Bukayo Saka: Từ 4 môn điểm A* trung học đến sao trẻ triển vọng của Arsenal

Tác giả Elflaco - Chủ Nhật 22/03/2020 20:00(GMT+7)

Vẫn có nhiều thứ mà Saka cần phải cải thiện, để trở thành một hậu vệ ở đẳng cấp hàng đầu, đặc biệt là khả năng phòng ngự ở các tình huống một đối một. Nhưng với HLV trưởng Arsenal – Mike Arteta thì Saka, một chàng trai chăm chỉ, cầu tiến, sẵn sàng hi sinh vì lợi tích tập thể, chính là tấm gương sáng mà các cầu thủ trẻ của Học viên CLB phải nhìn vào và học hỏi.

 Bukayo Saka bước vào phòng thay đồ sân Commerzbank-Arena, tối 18/9 năm ngoái, sau khi Arsenal đánh bại chủ nhà Frankfurt 3-0, trận đấu mà “số 77” có bàn thắng chuyên nghiệp đầu tiên cho “Pháo thủ”, chỉ duy nhất một người mà cậu muốn nói chuyện. Cha Bukayo: ông Busayo Saka.



Phòng thay đồ đội khách ổn ào và phấn khích bởi Arsenal vừa có một thắng lợi tuyệt đẹp, khiến cuộc nói chuyện Facetime giữa hai cha con Saka bị cản trở. Dù vậy, trước khi chàng trai trẻ Bukayo được các đồng đội công kênh chúc mừng, cậu vẫn kịp nhìn thấy một cử chỉ từ cha mình qua màn hình điện thoại. Ông Busayo đưa ngón tay cái hướng về phía con trai mình. “Tốt lắm Bukayo”.
Và với Saka, thế là đủ.
 
Với gia đình Saka, việc cậu ra sân thi đấu cho Arsenal ở đấu trường Europa League, có một màn trình diễn tốt, thậm chí ghi bàn, chính là thành quả tuyệt vời mà họ đã chờ đợi suốt 1 thập kỉ qua. Nhưng bản thân Saka thì hiểu rằng, đó mới chỉ là sự khởi đầu mà thôi. Được HLV Unai Emery xếp đá hậu vệ trái ở trận đấu với Frankfurt, dù không phải là vị trí sở trường nhưng Saka đã nắm thật chặt cơ hội này, để có bước khẳng định đầu tiên đầy thuyết phục.
 
 
Trường trung học Greenford, Tây London, những tháng qua tồn tại một chủ đề thảo luận ưa thích giữa các học viên: câu chuyện của Bukayo Saka tại Arsenal. Saka là cựu học sinh Greenford.
 
“Một vài người bạn của Bukayo vẫn đang theo học ở đây, năm thứ 13” – giáo viên Mark Harvey nói với The Athletic.

“Chúng có thể nói về Bukayo cả ngày không hết chuyện. Mới sáng nay thôi, một cậu còn gõ cửa phòng tôi để hỏi xem tôi có nghe được tin gì sốt dẻo về hợp đồng mới của Bukayo với Arsenal không”.
 
Giờ đã là một ngôi sao đầy triển vọng của Arsenal nhưng Saka vẫn giữ mối liên hệ bền chặt với Greenford. Vẫn là một Saka hòa đồng với chúng bạn và luôn nở nụ cười tươi rói mỗi khi cất lời chào các giáo viên Greenford. Anh thường xuyên gọi điện hỏi thăm bạn bè và thầy cô giáo ở trường cũ, trong đó – tất nhiên – có Harvey. Harvey là giáo viên môn thể dục trường Greenford và cũng là phó chủ nhiệm lớp của Saka. 
 
“Tôi dạy lớp Saka từ năm cậu nhóc lên 9 thì phải. Và tới năm Saka 13 tuổi thì thằng bé đã khiến tôi há hốc mồm vì tố chất thể thao của nó”, Harvey nhớ lại. “Saka chơi môn nào cũng giỏi. Bóng rổ là sở trương của tôi nên quả thực là tôi muốn hướng thằng bé theo nghiệp này. Nhưng bạn biết rồi đấy, bóng đá mới là lẽ sống của Saka”.
 
Khi theo học trường Greenford, Saka đã là một tài năng nhí đầy triển vọng của Học viện bóng đá trẻ Arsenal tại Hale End, đông London. Đam mê với trái bóng tròn và khát vọng trở thành cầu thủ chuyên nghiệp hàng đầu đã sớm “ăn vào máu” Saka từ khi cậu còn là một chú nhóc chơi bóng trong vườn nhà với cha và anh trai Yomi. Bởi Saka lớn lên trong 1 gia đình bị-ám-ảnh bởi bóng đá.
 
Cha của Saka, ông Busayo là một CĐV trung thành Newcastle, fan ruột Alan Shearer. Lịch trình cuối tuần của nhà Saka, trong nhiều năm dài trước đây, theo đúng 1 kịch bản quen thuộc: cha Saka lái xe đưa cậu đến Hale End còn mẹ cậu đưa anh trai Yomi tới Trung tâm phát triển bóng đá trẻ của Watford ở St Albans. Yomi không phát triển sự nghiệp bóng đá như em trai, hiện cậu đang là sinh viên đại học Reading.
 
Ủng hộ đam mê bóng đá của con cái nhưng cha mẹ Saka không hề xem nhẹ chuyện học hành của cậu. Và đấy chính là lý do tại sao, ông Busayo lại chọn Học viện Arsenal thay vì những lò trẻ danh tiếng không kém khác. Bởi tại Arsenal, Saka có được sự đảm bảo chắc chắn rằng, cậu vừa có thể phát triển tốt ở cả 2 mặt: cầu thủ - bóng đá và giáo dục văn hóa.
 
“Với trường hợp của Buyako, ngay từ đầu Arsenal đã chủ động làm việc với Greenford của chúng tôi, để hai bên có thể kết hợp với nhau thật tốt, qua đó đem lại sự cân bằng tối đa giữa việc học bóng đá và học văn hóa cho thằng bé. Tôi đã ở trong ngành giáo dục này đủ lâu để hiểu rằng, không phải CLB bóng đá nào cũng sẵn sàng làm điều đó như Arsenal. Thật may, Buyako cũng xuất sắc trong việc học hành, hệt như cách mà nó tiến bộ với bóng đá vậy” – ông Harvey cho biết.
 
Triết lý phát triển-giáo dục cầu thủ của Arsenal có sự khác biệt cơ bản với các Học viện bóng đá hàng đầu ở Anh là ở chỗ: với những học viên đang trong độ tuổi đi học, Arsenal cho phép họ lựa chọn giữa việc tiếp tục học văn hóa ở trường học hiện tại hoặc chọn 1 trong số những trung tâm giáo dục có sự liên kết với CLB. Không có sự ép buộc hay quản lý độc tài nào hết, triết lý của Arsenal cho phép các tài năng bóng đá nhí của họ có sự phát triển cân bằng và lạnh mạnh nhất có thể.
 
Đấy là lý do giải thích tại sao tất cả các học viên bóng đá của Arsenal đều theo học và tốt nghiệp GCSE (GCSE - chương trình trung học cơ sở 2 năm được phát triển bởi đại học Cambridge. Chương trình thiết kế dành cho học sinh lứa tuổi 14-15 với 9-10 môn học và được công nhận trên toàn cầu. Kiến thức của chương trình GCSE được xem tương đương với lớp 10 THPT ở Việt Nam). Và Saka chính là học viên có điểm số tốt nghiệp GCSE ấn tượng nhất, với 4 môn văn hóa đạt điểm A* (cao nhất) và 3 môn điểm As. Dĩ nhiên, không có gì bất ngờ khi Saka cũng nhận điểm A* môn thể dục!
 
Saka thừa điều kiện để tiếp tục theo học lấy chứng chỉ A-Level (Dành cho học sinh từ 16 tuổi với điều kiện đã tốt nghiệp GCSE với điểm số từ A* đến C ở 5 môn học trở lên). Tuy nhiên, do đã là trụ cột thường xuyên ở đội U23 Arsenal, Saka đã chọn chương trình BTEC, phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tế. Đó là bước đi đúng đắn, bằng chứng là giờ Saka đã là một cái tên quen thuộc trong đội hình xuất phát của đội một Arsenal tại Premier League!
 
 
************
Chàng trai trẻ của chúng ta đã nổi lên như là 1 ngôi sao tiềm năng bậc nhất, ở vị trí tiền đạo cánh, trong đội hình U23 Arsenal suốt mùa giải trước. HLV đội U23 Arsenal là Freddie Ljungberg, thần tượng lớn của Saka và ông cũng là người có vai trò quan trọng trong hành trình thăng tiến của cầu thủ này. Saka đã có bàn thắng chuyên nghiệp đầu tiên cùng 2 tình huống kiến tạo cho đồng đội lập công ở trận thắng Frankfurt, cũng trong vai trò một cầu thủ tấn công biên.
 
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nhân sự của “Pháo thủ” vào tháng 12 năm ngoái đã đem tới cho Saka một cơ hội khác, ra sân thường xuyên ở vị trí hậu vệ trái. Với những người từng theo sát bước tiến của Saka, việc cậu có thể tỏa sáng trong vai trò này, không có gì là bất ngờ hết. Paul Simpson, HLV của Saka ở các lứa U16-U19 Anh là một trong số đó. “Ở lứa U16, tôi luôn xếp Bukayo đá hậu vệ trái, cậu ấy là người tốt nhất của đội ở vị trí này”. Chính xác thì tại đội trẻ và đội dự bị Arsenal, Saka sở trường tiền đạo cánh (winger) nhưng cứ khi về tuyển trẻ “Tam sư” thì cậu lại chơi hậu vệ trái. Thực tế này đã diễn ra trong nhiều năm, khi Saka góp mặt ở các lứa U16-U18 và U19 Anh.
 
“Tôi nhớ là mình từng nói với Bukayo trước trận đấu trên sân U19 Đức hồi tháng 9 năm ngoái thế này: “Thầy nghĩ là em sẽ thể hiện tất cả những gì tốt nhất của mình trong vai trò hậu vệ trái, bởi ở vị trí này em có không gian và thời gian để bao quan toàn bộ những gì đang diễn ra trước mắt mình, và quan trọng nhất là em có thể đem tới nhiều giá trị tích cực cho tập thể” – Simpson nhớ lại. “Dĩ nhiên, giờ tôi có thể nở nụ cười mãn nguyện khi Bukayo, đang phát triên vượt bậc ở vị trí hậu vệ trái trong màu áo đội một Arsenal”.
 
“Saka không phải mẫu người hay phàn nàn. Thằng bé có niềm tin mạnh mẽ vào khả năng của mình, nhưng luôn khiêm nhường, chịu khó lắng nghe và học hỏi” – HLV đội U18 Anh, ông Neil Dewsnip cho biết. “Tuổi đời còn nhỏ nhưng Saka suy nghĩ chín chắn, có ý thức kỉ luật rất tốt và rất chuyên nghiệp với công việc của mình”.
 
Hai người thầy ở tuyến trẻ “Tam sư” của Saka, Simpson cùng Dewsnip đều có chung quan điểm: phát triển thành một mẫu hậu vệ cánh hiện đại, với khả năng đóng góp nhiều cho việc kiến tạo lối chơi toàn độ cũng như mặt trận tấn công, chính là hướng đi phù hợp và đầy hứa hẹn cho Saka. 
 
 
Hành trình thăng tiến của Saka dĩ nhiên vẫn là chủ đề thảo luận ưa thích tại Greenford, giữa những người bạn học cũ cũng như các giáo viên từng dậy cậu. Nhưng bản thân Saka, hiện tại, đang đứng trước một lựa chọn quan trọng, thứ có thể quyết định sự nghiệp quốc tế của cậu sau này: 1 suất vào thẳng đội một tuyển quốc gia Nigeria (quê cha-mẹ) hay chờ đợi cơ hội sẽ đến với mình từ “Tam sư” của Gareth Southgate!
 
Hợp đồng của Saka với Arsenal sẽ hết hạn vào tháng 6/2021 và chàng trai 18 tuổi này chính là cầu thủ có mức lương thấp nhất đội một “Pháo thủ” ở thời điểm hiện tại (chỉ 3.000 bảng/tuần). BLĐ Arsenal đang xúc tiến việc kí hợp đồng mới có thời hạn 5 năm với Saka tuy nhiên đại dịch covid-19 đang khiến quá trình này bị ngưng trệ. 
 
Vẫn có nhiều thứ mà Saka cần phải cải thiện, để trở thành một hậu vệ ở đẳng cấp hàng đầu, đặc biệt là khả năng phòng ngự ở các tình huống một đối một. Nhưng với HLV trưởng Arsenal – Mike Arteta thì Saka, một chàng trai chăm chỉ, cầu tiến, sẵn sàng hi sinh vì lợi tích tập thể, chính là tấm gương sáng mà các cầu thủ trẻ của Học viên CLB phải nhìn vào và học hỏi. 
 
Một Saka như thế, dĩ nhiên, Arsenal sẽ không dại gì mà để mất!
 
Lược dịch từ: Bukayo Saka – the ‘cheeky little chap’ who is becoming an Arsenal star (The Athletic)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.