Bojan Krkic: Sự cô đơn của một thần đồng bị rẻ rúng (P2)

Tác giả Elflaco - Thứ Hai 19/08/2019 14:07(GMT+7)

Với Bojan Krkic, “10 năm bóng đá”, với đỉnh cao và vực sâu, với biết bao thăng trầm, với đầy đủ cung bậc cảm xúc, hỉ nộ ái ố, kể từ khi ra mắt đội một Barcelona năm 2007 và giờ là thành viên của CLB giải Nhà nghề Mỹ - Montreal Impact, hệt như bức tranh đặc tả một phần đời không thể nào quên của anh.

Phần 1: Kỷ lục gia trẻ tuổi và những tháng ngày trầm cảm bởi… “được” so sánh với Messi
Phần 2:  Những chuyến xê dịch của kẻ không được thừa nhận

Với sự hiện diện của Pep Guardiola trên băng ghế chỉ đạo, Barca có một mùa giải siêu hạng 2008/09 với hàng loạt danh hiệu lớn, bao gồm chức vô địch Champions League và ngôi quán quân La Liga. Bojan cũng là một phần không thể thiếu của tập thể mở ra triều đại thành công mới này, với 10 pha ghi bàn trong 42 trận ra sân trong toàn bộ mùa giải. Mùa giải 2009/10, Bojan có 12 bàn/36 trận, hiệu suất “nổ súng” tốt nhất kể từ khi anh lên đội một CLB. Và khi Zlatan Ibrahimovic rời Nou Camp sang Milan theo hợp đồng mượn Hè 2010, Bojan chính là người kế thừa áo số 9 của Barca. 
 
 
Nhưng bóng đá là một guồng quay đầy khắc nghiệt. Và ngay cả một CLB ưu tiên những tài năng la Masia như Barca thời Pep cũng không phải ngoại lệ. Hè 2010, ngôi sao tuyển tây Ban Nha David Villa cập bến Nou Camp từ Valencia với mức phí 40 triệu euro và sự tiến bộ không ngờ của Pedro sau đó khiến cơ hội ra sân của Bojan bị giảm thiểu trông thấy. Dù 2010/11 là mùa giải đầu tiên mà Bojan được đeo băng thủ quân Barca (trong trận đấu với Ceuta ở Cúp nhà Vua).
 
Ở tuổi 20, Bojan tin rằng mình xứng đáng là nhân vật trung tâm ở bất kì CLB hàng đầu châu Âu nào, thay vì phải sắm vai “cascadeur” cho bộ ba Messi – Villa – Pedro. Tháng Bảy 2011, AS Roma gõ cửa Nou Camp với đề nghị mua Bojan. Thỏa thuận 12 triệu euro kèm điều khoản cho phép Roma mua đứt trị giá 28 triệu vào cuối mùa 2011/12 và Barca được ưu tiên mua lại vào năm 2013, đưa Bojan tới “Thành phố vĩnh cửu” cho chuyến xê dịch mà chàng trai này ấp ủ bao kỳ vọng. Đáng tiếc, đó lại là bước khởi đầu cho một hành trình bi kịch của Bojan.
 
 
Bojan chỉ ghi 7 bàn trong 37 trận cho Roma ở mùa giải 2011/12 trong khi Barca-không-Bojan tiếp tục đăng quang Champions League. Roma không muốn tiếp tục với Bojan còn Barca không sẵn sàng đón anh trở lại. Từ chỗ là kỉ lục gia ghi bàn La Masia, một trong những tài năng xuất chúng nhất của Barca, chỉ 1 năm sau khi chia tay CLB mà anh đã gắn bó hơn 1 thập kỉ, Bojan trở thành… kẻ vô thừa nhận. 
 
Việc gia nhập Milan, theo hợp đồng mượn 1 mùa (2012/13) càng khiến bi kịch của Bojan thêm màu sắc u tối. Sau 27 trận và chỉ 3 bàn thắng cho Milan, Bojan trở lại nơi anh bắt đầu: Barca. Nhưng với một vị thế và tâm thế hoàn toàn khác trước. Barca đón Bojan trở lại để… tiếp tục đẩy anh đi, theo dạng cho mượn kèm điều khoản mua đứt. Lần này là Ajax. CLB Hà Lan, vốn có suất dự Champions League 2013/14, thực sự muốn có Bojan và cầu thủ này, sau cuộc nói chuyện với huyền thoại Johan Cruyff tin rằng, Amsterdam Arena sẽ là bến đỗ thích hợp để mình gầy dựng lại sự nghiệp sau 2 năm bỏ đi ở Italia. 
 
 
Nhưng những gì Bojan thể hiện tại Ajax, với chỉ vỏn vẹn 5 bàn thắng sau 32 trận khiến CLB thành Amsterdam, dù đăng quang chức vô địch Hà Lan mùa thứ 4 liên tiếp, tin rằng họ không nhất thiết phải lãng phí tiền để mua đứt Bojan. Hè 2014, thêm một lần nữa Bojan “bị trả về” Barca. Cuối tháng 7 năm đó, Barca bán đứt Bojan cho CLB Premier League – Stoke City với giá chỉ 1,8 triệu euro. Một chi tiết cho thấy “sự xuống cấp” thảm hại của Bojan, người 3 năm trước còn được định giá xấp xỉ 30 triệu euro.
 
Nhưng bóng đá Anh và Stoke cũng chẳng thể là bệ phóng cho Bojan. 5 mùa thuộc biên chế Stoke, Bojan đá vỏn vẹn 85 trận, ghi 15 bàn. Những màn trình diễn đẳng cấp của Bojan trong màu The Trotters dù có nhưng chỉ thảng hoặc. Song hành cùng vài pha ghi bàn vào lưới những Arsenal, Tottenham hay Everton là hai lần Bojan bị đem cho mượn, từ Mainz ở Bundesliga tới Alaves tại La Liga.
 
Hè 2018, Stoke rớt hạng Premier League. Bojan cùng CLB này chơi 1 mùa giải ở hạng Nhất Championship 2018/19. Bojan chỉ ghi vỏn vẹn 1 bàn mùa trước và Stoke ở rất xa nhóm giành quyền thăng hạng (chỉ xếp thứ 16 chung cuộc). Mùa giải 2018/19 khép lại và Stoke tuyên bố Bojan được tự do ra đi. Ở tuổi 29, sau bao năm quăng quật qua Rome, Barcelona, Milan, Amsterdam, Stoke, Mainz hay Alaves, các đội bóng châu Âu đã không còn quan tâm đến Bojan là ai nữa. Và ngày 7/8 vừa qua, Bojan chính thức kí hợp đồng gia nhập CLB giải Nhà Nghề Mỹ - Montreal Impact.
 
Shaqiri, Krkic và Arnautovic
Thật quá dễ để đưa những đánh giá về Bojan, thần đồng La Masia, người được so sánh với Lionel Messi, đã không có được một sự nghiệp như tất thảy kì vọng ở anh. Và khi phán xét hay coi thường, một-ai-đó-như Bojan, đa số sẽ chẳng hề quan tâm tới những gì mà anh đã trải qua, đã chiến đấu trong từng bước đường của sự nghiệp. Bojan-cô-đơn? Không ai biết. Bojan bị tổn thương, chịu sự đả kích lớn lao về tinh thần ra sao? Không ai quan tâm. Bojan nỗ lực và chăm chỉ để vươn lên, để tìm lại ánh hào quang thuở ban đầu trong sự coi thường của đa số đến như thế nào? Chẳng ai hay.
 
 “Người đời nói sự nghiệp cầu thủ của tôi đã không được như kỳ vọng. Nhưng gượm đã, khi tôi bắt đầu, họ so sánh tôi với Messi, gọi tôi là “Messi mới”. Vậy, sự nghiệp không-được-như-kì-vọng mà họ thường nói đó, là sự nghiệp nào? Của Bojan hay của Messi?”
 
Trong thế giới bóng đá đầy trắc trở này, bên cạnh một Messi luôn có một Bojan. Và thay vì đứng ngoài để đưa ra những phán xét, dè bỉu, đả kích hay xem thường rẻ rúng, tại sao không tìm đến Bojan và nghe chính chàng trai này kể về những trải nghiệm trong cuộc đời bóng đá của mình. 
 
“Tôi yêu bóng đá và chẳng ai hay thế lực nào có thể tước đoạt thứ tình yêu ấy khỏi tôi cả. Tôi thực sự tự hào về sự nghiệp cầu thủ của mình, về những gì tôi đã trải qua, về cách tôi đã sống và chiến đấu. Khó khăn hay nghịch cảnh, luôn giúp bạn mạnh mẽ hơn. Và tôi vẫn còn trẻ, vẫn đầy ắp niềm đam mê với trái bóng. Tôi tuyệt nhiên, chưa hề có ý định dừng lại”.
 
Lược dịch từ WHAT WENT WRONG FOR BOJAN, ONCE DUBBED THE FUTURE OF BARCELONA, AT FOOTBALL’S SUMMIT? – thesefootballtimes

EL FLACO (TTVN)
 
 
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Lời bào chữa cho Andre Onana

Khi các cầu thủ được chọn tham gia họp báo trước một trận đấu thuộc vòng đấu loại trực tiếp, họ thường tuân theo một kịch bản an toàn: Thể hiện quyết tâm chiến thắng, cam kết thi đấu hết mình và tỏ ra tôn trọng đối thủ.

Tam tấu Raphinha - Lewandowski - Yamal: Cỗ máy phản công bá đạo của Barcelona

Bao lâu nay Barcelona luôn được xem là một CLB tôn sùng lối chơi kiểm soát bóng, tìm cách “hạ s.át” đối thủ bằng hàng nghìn đường chuyền, tuy nhiên lần gần nhất họ giành được vé vào chơi ở vòng bán kết Champions League cách đây 6 năm lại chủ yếu là nhờ một phong cách “xù xì”, thực dụng hơn, được điểm xuyến bằng những khoảnh khắc thiên tài của Lionel Messi trong các trận đấu thuộc giai đoạn knock-out. 

Morgan Gibbs-White thay Kevin De Bruyne tại Man City: Tại sao không?

Không giống như quyết định áp thuế quan với các nước rồi lại tạm ngưng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, việc Kevin De Bruyne rời Man City rất khó đảo ngược. Vì thế, với Man Xanh lúc này, điều nên làm là sớm tìm người thay thế nhạc trưởng của mình. Và Morgan Gibbs-White đang nổi lên như một ứng viên sáng giá.

Những bộ ba tấn công hay nhất trong lịch sử Champions League: Từ MSN, BBC đến bộ ba R

Hôm thứ Tư, Robert Lewandowski, Raphinha và Lamine Yamal đã trình diễn một màn tấn công thượng hạng trong chiến thắng 4-0 của Barcelona trước Borussia Dortmund. Kỹ thuật, tốc độ và sự lạnh lùng trong dứt điểm của họ khiến người ta liên tưởng tới những bộ ba xuất sắc nhất từng tung hoành tại châu Âu trong kỷ nguyên hiện đại.

Fernando Gago: Điệu tango buồn ở Bernabeu

Vẻ đẹp lãng tử, hào hoa cùng phong cách chơi bóng điệu đà, tinh tế đã không thể biến Gago trở thành “truyền nhân” xứng đáng của Redondo tại Real Madrid khi mà những chấn thương dai dẳng cứ liên tục hành hạ tiền vệ người Argentina.

Robert Lewandowski: Vẫn tiến hóa ở tuổi 36!

Sự nghiệp cầu thủ của Robert Lewandowski được định nghĩa bằng sự nhất quán. Robert Lewandowski đã ghi hơn 700 bàn thắng và đang trên đường giành chức Vô địch Quốc gia thứ 13 trong sự nghiệp.

Khi các cầu thủ cho mượn từng "xát muối" vào nỗi đau của CLB chủ quản

Ở đầu mùa giải năm nay, Marco Asensio hẳn đã rất mong chờ cơ hội được thi đấu trên sân Parc des Princes tại vòng knock-out Champions League. Điều đó sẽ xảy ra trong tuần này. Chỉ có điều, anh sẽ khoác áo Aston Villa để chạm trán với PSG chứ không phải thi đấu cho đội bóng Pháp, sau khi gia nhập đại diện nước Anh theo dạng cho mượn hồi tháng 1.

Câu chuyện về mối duyên bị bỏ lỡ của Federico Valverde và Arsenal

Federico Valverde sẽ ra sân trong trận đấu lượt đi của Real Madrid ở vòng tứ kết Champions League đối đầu Arsenal vào rạng sáng mai với tư cách là một trong những cầu thủ quan trọng nhất của họ -- nhưng nếu vài chuyện trong quá khứ diễn ra khác đi một chút, có lẽ màu áo mà anh khoác lên mình khi bước vào cuộc đối đầu này sẽ là của The Gunners chứ không phải đội bóng hoàng gia Tây Ban Nha.

Ngày Martin Odegaard gặp Real Madrid tại Champions League

Tròn một thập kỷ kể từ ngày ra mắt đội một của Real Madrid, Martin Odegaard mới có cơ hội đối mặt với CLB Hoàng gia Tây Ban Nha ở Champions League. “Cậu bé Na Uy”, như cách gọi của HLV Carlo Ancelotti cách đây 10 năm, giờ đã là một ngôi sao lớn, một tiền vệ có thể đánh sập hệ thống phòng ngự của Real Madrid bằng những đường chuyền chết chóc.

Juan Carlos Valeron: Nhà ảo thuật bước ra từ quá khứ

Một cầu thủ chưa bao giờ được người ta nhắc đến nhiều nhất, chỉ một lần lọt vào danh sách đề cử Quả bóng vàng, nhưng lại trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những huyền thoại như Andres Iniesta hay David Silva.