Ashley Cole: Mảnh ghép cuối cùng làm thay đổi diện mạo hai nửa London (P1)

Tác giả CG - Thứ Tư 20/12/2017 14:57(GMT+7)

1. Sau khi giành được đủ điểm số cần thiết để bảo vệ chức vô địch Premier League ngay trên sân nhà của đại kình địch cùng thành phố, các cầu thủ Arsenal đã ăn mừng cùng những cổ động viên trong bộ trang phục đỏ-trắng, những người đã được chứng kiến một kịch bản mà với nhiều người trong số họ tin rằng chúng chỉ tồn tại trong những giấc mơ điên rồ nhất.
 
Với các cầu thủ, họ cũng chọn cho mình nhiều cách ăn mừng: có người thì nhảy lên nhảy xuống và hát ca, có người lại tưởng tượng những chai nước là những chai sâm panh đắt tiền mà họ uống với nhau, một số người không cưỡng lại được sự thôi thúc của việc cởi áo ra và quấn quanh đầu như những đứa trẻ tinh nghịch. Tuy nhiên, với Ashley Cole, mặc dù đã có thể ăn mừng kỉ niệm đáng nhớ này theo những cách trên hoặc khác nữa, cuối cùng anh đã lựa chọn một cách hết sức cụ thể để ghi nhớ thành tựu của mình.
 
Cole rời khỏi các đồng đội, chạy đến vòng tròn giữa sân White Hart Lane - trái tim của Tottenham Hotspur - và trên chấm giao bóng, anh đặt chiếc cúp xuống, đánh dấu việc trở thành nhà vô địch của anh và đội bóng: “Tôi nâng chiếc cúp qua đầu và hạ xuống như tôi đang hạ một lá cờ trong lãnh thổ đối phương,” Cole vui vẻ hồi tưởng lại trong cuộc phỏng vấn với Amy Lawrence cho cuốn sách của cô, Invincible. “Đó là khoảnh khắc tuyệt vời nhất.”
 
Với Ashley Cole, lễ ăn mừng này là kết quả của danh hiệu vô địch Premier League thứ hai trong ba năm - một sự trở lại đáng kinh ngạc của một cầu thủ chưa đến 25 tuổi. Mặc dù vậy, quan trọng hơn thì với cầu thủ sinh ra tại bắc London này, anh đã có những danh hiệu cùng Arsenal - đội bóng mà anh đã dành toàn bộ tuổi thơ của mình để theo dõi, cổ vũ và ước mơ một ngày được thi đấu.
 
Cả thế giới dường như đều tin chắc Cole sẽ tiếp tục thi đấu cho Pháo thủ trong nhiều năm nữa, nhiều người thậm chí còn tin rằng một ngày nào đó anh sẽ trở thành đội trưởng của Arsenal. Chia sẻ quan điểm này, Patrick Viera - người thủ quân đã đưa Arsenal đến với chức vô địch bất bại nổi tiếng năm 2004 - cho biết: “Với tôi Cole sẽ là một Tony Adams tiếp theo.” Cho những ai chưa biết thì Tony Adams dù đã giải nghệ ở đội bóng hơn một thập kỉ trước nhưng vẫn được những người yêu mến Pháo thủ gọi là “Mr. Arsenal.”
 
Nhưng cuối cùng không có câu chuyện cổ tích nào cùng với Cole cả. Anh không trở thành thủ quân của câu lạc bộ, và cũng không thể giữ được vị trí của mình trong trái tim của các cổ động viên Arsenal như là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại. Với người hâm mộ, Ashley Cole đã trở thành một nhân vật phản diện, một kẻ hám lợi xấu xa nhất trong thiên niên kỷ mới khi anh phớt lờ sự chia rẽ đầy căng thẳng của thành London và kí hợp đồng với kình địch Chelsea.
 
Việc Cole từ bỏ đội bóng thuở ấu thơ để chuyển tới màu áo xanh là một hành động gây xôn xao và tranh cãi trong một thời gian dài, đi kèm với những sự lo lắng và cuối cùng được chấm dứt bằng khoản tiền phạt khổng lồ. Đây có thể được xem như là một trong những vụ chuyển nhượng gây chia rẽ nhất trong lịch sử Premier League.
 
Không chỉ là một vụ chuyển đổi câu lạc bộ đầy tranh cãi, thương vụ chuyển nhượng của Ashley Cole tới Chelsea vô tình đã gói gọn những tư tưởng mang tính thời đại của bóng đá Anh. Việc chuyển từ Arsenal đến Chelsea của Cole đã đánh dấu sự đi xuống về sức mạnh của Pháo thủ, biến Chelsea trở thành một đội bóng hàng đầu của Premier League và thể hiện sự thay đổi cốt yếu về phương hướng của cả hai câu lạc bộ mà đến tận năm 2017 này dường như vẫn còn tồn tại.
 
2. Dù sau này sẽ trở thành một trong những hậu vệ cánh vĩ đại nhất trong lịch sử nước Anh thì Ashley Cole của đầu thập niên 80 - một cậu bé hồn nhiên và mơ mộng, điều đẹp đẽ hơn tất thảy mọi thứ trong mắt bà mẹ của mình - đã trưởng thành trong nỗi e sợ từ những tiền đạo xuất sắc của Arsenal mà đáng chú ý nhất là những đồng đội người London - David Rocastle và Ian Wright, hai cầu thủ thường xuyên là cái tên ở trang nhất trong những số báo ra hàng tuần.
 
Đó là những bước đi đầu tiên của Cole khi anh bắt đầu sự nghiệp của mình trong vai trò một tiền đạo và theo dõi hai thần tượng của mình. Nhưng dù yêu thích vị trí này và nhận được những lời tán thưởng vì thi đấu tốt nhưng Cole cũng vui mừng khi cơ hội đến mang theo sự thay đổi mang tính cá nhân với sự phát triển của anh. 
 
Sau khi gây được ấn tượng nhờ tốc độ, thể lực và kỹ thuật, dù mới chỉ 14 tuổi nhưng Học viện Arsenal đã trao cho Cole một cơ hội để thi đấu cho đội U16. Chỉ có điều họ muốn đặt anh ở vị trí hậu vệ cánh trái.
 
Nếu là một đứa trẻ thiếu tự tin, Cole có thể đã từ chối cơ hội này và sợ rằng nó sẽ gây một tác động xấu mang tính lâu dài trên sân cỏ và làm thui chột khả năng ghi bàn về lâu về dài. Nhưng Cole đã nhận ra đây là một thời cơ và tóm lấy nó để được thi đấu cho Arsenal. Với tình yêu dành cho câu lạc bộ, ngay cả khi họ để anh làm một mascot anh cũng chấp nhận mà không một giây chần chừ. 
 
Trở thành một tài năng đặc biệt, sự thăng tiến của Cole từ cầu thủ trẻ triển vọng đến một cầu thủ được yêu thích ở đội một đã được thực hiện theo một quy trình quen thuộc gồm bốn giai đoạn phát triển: học viện trẻ, ra mắt ở đội một với rủi ro thấp, sau đó được đem cho mượn ở các đội bóng khác rồi trở lại đội một và thành một cầu thủ quan trọng hơn.
 
Sau bốn năm rèn luyện chăm chỉ ở học viện, anh đã khẳng định được năng lực trong vai trò hậu vệ trái và mài dũa những khả năng đặc biệt trong lối chơi của mình. Năm 18 tuổi, Cole đã được đôn lên đội một thi đấu trong một trận đấu cúp trước Middlesbrough. 
 
Ngay sau đó anh được đem cho mượn ở giải hạng dưới trong mùa 1990-2000. Anh đã xây dựng sự tự tin cho mình, cùng đội bóng của giải hạng hai là Crystal Palace vượt qua những khó khăn trước khi trở lại để nắm lấy vị trí hậu vệ trái tại Arsenal khi Sylvinho dính một chấn thương dài hạn.
Sylvinho đã trải qua mùa giải thứ hai ở Arsenal và đang có một khởi đầu tốt đẹp ở London sau khi gia nhập từ đội bóng quê hương Corinthians năm 1999. Chắc chắn với những đóng góp của mình, anh hoàn toàn có thể lấy lại vị trí ở đội hình xuất phát sau khi bình phục chấn thương. Tuy nhiên, Ashley Cole lại có những suy nghĩ khác.
 
Như chính Cole thừa nhận, những ngày đầu tiên của anh ở đội hình một Arsenal không hoàn toàn là điều tuyệt vời, là “vàng” như một trong những danh hiệu Premier League mà anh và các đồng đội của mình sau này giành được năm 2004. Thời khắc tồi tệ nhất của anh chàng hậu vệ trẻ đến vào tháng 2/2001 trên sân Old Trafford khi Cole bị đuổi khỏi sân trong hiệp một, thời điểm Arsenal của anh bị các học trò của Sir Alex Ferguson làm nhục với tỉ số 1-5 trước giờ nghỉ và chung cuộc thất thủ 1-6.
 
Phần nào đó phong cách thi đấu không biết mệt mỏi của Cole khiến anh trở thành hậu vệ trái được tin tưởng nhất của Arsenal. Chắc chắn tốc độ và nguồn thể lực đáng kinh ngạc giúp anh có sức mạnh vượt trội so với những đối thủ của mình, những người có lẽ cũng mong muốn có được điều đó khi nó giúp Cole đóng góp được ở cả mặt trận tấn công lẫn phòng ngự trong lối chơi của đội bóng. Nhưng nguồn thể lực của Cole được gia tăng rất nhiều nhờ tính cách của anh, lòng căm ghét sự thất bại và quyết tâm để đạt được thành công.
 
Ngay cả những người tiêu cực nhất cũng phải thừa nhận Cole sinh ra đã là một nhà vô địch và khi anh để lại những năm tháng tuổi thanh xuân ở phía sau, anh ngày càng trở nên quen thuộc với những danh hiệu hơn bao giờ hết.
 
Trước tiên là cú đúp Premier League và FA Cup năm 2002 với Seaman ở khung gỗ; Cole trở thành một phần của bộ tứ vệ gồm Lauren, Keown và Campbell; phía trước là Parlour, Pirès, Ljungberg, Vieira, Bergkamp và Henry. Một chức vô địch FA Cup nữa đến tiếp vào năm sau.
 
Sau đó là danh hiệu lớn nhất từ trước đến nay của Arsenal, chức vô địch Premier League năm 2004, một chiếc cúp cho câu lạc bộ và cái tên “Invincibles” cho các cầu thủ. Rất nhanh sau đó được tiếp nối bằng một FA Cup nữa, chức vô địch thứ ba trong vòng bốn năm. Có thể ví Cole như là một loại nhạc cụ quan trọng nằm trong một dàn nhạc xuất sắc được vận hành một cách ăn khớp, tủ đựng cúp của anh gần như đã chuẩn bị kín chỗ còn anh thì đang sống với tất cả mọi thứ mà anh từng mơ ước và thậm chí là hơn thế. Nhưng giống như mọi điều tốt đẹp trên đời này, quãng thời gian là một cầu thủ Arsenal của Cole đã được ấn định sẽ phải kết thúc.

(Còn nữa...)

Lược dịch từ bài viết The transfer that defined an era: Ashley Cole’s move from Arsenal to Chelsea của tác giả Will Sharp trên These Football Times. 

CG (TTVN)
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.