Alessandro Nesta - Vị tướng đầu ngành Trung vệ

Tác giả Phương Linh - Thứ Bảy 21/05/2016 17:56(GMT+7)

Người ta thường nói, một cầu thủ được coi là giỏi là người luôn làm tròn nhiệm vụ, như vị trí riêng và yêu cầu của Huấn luyện viên đề ra. Và một tay gọi là chơi bóng xuất sắc thì phải chơi hay, lại nổi bật hơn một người giỏi. Nhưng lại có những người, chẳng thể gọi hay mà cũng không nên bảo là xuất sắc, bởi vì họ không đi theo cách mà mọi người thường hay đánh giá một cầu thủ xuất sắc, chính họ tạo ra sự khác biệt, chính họ gây dựng nên một cuộc cách mạng. Vị tướng đầu ngành Alessandro Nesta cũng khiến mọi người có một cái nhìn khác về “Trung vệ”.

Một trong những trung vệ xuất sắc nhất của bóng đá hiện đại
 
Điều gì khiến Alessandro Nesta không ngồi cùng mâm với những tay giỏi, xuất sắc ở vị trí của mình? Bởi vì, trong cái bàn tiệc ấy, chỉ toàn là những hậu vệ to lớn, lực lưỡng như vị thần chắn ngang vòng cấm địa, hay những gã hung hăng, máu lửa và quyết liệt tựa muốn ăn tươi nuốt sống trái bóng đang lăn kia, rồi đẩy nó đi thật xa ra khỏi tầm mắt. Alessandro Nesta không phù hợp, cũng không muốn ngồi vào cái bàn ấy, bởi lẽ tuy anh vẫn là “trung vệ”, anh không giống và cũng chẳng muốn giống họ. Anh cùng Franco Baresi tọa riêng một chiếc bàn nhỏ, hàn huyên chuyện trò, thưởng thức những ly Vang Ý theo đúng cách hào hoa nhất của gã đàn ông Ý đích thực. 
 
Nhẹ nhàng và khoan thai. Nesta, một Trung vệ, không phải là những Libero, lại có lối phòng ngự đầy tinh tế, những chốt chặn cuối cùng chơi đầu óc nhất. Ở đó, anh bật lên khả năng đọc vị trận đấu, tài lãnh đạo tuyệt vời, kiểm soát bóng trong chân tuyệt hảo, chơi đầu giỏi, điều bóng và dắt bóng cũng không hề kém cạnh với cái biệt tài tắc bóng của mình. Một “nàng thơ” trên sân bóng, với cái dáng đẹp như những pho tượng tạc nên bởi Michelangelo, đôi mặt sâu thẳm trên gương mặt góc cạnh cùng mái tóc bồng bềnh, lãng tử theo đúng chất Ý, nhẹ nhàng, theo cách nhẹ nhàng nhất có thể, đoạt bóng trong chân đối thủ theo cách tinh tế nhất, đá quả bóng đi theo cách hào hoa nhất, anh là diễn viên hoàn hảo nhất mà không cần kịch bản. Bởi với anh, quả bóng là bạn, hãy giành lấy người bạn thân thiết thật nhẹ thôi, đừng để quả bóng phải đau bởi những cú sút của những gã tiền đạo lạnh lùng kia. 

Nesta trở thành thủ lĩnh của Lazio khi chỉ mới 21 tuổi
 
“Who is better than Nesta?” Ai là kẻ giỏi hơn Nesta vậy? Thật khó để đưa ra câu trả lời đầy đủ nhất. Anh không phải là người của danh hiệu như Cannavaro, như cách Cannavaro đoạt Cúp thế giới, vậy Cannavaro có giỏi hơn anh không, quả là khó cân đo đong đếm, bởi Nesta trầm lặng sau cánh cửa hào nhoáng kia như chính bản chất con người anh. Có người cho rằng, anh hiện diện, để kéo dài thêm sự nghiệp của người đồng chí Maldini, và khiến Thiago Silva trông có vẻ nho nhã, nhưng với tôi, Nesta có mặt trên thế giới này để phục vụ các tifosi, các Laziali và những Milanista mà anh yêu mến. Đừng so sánh Nesta với bất kỳ ai, bởi chẳng ai dám đối mặt và chặn đứng Zidane khi hoàng kim, Ronaldinho thời đỉnh cao, Ronaldo người Bồ khi đang sung sức, và kể cả Messi khi anh ta tốt nhất. Chưa kể đến Figo, Totti, Henry, Batistuta nữa. Nếu ai đó vẫn còn muốn so kè, câu này sẽ là lời thích hợp nhất: “Chỉ có phụ nữ mang lại sự thăng hoa cho đàn ông. Và chỉ có Alessandro mới cản nổi Messi thôi”. Bởi, anh đâu giống những gã trung vệ còn lại.
 
Người ta luôn nói Nesta là gã không may mắn, luôn gặp phận rủi trong suốt sự nghiệp của mình, nhiều người có cảm giác tiếc cho anh. Anh phải có hơn 10 lần phẫu thuật cho những đau đớn của mình. Anh có một kỳ Euro 2000 ở phong độ đỉnh cao, nhưng chỉ về nhì. Anh có một đêm Istanbul huyền ảo, nhưng cũng chỉ về nhì. Italia của anh về nhất, lúc đó anh đã về nước. Và thế giới bóng đá cũng suýt được ghi vào sách kỷ lục rằng, đã có một cầu thủ vừa vô địch World Cup, vừa đứng nhất Euro lại 3 lần đeo trên cổ chiếc huy chương UEFA Champions League. Nhưng, với tôi, anh là một tay may mắn, may mắn đến lạ. Năm 9 tuổi, anh quyết định gia nhập Lazio, đó là quyết định may mắn nhất đời anh, để đến khi 17 tuổi, anh có trận ra mắt, 22 tuổi thành đội trưởng, và khiến cả thủ đô khóc vì anh và đòi giết cả tên Chủ tịch Lazio chỉ vì chuyển nhượng anh sang miền Bắc. Năm 26 tuổi, anh thành một trong những hậu vệ đắt giá nhất lịch sử, đến nay vẫn còn tạc tên, anh may mắn được thi đấu cùng một hàng hậu vệ trứ danh nhất, Maldini, Cafu, Costacurta, Stam. Và anh cũng may mắn chiếm trọn trái tim của cả nước Ý, từ người Rome ở miền Trung cho tới người Milan ở miền Bắc, cả những trái tim người yêu Calcio như tôi, hay những giọt nước mắt của những hâm mộ toàn thế giới khi anh rời Milan sau 10 năm gắn bó. Và anh có lẽ cũng thấy may mắn khi, chính cái phong cách của anh, giúp anh duy trì đẳng cấp đỉnh cao, không phải là 10 năm như hầu hết những người khác, mà đó là 20 năm, từ ngày anh đá trận đầu tiên cho Biancocelesti đến trận anh chia tay Rossoneri, và cuối cùng là giành chức vô địch Canada với Montreal Impact.

Một Messi ở thời kỳ đỉnh cao cũng không thể vượt qua được lão tướng Sandro Nesta
 
Jerome Boateng, ở cái tuổi sung sức nhất sự nghiệp, người mới đây viết loạt bài định nghĩa thế nào là một trung vệ giỏi, từng ngã sõng soài khi đối mặt với Messi, phải thốt lên: “Chẳng ai kiểm soát nổi Messi”. Nhưng chắc anh quên, có một tay, ở cái tuổi 35 hay 36, đã khiến cậu bé Vàng ấy tức điên máu, đấm thùm thụp xuống mặt sân mà tỏ rõ sự thất vọng nặng nề, sau một tắc bóng sắc như dao cạo của anh, Alessandro Nesta. 
 
Nếu thời gian có quay trở lại, tôi chỉ mong giá như một ngày, đội hình toàn nghệ sĩ này được đá với nhau một lần, chỉ một lần thôi, kia là Barthez trong khung thành, Messi, Bergkamp lĩnh xướng hàng công, Kaka, Pirlo, Ronaldinho, Zidane, Beckham vững vàng nơi hàng tiền vệ, Maldini, Lahm chắn trước khung thành, và một người khác đang bận đoạt bóng nhẹ nhàng trong chân đối thủ, đó là Alessandro Nesta.
 
Who’s next to Nesta? Romagnoli. No! Nesta’s one and undivided.
(Ai sẽ người kế tiếp sau Nesta? Romagnoli ư? Không, Nesta là duy nhất).
 
Phương Linh (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.