Antoine Griezmann: Từ mẩu giấy nhỏ đến ngôi sao lớn

Tác giả Hàn Phi - Chủ Nhật 22/05/2016 18:01(GMT+7)

Từng bị từ chối bởi rất nhiều đội bóng hàng đầu nước Pháp vì thể hình nhỏ con, Antoine Griezmann cuối cùng cũng tìm được sự thừa nhận từ Real Sociedad, một đội bóng nằm ở bên bìa dãy Pyrenees. Ông Eric Olhats, giám đốc bộ phận tuyển mộ cầu thủ của đội bóng xứ Basque đã bắt gặp Griezmann thi đấu rất ấn tượng trước đội trẻ của PSG và quyết định gặp và nhét mẩu giấy nhỏ vào trong túi áo của chàng trai nhỏ bé này. Đó là lời mời đến Sociedad thử việc, mở ra một chương đầu tiên đầy vinh quang trong sự nghiệp của cầu thủ khi đó mới 14 tuổi.

Antoine Griezmann duoc danh gia la mot trong nhung tien dao toan dien nhat hien nay
Antoine Griezmann được đánh giá là một trong những tiền đạo toàn diện nhất hiện nay
 
11 năm sau, người ta không còn thấy Antoine Griezmann tại San Sebastian nữa, mà anh đã chuyển đến Atletico, đầu quân cho đội bóng thuộc top 3 của Tây Ban Nha và trở thành ngôi sao sáng giá nhất tại Vincente Calderon. Tròn 10 năm gắn bó với xứ Basque là quá đủ để Griezmann tích luỹ những kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân để trở thành một tiền đạo đẳng cấp, mặc dù thể hình từng không cho phép ngôi sao sinh ra tại Macon, Pháp nhận được sự chú ý từ những đội bóng như Lyon, Sochaux, Metz, Auxerre hay Saint-Étienne trong quá khứ.

comment left
Griezmann có một tầm nhìn độc nhất vô nhị với trận đấu.
Meho Kodro
comment right
 
Chặng đường đến với bàn thắng đưa Atletico Madrid lọt vào trận chung kết Champions League 2016 là cả một quá trình đòi hỏi những nỗ lực không ngừng, quyết tâm thay đổi và làm mới bản thân dựa trên lòng quả cảm vô bờ trong một con người có vóc dáng nhỏ bé này. Trước khi nhận lời mời đến San Sebastian thử việc, Griezmann khi đó cũng đã nhận được đề nghị từ phía Montpellier, đội bóng cũng “có số, có má” tại Pháp. Tất nhiên cậu bé 14 tuổi khi đó cũng sẵn sàng vượt biên giới và trải qua một tuần thử việc. Anh ghi bàn ngay ở trận ra mắt và có thêm một tuần nữa trước khi dũng cảm ký vào bản hợp đồng đào tạo trẻ dài hạn với Real Sociedad. 
 
Không nhiều cầu thủ trẻ lựa chọn quyết định mạo hiểm như vậy bởi việc ra nước ngoài tập luyện và thi đấu là điều rất khó khăn với một cậu bé 14 tuổi. “Có tới 3 lần cậu bé ấy khóc lóc vào sắp xếp đồ đạc chỉ để muốn về với bố mẹ,” ông Olhats bật mí. Nhưng rồi Antoine Griezmann vẫn vượt qua. Không quá ồn ào, anh trải qua 4 năm đào tạo trẻ với Sociedad một cách êm đềm, chậm mà chắc. Không giống nhiều cậu bé khác, Griezmann chú tâm đến việc học nhiều hơn và đó là lý do có thể khiến anh không nổi trội so với những người đồng môn, song sự thông minh trong thi đấu lại là điểm tạo nên sự khác biệt cho Griezmann ngay đến tận thời điểm hiện tại. HLV đã dạy dỗ cho Griezmann, Meho Kodro, một huyền thoại tại Real Sociedad, đã nhận xét rằng: “Griezmann có một tầm nhìn độc nhất vô nhị với trận đấu.”
 
Với một cầu thủ trẻ, những cám dỗ là thường trực. Vấn đề không phải nằm ở chỗ họ có thể tránh khỏi những rắc rối hay không, mà quan trọng là làm thế nào để vượt qua nó. Antoine Griezmann từng bị Liên đoàn bóng đá Pháp treo giò và loại khỏi hành trình tham dự giải U21 châu Âu năm 2013 vì lý do anh đã tham gia một hộp đêm trong quá trình đá vòng loại. Tiền đạo sinh năm 1991 đã đối mặt với án phạt theo cách không thể trưởng thành hơn: Âm thầm nỗ lực tập luyện, đồng thời sa thải người đại diện, cải thiện lối chơi của mình. Griezmann không chỉ biết vượt qua thất bại, mà anh còn lấy nó như là một động lực để tiến lên.

Griezmann khi còn khoác áo Real Sociedad
 
Dù có thể hình khiêm tốn, nhưng Griezmann lại sở hữu khả năng đánh đầu xuất sắc. Nhưng tất nhiên nổi bật nhất vẫn là cái chân trái cực khéo và sự thông minh trong từng pha xử lý. Lối chơi của Antoine Griezmann là sự pha trộn giữa tốc độ và sự dẻo dai của bóng đá Pháp, cũng như kỹ thuật và nhãn quan chiến thuật đặc sắc Tây Ban Nha. Chậm mà chắc, tiền đạo có mái tóc vàng bồng bềnh này đã trở thành biểu tượng sống của thành phố San Sebastian, và nay là Madrid. Những CĐV của Rojiblancos có thể vẫn coi Fernando Torres là chàng hoàng tử thành Madrid của họ, song Antoine Griezmann mới thực sự là một đức tin. Còn gì tuyệt vời hơn khi bộ đôi này phối hợp cùng nhau làm nên bàn thắng quý giá đưa Atletico Madrid lọt vào chung kết Champions League lần thứ 2 trong vòng 3 năm.
 
Mỗi cầu thủ đều có một câu chuyện của riêng họ. Với Antoine Griezmann, đó không chỉ là chuyện của mẩu giấy anh đã nhận từ Eric Olhats, mà chính là sự dũng cảm đối mặt với thách thức, vượt qua những trở ngại. Từ một chàng trai có khuôn mặt giống với các nhân vật trong trò chơi của Nintendo, thích ăn kẹo ngọt, Griezmann đang trở thành một trong những ngôi sao sáng giá nhất tại châu Âu lúc này.
 
Hàn Phi (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Với David Moyes, việc quay lại với “người cũ” Everton có gì thú vị?

Có một câu nói bằng tiếng Ý rất phù hợp với thế giới bóng đá tuần vừa qua: “Minestra riscaldata”. Nó có nghĩa là “Súp hâm lại không bao giờ ngon như ban đầu” và thường ám chỉ những cặp đôi tái hợp sau khi chia tay. Đây là cách diễn đạt bay bổng và tinh tế hơn so với câu nói bằng tiếng Anh: “Never go back” (Đừng bao giờ quay lại).

Gennaro Gattuso: Trái tim trong trẻo giữa cuộc đời hỗn loạn

Cho dù là một cầu thủ chạy không ngừng nghỉ trên sân hay khi đứng trên băng ghế chỉ đạo thì Ivan Gennaro Gattuso vẫn luôn khiến cho người đời phải thán phục bởi tính cách bộc trực, ngay thẳng của một gã trượng phu có trái tim dũng cảm, sẵn sàng chối bỏ mọi sự cám dỗ trong thế giới vật chất tầm thường.

Omar Marmoush sẽ là “Julian Alvarez mới” của Man City?

Omar Marmoush đang ở rất gần Man City. Theo ký giả David Ornstein, Man City và Frankfurt đã chốt xong phí chuyển nhượng Marmoush. Hợp đồng của tiền đạo người Ai Cập tại CLB chủ sân Etihad sẽ có thời hạn 5 năm đến 2030. Tóm lại, chỉ cần trải qua cuộc kiểm tra y tế và ký kết hợp đồng (trong vài ngày tới), là Marmoush sẽ chính thức trở thành The Citizens.

Giải mã Ruben Amorim: Người luyện quỷ

Ruben Amorim ra đời chỉ 9 ngày trước Cristiano Ronaldo, người bắt đầu hành trình vĩ đại khi rời Sporting Lisbon đến Manchester United. Giờ đây, ông đứng trước cơ hội tái hiện lịch sử, nhưng là với máu điên và chiếc sa bàn.

Alexander Isak: Vị vua của vòng 5m50

Hãy nói chuyện với tay săn bàn vĩ đại nhất mọi thời đại của Newcastle United, Alan Shearer, về nghệ thuật săn bàn và bạn sẽ nghe ông ấy nêu ra tầm quan trọng của “khu vực 5m50 thứ hai” – nghĩa là khoảng không gian giữa vòng 5m50 thực tế và chấm penalty.

Adrian Mutu và niềm đam mê "tái sinh từ cõi chết"

Xuyên suốt sự nghiệp và trong cả cuộc đời, ngôi sao người Romania đã nhiều lần trải qua những khoảnh khắc “chết đi sống lại”. Khi thăng hoa, Mutu có thể khiến người ta trở nên phát điên vì tài năng sân cỏ của mình nhưng trong cơn mê của một kẻ điên, anh lại nhanh chóng biến thành nỗi thất vọng tới mức cùng cực đối với bất kỳ ai.

Luis Diaz: Có một ngọn hải đăng mang tên hy vọng

Có một cây viết rất giỏi của làng báo chí Việt Nam đương đại từng viết những đúc rút xứng tầm triết gia, đại ý: Sức mạnh lớn nhất giúp con người chống chọi nghịch cảnh là gì? Ngày qua ngày, năm này qua năm khác, tất cả chúng ta có thể chịu đựng, đương đầu, cắn răng băng qua những khó khăn chính nhờ hai chữ “hy vọng” trong tim.

James Rodriguez: Một cầu thủ hết thời cấp CLB, nhưng lại là một con "quái vật" ở ĐTQG

Thứ Hai tuần trước, Rayo Vallecano đã chính thức giải phóng hợp đồng của James Rodriguez. Chặng đường của anh tại CLB này chẳng kéo dài bao lâu. Mới đây, anh đã chính thức ra mắt Club Leon (CLB đang chơi tại giải VĐQG Mexico). Trong 4,5 tháng khoác áo Rayo Vallencano, anh chỉ thi đấu vỏn vẹn… 136 phút tại La Liga. Chỉ duy nhất một lần anh được đá chính tại giải đấu này.