Atletico Madrid: Người đến kẻ đi, sau cùng tinh thần Cholismo vẫn ở lại

Tác giả CG - Chủ Nhật 14/07/2019 16:27(GMT+7)

Chừng nào cổ động viên Los Rojiblancos vẫn còn thấy bóng dáng người đàn ông vận bộ đồ đen với gương mặt nam tính đứng ở đường pitch thì chừng đó tinh thần bất khuất trước nghịch cảnh của giai cấp công nhân vẫn còn được bồi đắp trong đội bóng này.

Các cầu thủ cứ đến, các ngôi sao cứ lần lượt kéo đi nhưng vẫn có một người ở lại, kiến tạo và bồi đắp thêm tinh thần của Atletico Madrid. Người đàn ông ấy là Diego Simeone.
Atletico Madrid: Người đến kẻ đi, sau cùng tinh thần Cholismo vẫn ở lại
Bản hợp đồng mang tên Antoine Griezmann đã được Barcelona công bố. Phía Atletico Madrid lập tức phản ứng vì cho rằng đội bóng xứ Catalonia chưa đưa đủ tiền. Những “màn kịch” hay của thương vụ này vẫn còn chờ phía trước nhưng dù có bất cứ biến cố nào, có một điều chắc chắn rằng “hồn” của Griezmann đã không còn ở Wanda Metropolitano nữa.
 
Trước đó, Atletico Madrid cũng đã nói lời chia tay với những cầu thủ quan trọng khác như đội trưởng Diego Godin, hậu vệ cánh Lucas Hernandez, tiền vệ phòng ngự Rodri. Suốt gần 9 năm qua, Diego Simeone đã chứng kiến nhiều những lời giã biệt như thế ở Atletico. Còn ông vẫn ở lại, như một người thầy nhìn học trò trưởng thành rồi lũ lượt rời đi. Ông ở lại để tiếp tục với dự án của mình, đón những cầu thủ mới, đào tạo, biến họ thành những công thần và rồi có lẽ sẽ lại nhìn những con người ấy đến những chân trời mới. Trước đây là Radamel Falcao, Diego Costa và mới nhất là Griezmann.
 
Nhà báo Martin Mazur từng nhận xét rằng: “Dưới thời Simeone, CLB Tây Ban Nha ấy [Atletico Madrid] không chỉ đơn thuần là một đội bóng mà họ còn là một đức tin. Ông có thể tha thứ cho các cầu thủ vì cố gắng chưa đủ lớn nhưng ông sẽ không bao giờ tha thứ cho họ vì mất đi niềm tin. Và họ tin vào những điều khác biệt”.
 
HLV Simeone và Godin
Khác với giới hoàng gia, tinh hoa thuộc về Real Madrid, Atletico Madrid là đội bóng đại diện cho giai cấp công nhân. Tinh thần bất khuất và đấu tranh vẫn luôn thấm nhuần trong lòng các cổ động viên của họ. Ngay cả biệt danh của CLB cũng gợi lên điều đó: Los Colchoneros – Những người làm đệm. Ở trên sân, tập thể ấy là tập hợp của đa số những cầu thủ dạng khá. Nhưng họ biết kết dính lại với nhau để cùng nhìn về một hướng, chơi bóng bằng thứ tinh thần của Simeone mà chúng ta vẫn hay gọi là Cholismo, làm những gã khổng lồ như Barcelona hay Real Madrid phải toát mồ hôi. Và những cầu thủ hạng khá ấy lại chính là những siêu sao trong lòng Simeone bởi họ có thể thích nghi, biết đội bóng cần gì ở mình.
 
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Gol, chiến lược gia người Argentina bày tỏ: “Có những người luôn chờ đợi chúng tôi thất bại. Và chúng tôi sẽ làm việc để chứng minh rằng những người đó đã sai”. Có lẽ vẫn còn những sự thiếu công bằng nào đó trong những đánh giá về Atletico và Simeone. Nhưng định kiến là thứ rất khó thay đổi, nó vẫn luôn tồn tại dù chúng ta cố gắng lý giải sự kiên định với suy nghĩ đó là chưa hợp lý. 
 
Trong bóng đá, những đội bóng chơi phòng ngự (thường bị gán là thực dụng) hay phải đón nhận những định kiến không tốt so với các đội chơi tấn công. Các HLV – những người truyền đạt tư tưởng, triết lý bản thân vào đội bóng – là nhân vật trước hết phải đón nhận những công kích. Thế nhưng suy cho cùng, bóng đá vẫn chỉ là một trò chơi và quan điểm còn phụ thuộc ta nhìn từ góc độ nào. Sẽ chẳng ai chỉ trích một đội chơi phòng ngự trong một trận chung kết và rồi sau đó lên ngôi vô địch vì thành quả (hữu hình) cao nhất vẫn là chiếc cúp.
 
 
Tuy nhiên, vì Simeone xù xì quá và đội bóng của ông cũng vậy nên… dễ bị ghét. Ông muốn chiến thắng bằng mọi giá bởi đơn giản, kết quả là mục tiêu cuối cùng của một trận bóng. Chúng ta hẳn vẫn chưa quên pha ăn mừng điên dại của ông khi dùng hai tay đặt vào hạ bộ của mình trong trận đấu lượt đi vòng 1/8 Champions League mùa trước gặp Juventus. Đó có thể là chiêu trò kích động hoặc cũng chính là con người của Simeone, chiến thắng lớn hơn tất thảy để đôi khi một vài chuẩn mực có thể được bỏ qua.
 
Với El Cholo, “bóng đá như một cuộc đi săn. Một giây có thể thay đổi tất cả nhưng không chỉ là một giây, nó còn là một tích tắc nữa. Con mồi ở đó và đột nhiên biến mất. Ngay lập tức cuộc đi săn kết thúc, bạn không còn cơ hội nữa”. Đây là những chia sẻ của chính chiến lược gia Argentina trong cuốn sách đầu tiên về ông mang tên “El Efecto Simeone”.
 
Europa League 2018 Atletico Madrid
Hoặc trong cuốn sách thứ hai mang tên “Creer” (Niềm tin), nhà cầm quân 49 tuổi lại nói: “Tôi liên hệ bóng đá với quyền anh, với một trận đánh nhau đường phố. Trong cả hai thứ đó, luôn tồn tại một khoảnh khắc, một giây mà ai đó thể hiện sự sợ hãi trong đôi mắt và toát ra trên cơ thể. Bóng đá cũng tương tự như thế. Khi đối thủ cảm thấy bạn có chút sợ hãi, họ sẽ tận dụng cơ hội ngay lập tức. Có lẽ mấu chốt để áp đặt sự sợ hãi lên đối phương là làm cho họ hiểu chúng ta không sợ”.
 
Atletico Madrid của Simeone chơi đúng với hai tinh thần như thế. Họ co về phòng ngự, bịt kín các khoảng không gian, xây những bức tường ngăn chặn đối thủ, kiên nhẫn chờ đợi như một thợ săn lạnh lùng. Và rồi bất ngờ họ tung đòn phản công như tay thợ săn giương súng bắn hạ con mồi khi thấy thời cơ xuất hiện chỉ trong một tích tắc. Cũng có khi, Atletico như một võ sĩ không sợ hãi hoặc đủ khôn ngoan để biết cách che giấu nỗi sợ của mình đi, áp chế đối phương để buộc họ bộc lộ ra sự run rẩy và dễ dàng tung đòn knock-out.
 
Cũng chính với những tư tưởng này với những con người phù hợp với nó, Atletico Madrid đã giành tới 7 danh hiệu, 2 lần lọt vào chung kết Champions League. Dưới sự dẫn dắt của vị HLV 49 tuổi, đội bóng ngổ ngáo ấy đã lên ngôi vô địch La Liga, giành Copa del Rey trong bối cảnh 2 gã khổng lồ vẫn thay nhau thống trị Tây Ban Nha. Với chừng đó thành tích, Atletico Madrid và Simeone đâu đáng bị dè bỉu?
 
Nỗi buồn của cáo già Simeone
Tuy nhiên, giống như Simeone từng nói, những sự công kích, dè bỉu và chờ đợi Atletico Madrid thất bại của người khác chỉ càng làm đội bóng của ông mạnh mẽ hơn mà thôi. Có người đến, có người đi và có người ở lại. Simeone từng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với tờ Marca vào năm 2017 rằng nếu muốn rời Atletico Madrid thì ông có 35 triệu lý do để ra đi. Tuy nhiên, ông ở lại vì cảm thấy vẫn còn có thể tiếp tục khai phá những điều mới mẻ cùng tập thể này.
 
Bởi vậy, chừng nào cổ động viên Los Rojiblancos vẫn còn thấy bóng dáng người đàn ông vận bộ đồ đen với gương mặt nam tính đứng ở đường pitch thì chừng đó tinh thần bất khuất trước nghịch cảnh của giai cấp công nhân vẫn còn được bồi đắp trong đội bóng này.

CG (TTVN)

 
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.