Antonio Valencia: 10 năm United là giấc mơ lớn trong đời (p1)

Tác giả August - Thứ Bảy 30/11/2019 10:28(GMT+7)

“Không có gì phải hoài nghi, sớm muộn United cũng sẽ trở lại với hình ảnh siêu hạng ngày nào. Tôi có niềm tin mạnh mẽ vào điều đó. Bởi với tôi United là một giấc mơ lớn, đẹp nhất trong đời” – Valencia.

Khoảng 10h tối một ngày cuối tháng 11, Antonio Valencia ngồi đó, thư thái trên ghế sofa trong căn hộ của anh tại Quito. Trong tay anh là chiếc bánh Empanadas vàng ươm (một dạng bánh cuộn nướng nhân mặn – thường là thịt gà, bò kèm pho-mai, món ăn được ưa chuộng ở Nam Mỹ). Trên bàn là một ly Morocho – thức uống địa phương được làm từ hỗn hợp bắp trắng, sữa, đường. “Chúng tôi thường uống Morocho vào mùa Đông bởi nó rất tuyệt trong việc giữ ấm cho cơ thể bạn” – Valencia giải thích.

Valencia trông có vẻ mập hơn khá nhiều so với giai đoạn anh còn thi đấu cho Man United. Nhưng tất nhiên, câu chuyện của anh ngày hôm nay là về bóng đá, về United. “Bỏ qua chuyện ẩm thực nhé, giờ chúng ta trở lại với chủ đề bóng đá nào” – Valencia thủng thẳng. 
“Đội hình 5 người United xuất sắc nhất theo quan điểm của tôi? OK, đó sẽ là David De Gea trong khung gỗ, Wayne Rooney ở tuyến đầu và tất nhiên không thể thiếu Ryan Giggs. Nani, một anh chàng có kĩ thuật siêu hạng, cực giỏi với các tình huống xử lý bóng trong không gian hẹp, chắc suất thứ 4. Người cuối cùng, là Nemanja Vidic. Với tôi, anh ấy là trung vệ hay nhất trong thời đại của mình. Chẳng đối thủ nào có thể đánh bại dược Vidic cả”.
“Những người đồng đội ấy. United ấy. Những ngày tháng ấy. Chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi”.
Sải những bước chân chậm rãi xuống cầu thang, đi qua một phòng tập thể hình với những trang thiết bị “xịn sò” bậc nhất, Valencia đưa phóng viên The Athletic tới khu vực đặc biệt nhất trong căn hộ. Nơi lưu giữ biết bao dấu mốc trong hành trình cầu thủ bóng đá của Valencia. 
Cửa phòng đã mở. Đèn đã bật sáng. Và chào mừng đến với ngôi đền thiêng của Valencia!
Rất nhiều áo đấu. Áo CLB. Áo đội tuyển. Dĩ nhiên không thể thiếu chiếc áo United ở trận Valencia ra mắt CLB, trận đầu tiên trong 338 lần anh ra sân cùng “Quỷ đỏ” trong suốt một thập kỉ. Trung tâm căn phòng, ở vị trí trang trọng nhất, trong tủ kính, là áo đấu United mà Valencia mặc trong trận chung kết Champions League 2011. Sát cạnh tấm áo này là chiếc vé vào cửa xem trận đấu đó.
Có vẻ hơi kỳ lạ khi chiếc áo đấu gắn liền với thất bại của United trước Barcelona ở chung kết Champions League 8 năm trước, lại nhận được sự ưu tiên đặc biệt đến thế, từ Valencia. Nhưng cựu cầu thủ United có quan điểm của riêng anh. 
“Bạn sẽ thấy lạ đúng không? Tôi biết mà. Nhưng bạn phải hiểu đấy là trận đấu mà United đối đầu với phiên-bản-hoàn-hảo nhất của Barcelona – Pep Guardiola. Chúng tôi, bằng một cách nào đó, đã kết thúc hiệp đầu với tỉ số hòa 1-1 nhưng Barca thời điểm đó đơn giản là không thể đánh bại. Tôi luôn có một niềm tin lớn lao rằng, nếu đối thủ của United trong trận chung kết Champions League đầu tiên và duy nhất của tôi không phải là Barca thì chúng tôi sẽ thắng. Chắc chắn luôn!”.
“Ngôi đền thiêng” của Valencia là nơi tràn ngập những kỉ niệm bóng đá. Bốn bức tường của căn phòng đầy ắp những tấm hình của Valencia và các đồng đội trong những năm tháng anh khoác áo United. Trong ngăn kéo tủ là hàng trăm tờ giấy A4 in… danh sách đội hình thi đấu của United trước mỗi trận đấu. Góc trái căn phòng là một tù đồ lớn, nơi Valencia lưu giữ những áo đấu của đối thủ. 
Áo tuyển Hà Lan của Van Persie trong một trận giao hữu quốc tế mà Valencia góp mặt trong đội hình Ecuador. Áo của Martin Petrov, thời danh thủ Bulgaria từng chơi bóng cho Man City. Và áo thủ môn Liverpool của Pepe Reina. “Sir Alex chẳng cấm chúng tôi đổi áo với cầu thủ đối phương, dù đó có là đại kình địch của United đi nữa. Nhưng tôi chỉ làm thế khi đội nhà thắng thôi”.
Hai tấm huy chương vàng dành cho nhà vô địch Premier League được Valencia đặt trong hai hộp kính nhỏ. Ở giữa chúng là tấm hình Valencia cầm áo Wigan Athletic trong ngày anh chính thức cập bến CLB này năm 2006. “Nếu tôi chỉ-được-phép giữ lại một thứ trong căn phòng này. Tôi sẽ chọn nó (bức hình với áo đấu Wigan). Bởi với tôi, đấy chẳng khác gì một huy chương vàng Premier League cả. Nó là vô giá”.
Valencia còn có một bộ sưu tập… rất khác người nữa. Những vật dụng đã qua sử dụng của nhiều thành viên United. Đôi găng tay thủ môn của De Gea. Và hàng chục đôi giày của những đồng đội tại United. “Cái này là của Fellaini nè”, Valencia cười sảng khoái khi chỉ vào đôi giày hiệu New Balance màu đen có thêu 2 chữ M.F (viết tắt tên Marouane Fellaini). Và sau đó anh khoe với phóng viên The Athletic từng đôi giày-kỷ vật. “Cái này của Gissy nhé. Zalatan thì đây. Rooney. Vidic. Marcos (Rojo) nữa này”.
Đảo mắt quanh căn phòng, Valencia chỉ về phía một khung kính nhỏ, nơi anh đặt trong đó giải thưởng cầu thủ ghi bàn thắng đẹp nhất tháng Premier League (tháng 9/2017, pha lập công vào lưới Everton). Và dĩ nhiên, cạnh đó là 2 danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất mùa United, năm 2012 – khi anh là một cầu thủ chạy cánh góp công lớn vào chức vô địch Premier League cuối cùng thời Sir Alex và năm 2017 – khi anh là hậu vệ cánh của United – Mourinho giành 3 chiếc Cúp.
Mạch hồi ức của Valencia dừng lại ở một bức hình, chụp anh và Sir Alex, thời điểm Valencia nhận giải Cầu thủ hay nhất năm (Sir Matt Busby Player of the Year 2011/12) của United do fan bình chọn. Tấm hình ấy, người cha già Fergie nhìn anh và nở nụ cười trìu mến.
“Tất cả. Tất cả những điều này. Là thật hay là mơ. Tôi thỉnh thoảng vẫn phải tự véo vào mặt mình mỗi khi nhìn lại hành trình cầu thủ tuyệt vời này” – Valencia hóm hỉnh. “Steve Bruce là HLV của tôi tại Wigan hồi 2009. Rồi một ngày nọ, ông ấy kéo tôi vào một góc và nói: “Ông thầy đáng kính của tớ, ngài Alex ấy, rất muốn gặp cậu. Ông ấy muốn có cậu ở United. Phản ứng của tôi lúc ấy kiểu như: “Yeahh, phải thế chứ”. Như thể Sir Alex đang tìm cách để làm thân với tôi vậy. Vì quả thật tôi nghĩ Steve chỉ đùa thôi”.
Nhưng đến khi Steve nghiêm mặt và nói: “Này thằng quỷ, tôi đang nói chuyện nghiêm túc với cậu đấy. Chủ Nhật tới chúng ta sẽ có trận đấu. Nhưng tôi đã sắp xếp rồi, cậu sẽ gặp Sir Alex vào thứ Bảy” thì tôi thực sự… đứng hình. 
 
Cảm giác lúc đó của tôi thế nào nhỉ? Chịu, tôi chẳng thể diễn tả được bằng lời. Chỉ biết rằng tôi phấn khích đến nỗi, ngay sau cuộc nói chuyện với Steve, tôi rời trung tâm huấn luyện của Wigan, phi thẳng vào một shop đồ hiệu để sắm ngay bộ vest mới. Tôi muốn gây ấn tượng thật tốt với Sir Alex trong lần đầu tiên gặp ông ấy.

Và cuộc gặp với Sir Alex cũng đến. Ông nói với tôi rằng, đã dõi theo tôi qua các trận đấu của Wigan, từ lâu rồi và Sir Alex muốn tôi gia nhập United. Sir nói còn tôi ngồi đó, im thin thít, cố gắng che giấu sự kinh ngạc và phấn khích trong mình. Tôi, một gã trai đến từ ngôi làng nhỏ ở Lago Agrio, Ecuador, đang ngôi đây, đối diện với Sir Alex và sắp tới sẽ chung phòng thay đồ với Rooney cùng những ngôi sao thượng thặng khác. Wow, là mơ hay là thực đây?”.

(còn nữa)
Lược dịch từ “At home with Valencia: the curse of the No 7 shirt, always beating Tottenham and why it’s ‘painful’ to watch United” – The Athletic  

AUGUST

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.