB, người đá cặp với anh là Tuấn Anh lại không thể làm được điều đó. Dù sao đi nữa, hãy cùng chờ đợi lần trở lại này của Xuân Trường, đồng thời, chờ đợi Bầu Đức đem về một "đấu sĩ" đủ sức đảm đương vị trí hỗ trợ "nhà thơ" Xuân Trường ở hàng tiền vệ.

KDNX (TTVN)
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Với tài năng xuất chúng, Nguyễn Xuân Son có thể không phải một ví dụ điển hình, nhưng vẫn là trường hợp đáng tham khảo cho bất kỳ ai trong chúng ta. Bất kỳ ai đang bước đi mà mang theo sự biết ơn, chân thành và niềm nở bên mình. Đó là 3 lớp kính chồng tạo nên phép màu “vạn hoa” của trung phong số một Việt Nam hiện tại.

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?