Ashley Young: Tuổi 34 của gã trai “bị xem thường” tại Man Utd

Tác giả Elflaco - Thứ Ba 09/07/2019 16:59(GMT+7)

Zalo

Xét về năng lực phòng ngự, Young vẫn thể hiện rất ấn tượng dù anh không phải là 1 hậu vệ cánh sở trường. Xét và hạng mục hỗ trợ tấn công, Young cũng đóng góp không tồi, ít nhất là không bao giờ tới mức bị chê bai thậm tệ đến vậy trong suốt mùa giải qua. Nhưng rốt cuộc, những chỉ trích bất công thì mình anh nhận hết cả.

Một mùa giải mới sắp khai diễn và Ashley Young, người hôm nay chính thức bước sang tuổi 34, chắc chắn vẫn sẽ là cầu thủ cao tuổi nhất của Manchester United. Sau khi Antonio Valencia rời đi, Young, lần đầu ra mắt “Quỷ đỏ” cuối tháng 6/2011 thuộc nhóm 3 cựu binh có thâm niên nhất Old Trafford, cùng với các trung vệ Chris Smalling (gia nhập Man Utd năm 2010) và Phil Jones (Hè 2011). 

Ashley Young Tuổi 34 của gã trai bị xem thường tại Man Utd hình ảnh
 
8 mùa giải ở Old Trafford, Young đã chơi 243 trận trên mọi đấu trường, đã cùng “Quỷ đỏ” giành từ Premier League, cúp FA, cúp Liên đoàn Anh đến cúp bạc Europa League. Young cùng những De Gea, Smalling, Jones, thành viên trong đội hình Man Utd đăng quang Premier League 2012/13 chính là “gạch nối” giữa quá khứ hào hùng thời Sir Alex Ferguson, những năm tháng buồn nhiều hơn vui với David Moyes, Louis Van Gaal, Jose Mourinho và hiện tại đầy ngổn ngang cùng Ole Gunnar Solskjaer. 
 
Từ một chàng trai tuổi 25 thanh xuân đến lão tướng già nhất đội. Từ một tiền vệ tấn công cánh trái không-phải-lựa-chọn số-một đến hậu vệ cánh phải đeo băng thủ quân United “cày ải” hơn 40 trận mùa trước. Từ biết bao kì vọng ban đầu sau mùa giải 2012/13 ghi tới 8 bàn thắng đến những tiếng thở dài và không ít chỉ trích trong mùa giải vừa kết thúc…
 
Nói về một cựu binh gắn bó với 1 CLB bất kì gần một thập kỉ, đa số sẽ bắt đầu bằng câu “Ngần ấy năm biết bao nhiêu tình”. Nhưng với trường hợp của Young tại Man Utd, cái điều đơn giản ấy, sau hơn 8 năm khoác áo “Quỷ đỏ” anh cũng không có. Trước khi bước sang cái tuổi “tam thập nhi lập” anh bị dán mác "Young của mùa chuyển nhượng" - cầu thủ chỉ đá bốc khi đến ngày chuẩn bị đàm phán gia hạn hợp đồng”. Còn những năm gần đây, với bao biến chuyển khó lường ở ban huấn luyện và nhân sự đội hình, Young luôn đứng đầu danh sách “phải thanh lý” – trong mắt của một bộ phận lớn các CĐV Man Utd – mỗi khi mùa Hè đến. 
 
HLV Solskjaer ky vong rat nhieu vao Ashley Young
HLV Solskjaer kỳ vọng rất nhiều vào Ashley Young
Hai mùa giải gần nhất, trong vai trò là một hậu vệ cánh, Young luôn thuộc nhóm 5 cầu thủ có số phút thi đấu nhiều nhất tại Premier League của Man Utd. Mùa trước, anh ra sân 30 trận, 28 trong đó đá chính, chơi tổng cộng 2569 phút, chỉ xếp sau De Gea, Paul Pogba, Lindelof và Luke Shaw. Gã trai hôm nay bước sang tuổi 34 ấy, nhận được sự tin tưởng cao nhất của 2 đời HLV Man Utd, từ Mourinho tới OGS nhưng lại là kẻ hầu như luôn bị xem thường trong mắt các CĐV “Quỷ đỏ”. Sao bất công đến vậy?
 
Mùa giải 2017/18 khép lại, Mourinho đã nói thế này về Young: “Theo quan điểm của tôi, Ashley ở thời điểm hiện tại, hay hơn nhiều so với những gì cậu ấy từng thể hiện khoảng 2 năm về trước. Mùa tới, cậu ấy chắc chắn vẫn sẽ là 1 phần cực kỳ quan trọng của “Quỷ đỏ”. Và tôi thực sự hi vọng, khi mùa giải 2018/19 khép lại, cậu ấy sẽ cán mốc 250 trận trong màu áo Đỏ”.
 
Mourinho buộc phải rời Old Trafford giữa chừng. Nhưng Young, đúng như “Người đặc biệt” kì vọng, vẫn là một nhân vật không thể thay thế trong đội hình Man Utd kể cả dưới thời OGS. Việc bị loại sớm ở các đấu trường quan trọng, khiến Young kết thúc mùa giải 2018/19 mà chưa đạt mốc 250 trận (anh đã có 243 trận). Nhưng sự chăm chỉ, chuyên nghiệp và thái độ thi đấu luôn tận hiến hết mình của Young, là thứ trước sau không thể phủ nhận.
 
Young se la doi truong cua MU mua toi
 
Phe “anti-Young” luôn lấy chất lượng những cú tạt bóng của anh làm điểm mấu chốt để chỉ trích, để xem thường, để phủ nhận những đóng góp tích cực của hậu vệ tuổi băm này cho “Quỷ đỏ”. Đúng là xét trên số lượng nhưng pha tạt bóng của Young thì hiệu quả thu về là tương đối thấp nhưng đừng quên rằng, trong nhóm những hậu vệ cánh đã chơi từ 20 trận trở lên tại Premier League mùa trước, Young đứng trong Top 5 chuyền kiến tạo (key-pass) cao nhất giải: trung bình 1,4 lần/trận, chỉ đứng sau Digne (Everton), Matt Ritchie (Newcastle), Kieran Trippier (Tottenham) Trent Arnold (Liverpool) và ngang ngửa Andy Robertson – người nhận được rất nhiều lời khen từ giới chuyên môn.
 
Thông số “key-pass” cao nhưng thành tích kiến tạo thành bàn lại thấp (chỉ 2 đường chuyền giúp đồng đội lập công) là lỗi của Young hay lỗi của các đồng đội ở mặt trận tấn công Man Utd đã không tận dụng được? Hỏi cũng chính là trả lời rồi! Còn gì nữa, gã hậu vệ phải “biến hình” chịu nhiều dè bỉu từ cộng động fan Man Utd ấy là 1 trong 3 hậu vệ cánh (chơi từ 20 trận EPL trở lên mùa trước) có nhiều đường chuyền dài chính xác nhất: 104 – chỉ kém Arnold và Walker.
 
MU ban Ashley Young o He 2019
 
Young có lẽ là nạn nhân điển hình của thứ “tiêu chuẩn kép”. Anh nhận về nhiều lời chê vì hiệu suất chuyền chính xác của mình trong khi Arnold- Robertson, cặp hậu vệ cánh kiến tạo hơn 20 bàn ở Premier League mùa trước được tung hô với biết bao mỹ từ, mới chính là 2 cái tên đừng đầu hạng mục các hậu vệ cánh “số đường chuyền dài sai địa chỉ” nhiều nhất của Premier League 2018/19. Arnold có 135 đường chuyền dài không chính xác. Con số này ở Robertson là 133. “Thành tích” chuyền ngắn thiếu chính xác, Robertson góp mặt trong Top 3 còn Trent đứng thứ 7, nếu chúng ta tiếp tục dựa trên mẫu các hậu vệ cánh chơi từ 20 trận trở lên mùa qua. Trong Top 15 hạng mục… đáng chê này, Young không có mặt nhưng đồng đội của anh bên hành lang đối diện Man Utd – Shaw đứng thứ 8.
 
Arnold và Robertson rõ ràng đã có một mùa giải siêu hạng, hoàn toàn xứng đáng với cơn mưa lời khen, là biểu tượng hàng đầu của thế hệ hậu vệ cánh trong bóng đá hiện đại. Nhưng vì họ có thành tích chuyền thành bàn cực cao, vì Liverpool là á quân có số điểm cao nhất lịch sử Premier League mà xem thường Young, thì rõ ràng là bất công cho lão tướng của “Quỷ đỏ” quá. Trong khi đó, Young còn đứng trong Top 5 hậu vệ cánh có số lần tranh chấp tay đôi thành công nhiều nhất Premier League mùa trước – 54 lần, hạng mục mà Arnold và Robertson đứng ngoài Top 20 còn Shaw đứng thứ 37.
 
MU chieu mo thanh cong Aaron Wan-Bissaka
MU chiêu mộ thành công Aaron Wan-Bissaka
Trong nhóm các hậu vệ cánh chơi từ 20 trận tại Premier League mùa trước trở lên, tân binh Man Utd, Wan Bissaka là cái tên bị đánh bại trong tình huống “1 chọi 1” ít nhất, chỉ 10 lần, được đánh giá rất cao ở kĩ năng phòng ngự. Nhưng chỉ cần kéo xuống 1 chút thôi, bạn sẽ thấy cái tên Young góp mặt trong Top 6 hạng mục này, với chỉ 16 lần bị đối phương đi bóng qua người, tốt hơn hẳn so với Shaw (19 lần), và vượt rất xa Robertson (bị rê bóng qua 31 lần) hay Arnold (32). Tổng số lần khống chế bóng lỗi và mất bóng của hậu vệ Young ở Premier League mùa trước là 43, cũng ít hơn nhiều so với cặp đôi Arnold – Tren (mỗi người 54 lần).
 
Xét về năng lực phòng ngự, Young vẫn thể hiện rất ấn tượng dù anh không phải là 1 hậu vệ cánh sở trường. Xét và hạng mục hỗ trợ tấn công, Young cũng đóng góp không tồi, ít nhất là không bao giờ tới mức bị chê bai thậm tệ đến vậy trong suốt mùa giải qua. Nhưng rốt cuộc, những chỉ trích bất công thì mình anh nhận hết cả.
Là Young không đủ tốt hay chính một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng fan Man Utd không-đủ-tốt trong cách nhìn nhận và đánh giá về anh?

EL FLACO (TTVN)
 
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Nghịch lý Vinícius Júnior

Vinícius Júnior đã thất bại trong cuộc đua Ballon d’Or vào tháng trước, nhưng bạn hãy thử nói với người hâm mộ Real Madrid rằng anh thực sự không xứng đáng giành Quả Bóng Vàng mà xem. “Vinícius, Ballon d'Or,” đám đông khán giả tại Santiago Bernabeu đã hát đi hát lại câu này vào hôm thứ 7, khi tiền đạo người Brazil lập hattrick trong chiến thắng 4-0 của Madrid trước Osasuna.

Luis Nani: Cuộc đời xoay trong những điệu santo

Gần 40 tuổi, thay vì lựa chọn nghỉ hưu ở những bãi biển xinh đẹp, Nani vẫn tiếp tục chơi bóng. Chẳng quan trọng là Manchester United lừng danh thế giới, Valencia đình đám một thời hay Sporting Lisbon giàu truyền thống, chỉ cần được ra sân và cống hiến, như thế là đủ mãn nguyện đối với ngôi sao người Bồ Đào Nha.

Ruben Amorim: "Tôi sẽ làm tất cả để đưa Man Utd trở về vị thế của mình"

Sau khi đặt chân đến Man Utd, tân HLV Ruben Amorim đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên với phóng viên của CLB là Harry Robinson, ngay tại sân Old Trafford. Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nội bộ này, nhà cầm quân trẻ người Bồ Đào Nha đã giải thích lý do anh chọn đến đội chủ sân Old Trafford, cũng như khái quát về triết lý bóng đá của mình. Và đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn ấy.

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Từ một cái tên từng nổi lên tại xứ sở sương mù trong màu áo Newcastle cách đây gần một thập kỷ, rồi bất ngờ ngụp lặn bởi những ca chấn thương, Ayoze Perez giờ đây đã quay trở về quê hương Tây Ban Nha ấm áp và trở thành nguồn cảm hứng kỳ lạ mang đến nét tươi mới cho Villarreal trong mùa giải năm nay.

X
top-arrow