Bóng đá đỉnh cao tạm dừng: Cơ hội cho những phát kiến mới của các HLV

Tác giả Nam Khánh - Thứ Tư 25/03/2020 20:00(GMT+7)

Zalo

Marton Bukovi đã thể hiện sự can đảm của mình tại Zagreb trong thời chiến, nhưng ngoài ra, nhà cầm quân người Hungary cũng đã có những suy ngẫm, nghiên cứu lại về khía cạnh chiến thuật bóng đá. Các vị huấn luyện viên trưởng ngày nay cũng nên sử dụng khoảng thời gian tạm dừng này của thế giới bóng đá đỉnh cao một cách hiệu quả.

Marton Bukovi đã thể hiện sự can đảm của mình tại Zagreb trong thời chiến, nhưng ngoài ra, nhà cầm quân người Hungary cũng đã có những suy ngẫm, nghiên cứu lại về khía cạnh chiến thuật bóng đá. Các vị huấn luyện viên trưởng ngày nay cũng nên sử dụng khoảng thời gian tạm dừng này  của thế giới bóng đá đỉnh cao một cách hiệu quả.

Bóng đá tạm từng Cơ hội cho những phát kiến mới của các HLV hình ảnh
 
“Ông đã làm gì trong chiến tranh vậy, Mr Bukovi?”
“Tôi đã phát minh ra ‘số 9 ảo’. Còn anh đã làm gì?”

 
Thật ra thì đó không phải là tất cả những gì mà Marton Bukovi đã làm trong xuyên suốt thế chiến thứ hai. Vào thời điểm những xung đột bắt đầu nổ ra, nhà cầm quân người Hungari – hoàn toàn có thể xem là vị huấn luyện viên bóng đá có bộ óc chiến thuật xuất chúng nhất từng xuất hiện – đang hành nghề ở Zagreb, dẫn dắt Gradjanski. 
 
Khi Ustashe thâu tóm quyền lực và bắt đầu áp đặt tư tưởng bài Do Thái, vị trí của ông đã bị đặt vào tình trạng vô cùng bấp bênh, vì ông là con của một người cha Do Thái và một người mẹ Công Giáo. Bukovi, sau khi đã phải rất đau đầu với vấn đề tôn giáo, dường như đã đi theo con đường Kitô hữu, và có một cây thánh giá được xây trên bia mộ của ông tại nghĩa trang Rakoskeresztur ở Budapest, nhưng vợ ông, bà Aranka Klein, là một người Do Thái, và ít nhất một trong các chị gái của ông, khi ấy đang hành đạo Do Thái. 
 
Bukovi không chỉ giữ được công việc của mình, ông còn giúp bảo vệ người trông coi sân bãi của câu lạc bộ, một người tị nạn Do Thái tên là Max Reisfeld, trước đó đã trốn chạy khỏi Đức Quốc Xã, cung cấp đồ ăn và lương thực dự trữ cho gia đình ông ta, khi họ đang phải ẩn nấp dưới một khán đài tại sân vận động. Sau 4 năm phải trốn chui trốn nhủi tại đó, cả gia đình ấy đã không bị phát hiện và có thể sống sót. 
 
Bukovi rất can đảm và là một người có nguyên tắc vững chắc, ngoài ra, ông cũng khét tiếng là cực kì khó tính. Nhà cầm quân này có những thói quen của riêng mình và hiếm khi nào chấp nhận thay đổi chúng. Ông rất yêu điện ảnh, và sẽ đi xem phim vào mỗi ngày sau khi tập cùng đội, nhưng Bukovi ghét bị phân tâm, nên điều đầu tiên mà ông làm khi đến rạp là hỏi bên phòng vé xem vợ mình có ở đó không, và nếu có, ông sẽ đi đến một rạp chiếu phim khác. 

Bóng đá đỉnh cao tạm dừng Cơ hội cho những phát kiến mới của các HLV hình ảnh gốc 2
Bukovi cùng với các cầu thủ của mình năm 1949
“Ông ấy là một người rất nghiêm khắc,” Marika Lantos, vợ của Mihaly, trợ lý của Bukovi tại Olympiakos, kể lại. “Kỹ tính, nghiêm ngặt, và nhất quán. Ông ấy luôn đòi hỏi sự trật tự và kỷ luật. Không quan trọng gã cầu thủ kia có là ai đi chăng nữa; ông ấy sẽ luôn thẳng thắn nói ra những suy nghĩ của mình về anh ta. Đó có thể là lý do vì sao không có quá nhiều người yêu mến ông ấy.

"Ông ấy có thể rất kín đáo và cục cằn, nhưng ông ấy thực sự có một trái tim vàng. Ông ấy giống như một bà mẹ chồng xấu tính vậy: Ông ấy chỉ trích mọi thứ và luôn tìm ra những lỗi sai. Ông ấy có ý tốt, nhưng ông ấy không hiểu rằng mình cần phải phân biệt và ứng xử một cách linh hoạt, đa dạng giữa mọi người. Ông ấy chỉ đơn giản là nói thẳng ra những gì mà mình muốn nói.”

 
Nhưng rốt cuộc, ông là một thiên tài, mà các thiên tài thì thường được trao cho cái quyền không cần phải luôn tuân theo các kỹ năng, chuẩn mực chung của xã hội. Khi chiến tranh kết thúc ở Nam Tư và những người Cộng Sản lên nắm quyền kiểm soát, tất cả các câu lạc bộ từng chơi cho giải đấu thuộc Phát xít đều bị giải thể, và thậm chí có nhiều trường hợp còn hoàn toàn bị tiêu hủy các tài liệu về việc họ từng tồn tại. Gradjanski, cuối cùng đã tái sinh thành Dinamo và Bukovi đã được thuyết phục trở thành huấn luyện viên trưởng. 
 
Giai đoạn chuyển hóa ấy đã tạo cho ông thời gian để suy nghĩ. Ông đã giám sát quá trình chuyển đổi từ đội hình 2-3-5 sang W-M tại Gradjanski, nhưng ông tự hỏi, liệu mình có thể tiếp tục đi xa hơn thế không? Chuyện gì sẽ diễn ra nếu ông kéo một tiền đạo trung tâm xuống sâu đến mức anh ta gần như là một tiền vệ, trao cho hai inside forward (hai tiền đạo cánh có xu hướng chơi bó vào trung lộ) sự tự do, và kéo một trong hai wing-half  xuống sâu đến mức anh ta sẽ tạo nên những ảnh hưởng như một trung vệ thứ hai, biến 3-2-2-3 của W-M thành một hệ thống rất gần với 4-2-4? 
 
Và vì vậy, vào năm 1946, trong cuộc chạm trán với Lokomotiva, trận đấu sẽ định đoạt chức vô địch của Zagreb, Bukovi đã đưa giả thuyết trên của ông áp dụng vào thực tiễn. 
 
Gradjanski đã giành chiến thắng và Bukovi lại một lần nữa chứng minh được tư duy chiến thuật kiệt xuất của mình – nhưng ông không quá vui mừng với thành quả đó. “Dragutin Hripko là người đảm nhận vai trò ấy,” Ông nói. “Cậu ta chơi không tệ, nhưng còn xa mức độ lý tưởng lắm. Là một cầu thủ bóng đá, khả năng của cậu ta chưa bao giờ nằm ở mức ‘tuyệt vời’ cả, nhưng tôi luôn nói về cậu ta mỗi khi được hỏi về chủ đề tiền đạo trung tâm lùi sâu. Cậu ta là con chuột thí nghiệm của tôi … tôi có thể nhớ rất rõ là bọn cầu thủ của Lokomotiva đã bất lực đến thế nào trong việc xử lý cậu ta.”
 
Bukovi đã tiếp tục áp dụng hệ thống mới này của mình khi ông quay trở về Budapest, và đến năm 1952, Hungary đã sử dụng nó để giành huy chương vàng tại Olympic, một phần của chuỗi thành tích bất bại kéo dài suốt 4 năm của họ - trong đó có 2 lần đánh bại một đội tuyển Anh đầy hoang mang, bất lực trước thứ chiến thuật này – đã bị chấm dứt bằng thất bại trước đội tuyển Tây Đức trong trận chung kết World Cup năm 1954.

2Bong da dinh cao tam tung: Co hoi cho nhung phat kien moi cua cac HLV1
Ferenc Puskas (thứ 2 bên phải) ghi bàn thắng thứ 2 trong chiến thắng 7-1 của Hungary vào lưới Anh năm 1954 (sử dụng chiến thuật của Marton Bukovi) 
Các huấn luyện viên rất hiếm khi có thời gian để suy nghĩ. Sự dồn dập của các trận đấu, lịch trình luyện tập, và những việc cần phải làm hàng ngày với các cầu thủ là quá nhiều. Nhưng hiện tại, trong đợt tạm hoãn sẽ kéo dài ít nhất là vài tháng của thế giới bóng đá đỉnh cao này, họ sẽ được trao cho rất nhiều thời gian. Bóng đá giờ đây đã đạt đến mức độ hoàn thiện: Những bước tiến to lớn như điều mà Bukovi đã tạo ra sẽ rất khó xuất hiện. Vậy thì chuyện khả thi sẽ là gì? Đâu là sự “giác ngộ” mà một nhà cầm quân có thể đạt được trong khoảng thời gian dài không phải chịu áp lực của những trận đấu diễn ra một cách dồn dập này? 
 
Thế giới bóng đá đỉnh cao có xu hướng tiến lên phía trước nhờ vào những giải pháp. Khi một đội bóng đang thi đấu rất thành công bằng một đường lối riêng biệt, thì điều mà những đối thủ còn lại cần phải làm là tìm ra cách để “phá đám” sự thành công đó. Lối chơi đặt nặng kiểm soát bóng của Pep Guardiola và những kẻ bắt chước ông rốt cuộc đã bị đánh bại bởi bởi thứ bóng đá cường độ cao, pressing mạnh mẽ và chuyển đổi trạng thái cực tốt của Jürgen Klopp – đến mức mà cả Guardiola cũng đã phải bắt đầu thay đổi. 
 
Điều đó có nghĩa là: Chìa khóa để đánh bại bóng đá kiểm soát bóng là tìm ra cách để phá vỡ các mô hình chuyển bóng trong triết lý đó và thu hồi bóng tốt hơn. 
 
Vậy, đâu là cái viễn cảnh sẽ diễn ra tiếp theo? Làm thế nào để bạn có thể phá vỡ bóng đá pressing? Một cách “đơn giản” là chuyền bóng tốt hơn, theo những mô hình khó đoán hơn. Có lẽ nếu Barcelona giai đoạn 2008-2011 của Pep Guardiola vẫn còn tồn tại, vẫn còn ở đỉnh cao của họ, và vẫn còn sở hữu khả năng đi bóng “thần thánh” của Lionel Messi, điều đó hoàn toàn có thể diễn ra (có lẽ thứ thật sự đã trôi vào quá khứ chỉ đơn giản là đỉnh cao của tập thể kiệt xuất đó, hơn là cái phong cách đã đưa họ lên vị thế bá chủ). Nhưng khi mà đó chỉ là một giấc mộng, và sự bất khả thi của những mục tiêu đã đề cập ở trên, thì liệu có còn cách nào khác để đánh bại thứ bóng đá pressing với cường độ khủng khiếp kia hay không? 
 
Có một cách rất rõ ràng, vốn từng được Guardiola sử dụng trước Borrussia Dortmund của Klopp trong một trận đấu thuộc cúp quốc gia Đức, đó là đưa quả bóng vượt lên phía trên lớp áp lực của đối phương. Khi ấy, Guardiola đã sử dụng Javi Martinez như một target-man của ông, nhưng phương án target-man đó nói chung không hề là một phát kiến gì mới mẻ, mà chỉ là tái hiện lại một giải pháp cũ kĩ của quá khứ.

Bong da dinh cao tam tung: Co hoi cho nhung phat kien moi cua cac HLV1
 
Liệu có còn giải pháp nào tốt hơn phương án đối phó với một lớp pressing được triến khai cực kì tốt bằng cách phất bóng dài ngay từ sớm lên cho một Niall Quinn, Joe Jordan hoặc Nat Lofthouse ở phía trên, đặc biệt là khi họ có thể được hỗ trợ bởi một Poacher nhanh nhẹn? Liệu có còn cách nào tốt hơn phương án gây rối loạn cho hai trung vệ chơi chủ yếu dựa vào khả năng chọn vị trí và chuyền bóng hơn là khả năng tranh chấp và kèm người, bằng phương án khiến họ phải phòng ngự trước một cặp đôi tiền đạo?
 
Hoặc có lẽ là không. Nhưng trong khoảng thời gian thế giới bóng đá đỉnh cao bị tạm dừng này, nó sẽ rất đáng để các nhà cầm quân tự hỏi, “liệu Marton Bukovi sẽ làm gì?”
 
Nguồn: Lược dịch từ bài viết “Football's rare pause for thought gives coaches time for inspiration” của tác giả Jonathan Wilson, đăng tải trên The Guardian. 
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

X
top-arrow