Alessandro Nesta: "Người Mohican cuối cùng" của Catenaccio

Tác giả Góc Khán Đài - Thứ Ba 19/03/2019 17:01(GMT+7)

Anh là Nesta. Một người con của thành Rome. Người lớn lên giữa mối thù hận Roma-Lazio, một mối thù khiến người ta phải chọn lựa kỹ càng, vì họ sẽ phải theo màu áo đó tới cuối đời, dù là màu áo bã trầu của Bầy Sói hay màu áo Xanh trời của Đại Bàng.

Cầu thủ bóng đá là một dạng thức đặc biệt trong thể thao chuyên nghiệp. Họ rất khác biệt và đa dạng, không ai giống ai. Điều này xuất phát từ nguồn gốc, xuất thân cũng như vùng miền mà họ đại diện. Nhưng khi khoác lên mình màu áo của ĐTQG, họ lại trở về cùng một khối.
 
Lối sống đa dạng, cùng với đó là sự phân chia văn hóa giữa các vùng miền khiến các cầu thủ có được sự tự do trên sân, khiến họ trở nên khác biệt với phần còn lại, trở thành một cá thể riêng biệt. Tuy vậy, có một điều mà nhiều người đều công nhận, đó là bóng đá ở đầu cũng đều giống nhau về luật chơi.
 
Thế nhưng, sự lãng mạn của bóng đá lại xuất phát từ sự đa dạng trong lối chơi và đặc trưng của từng đất nước, vùng miền. Có thể kể đến Joga Bonito của người Brazil, Kick and Rush của người Anh, nhưng đặc biệt hơn cả, là nghệ thuật phòng ngự có một không hai của người Italia.
 
Thứ nghệ thuật huyền ảo của người Italia xuất phát từ phong trào Phục Hưng của TK 14 trở thành thứ chủ đạo trong văn hóa của họ. Đã nhiều thế kỷ trôi qua kể từ ngày Michelangelo đặt những nét cọ đầu tiên để tạo ra tuyệt phẩm "Adam sáng thế" (Creazione di Adamo), và cũng đã rất lâu kể từ ngày Leonardo Da Vinci tạo ra họa phẩm Bữa Tối Cuối Cùng (L'Ultima Cena). Người Italia mới lại có một thứ nghệ thuật mang đậm nét Phục Hưng được thể hiện trên sân bóng, đó là thứ nghệ thuật phòng ngự Catenaccio trứ danh của đội bóng màu áo Thiên Thanh.
 
Nhiều thập kỷ trôi qua, phòng ngự đã luôn là nền tảng của bóng đá Italia. Bắt đầu từ đầu những năm 1930 khi Azzurri giành được chiếc cup đầu tiên trong số 4 chiếc cup World Cup trong lịch sử của đọi bóng Thiên Thanh. Kể từ đó, xuyên suốt lịch sử của nền bóng đá của xứ sở hình chiếc ủng, hàng trăm hậu vệ đẳng cấp được sinh ra, người này nối tiếp người kia. Điều này đã mở đường cho các cầu thủ thuộc thế hệ trẻ, giữ vững truyền thống của nền bóng đá này.
 
Thập niên 50 và 60 của TK 20 thuộc về những trụ cột như Giovanni Trapattoni, Tarcisio Burgnich và Cesare Maldini quá cố. Nhiều năm sau, thời kỳ vàng son của Calcio những năm 80 và 90 của TK 20 chứng kiến sự nở rộ của các tài năng như Gaetano Scirea của Juventus, hay biểu tượng của AC Milan, Franco Baresi.
 
Dưới sự dẫn dắt của Baresi, Paolo Maldini kế tục sự nghiệp vàng son của người đội trưởng, đưa AC Milan lên một tầm cao mới trong một thập kỷ lâu dài bằng một sự nghiệp chói lọi trong màu áo Đỏ-Đen. Sau Maldini, chúng ta lại có một Fabio Cannavaro thi đấu nổi bật trong màu áo Azzurri, đưa Italia đến ngôi vương World Cup 2006 trên đất Đức 13 năm trước. Và cũng chính chàng trai nhỏ thó người gốc Napoli này đã giành được QBV sau khi đánh bại Gianluigi Buffon và Thierry Henry, chính thức khẳng định vị trí của anh trong làng bóng đá Ý nói riêng cũng như thế giới nói chung.
 
Có thể nói, bóng đá Italia thời nào cũng có tài năng. Nhưng một người nổi bật hơn tất cả. Người này đã đưa bóng đá phòng thủ của Azzurri lên một tầm cao mới, trở thành một thứ nghệ thuật đích thực. Anh là Nesta. Một người con của thành Rome. Người lớn lên giữa mối thù hận Roma-Lazio, một mối thù khiến người ta phải chọn lựa kỹ càng, vì họ sẽ phải theo màu áo đó tới cuối đời, dù là màu áo bã trầu của Bầy Sói hay màu áo Xanh trời của Đại Bàng.
 
Dù được tiếp cận bởi tuyển trạch viên của Roma khi đó là Francesco Rocca, cha của Alessandro Nesta vẫn quyết định lựa chọn màu áo Xanh da trời của Lazio, năm đó Nesta mới 9 tuổi. Khi còn là một cậu bé, anh đã thi đấu ở nhiều vị trí khác nhau, từ tiền đạo tới tiền vệ, nhưng rồi sau đó lại quyết định gắn bó với vị trí hậu vệ trong màu áo Biancocelesti, một lựa chọn hoàn toàn thuộc về định mệnh. Dù được ra sân lần đầu dưới thời Dino Zoff trong trận gặp Udinese vào ngày 13 tháng 3 năm 1994, phải đến mùa giải sau đó, Nesta mới trở thành chàng hậu vệ trứ danh mà chúng ta biết đến sau này.
Nesta trở thành thủ lĩnh của Lazio khi chỉ mới 21 tuổi
Dưới sự dẫn dắt của Zdenek Zeman ở mùa 1995/1996, Nesta đã được hưởng lợi rất nhiều từ phong cách thi đấu tấn công có phần cực đoan của ông thầy người Czech. Anh nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những cầu thủ xuất sắc nhất bóng đá thời điểm đó. Nesta cũng công nhận điều này với tờ Corriere della Sera khi nói rằng anh "Không muốn quên ai đã đưa tôi đến đỉnh cao. Zeman là một phần quan trọng trong sự nghiệp của tôi, vì ông tin vào khả năng của tôi. Ông ấy là một thiên tài bị hiểu nhầm."
 
Là một sự kết hợp của sức mạnh và kỹ thuật, chàng trai người Roma có được khả năng đọc tình huống cũng như thực hiện những đường chuyền với sự tự tin đến không ngờ, điều giúp anh nhanh chóng có được băng đội trưởng dưới thời Sven Goran Eriksson. Càng về sau, Nesta càng uyển chuyển, tỉ mỉ và khéo léo hơn trong từng đường bóng của mình.

Trông anh thi đấu chẳng khác gì một nhà điêu khắc trứ danh. Một hậu vệ với khả năng chạy chỗ thiên tài giúp anh có thể thi đấu ở các tình huống khác nhau, trở thành một cầu thủ đáng mơ ước của mọi chiến lược gia. Anh có thể tham gia trong mọi tình huống phòng ngự và chặt bỏ mọi dấu hiệu nguy hiểm cho đội bóng của mình. Khả năng đó khiến anh có thể thi đấu ở mọi CLB có danh tiếng trên khắp Châu Âu, nhưng phải dưới thời Zeman, anh mới trở nên nổi bật.
 
Phòng truyền thống và các danh hiệu cá nhân thường khiến giới mộ điệu đánh giá sai tầm ảnh hưởng của một cầu thủ cùng những thành công anh đạt được.  Điều này lại không đúng với Nesta. Anh có một phòng truyền thống đầy ắp những danh hiệu cho CLB cũng như danh hiệu cá nhân.
 
Sau mùa giải 1998/1999, mùa giải mà Lazio để tuột Scudetto vào tay Internazionale với cách biệt là 1 điểm. Cánh đại bàng của thành Rome lại một lần nữa tung bay nhờ vào tài nghệ của Nesta. Họ giành được cú đúp quốc nội bằng một dàn sao gồm Diego Simeone, Juan Sebastian Veron, Pavel Nedved và Roberto Mancini.
 
Tuy vậy, chỉ hai năm sau, những khó khăn tài chính khiến Cragnotti phải bán đi những cầu thủ nổi bật của mình. Nesta là một trong số đó. Chủ tịch của AC Milan khi đó là Silvio Berlusconi không hề do dự khi đưa ra cái giá 30 triệu Euro để đưa về tài năng phòng ngự của đội bóng thành Rome để xây dựng nên một trong những đội bóng vĩ đại nhất của bóng đá thế giới thời điểm đó.
 
Nesta là một trong những trung vệ xuất sắc nhất của bóng đá hiện đại
Milan khi đó có một dàn sao nổi tiếng không kém gì Real Madrid của La Liga: đội trưởng Paolo Maldini, Cafu, người 2 lần lên ngôi World Cup, cùng với đó là "máy đánh nhịp" Billy Costacurta và một Jaap Stam mạnh mẽ ở vị trí trung vệ. Họ giành được cú đúp Coppa Italia và Champions League trước Juventus trên sân Old Trafford dưới sự dẫn dắt của Carlo Ancelotti
 
Kỷ nguyên của Nesta trong màu áo Đỏ-Đen thật sự nổi bật. Anh giành được 2 Scudetti, 2 Champions League, một trong số đó là màn phục thù ngọt ngào trước đội bóng thành phố cảng Liverpool của Anh. Anh ra sân 224 trận trong màu áo AC Milan, tức là nhiều hơn rất nhiều so với màu áo Xanh Trời của đội bóng cũ. Dù chấn thương bắt đầu khiến anh sa sút trên sân, Nesta vẫn có được sự kinh nghiệm và khả năng đọc tình huống xuất sắc, thứ vẫn theo anh cho tới ngày cuối cùng trong màu áo Rossoneri.
 
Anh theo chân những đồng đội của mình như Clarence Seedorf, Pippo Inzaghi, Gennaro Gattuso và Andrea Pirlo từ giã màu áo Đỏ-Đen vào năm 2012 để chuyển đến Giải nhà nghề Mỹ trong màu áo Montreal Impact trong vòng 1 năm rưỡi trước khi kết thúc sự nghiệp trong màu áo Chennaiyin FC của Ấn Độ sau khi được đồng đội cũ ở ĐTQG là Marco Materazzi chiêu mộ.
 
 

Không như sự nghiệp chói lọi trong màu áo Đỏ-Đen với 4 danh hiệu Hậu vệ xuất sắc nhất năm của Serie A (từ 2000 đến 2004), sự nghiệp cấp ĐTQG của anh lại không mấy nổi bật vì những chấn thương dai dẳng, khiến anh không đóng góp được nhiều cho Azzurri trong chức vô địch World Cup ở Đức cách đây 13 năm.
 
Được noi theo chính là cách chứng minh tài năng của mình, điều đó rất đúng với Nesta khi anh trở thành hình mẫu cho cho các hậu vệ trẻ của cả AC Milan và Azzurri. Trong đó có Leonardo Bonucci, người vốn coi anh là thần tượng. Trung vệ 30 tuổi đã đóng góp 6 danh hiệu Scudetto và 2 lần vào chung kết Champions League cho Lão Bà thành Turin đã giành những lời đẹp nhất dành cho thần tượng của mình trong một cuộc phỏng vấn với acmilan.com: "Tôi ngưỡng mộ Alessandro Nesta rất nhiều vì anh ấy đặt ra chuẩn mực chơi bóng cũng như phòng ngự. Anh ấy luôn tinh tế và chính xác. Anh ấy là một hình mẫu. Tôi may mắn được đối đầu với anh trên sân và lần đầu tiên tôi xúc động chính là khi tôi có vinh dự được đổi áo với anh ấy."
 
 
Việc noi gương thần tượng của mình là Nesta không nghi ngờ gì nữa đã giúp Bonucci vươn tới đỉnh cao. Nhưng thực sự, phải đến khi Paolo Maldini nhận xét về người đàn em của mình trong một cuộc phỏng vấn cho Milan Chanel sau khi Nesta chuẩn bị rời khỏi Milan vào tháng 5 năm 2012, ta mới thấy Nesta nổi bật thế nào.

"Tôi nghĩ rằng một phần lịch sử của CLB, một phần lịch sử của bóng đá Italia vừa rời đi. Không dễ gì kiếm được một cầu thủ Italia có được tầm vóc của cậu ấy về mặt kỹ thuật, con người hay chiến thuật. Cậu ta là một trong những cầu thủ đáng nhớ nhất của bóng đá Italia. Cậu ta khơi dậy vị trí trung vệ vốn đã là một phần truyền thống của AC Milan, thời điểm tôi bắt đầu sự nghiệp cách đây 20 năm trước."
 
Kể từ ngày giã từ sự nghiệp, Nesta đã áp dụng được những kinh nghiệm cũng như những kiến thức về nghệ thuật phòng ngự mà anh có được thời còn thi đấu ở vị trí hậu vệ cho các cầu thủ của Perugia, đội bóng anh đang dẫn dắt ở Serie B.
 
 
Trong nhiều năm, Catenaccio đã đem lại nhiều thành công cho bóng đá Italia, nhưng càng về sau, nó càng gây nên tiếng xấu cho bóng đá Italia, khiến nó bị coi là một nền bóng đá xù xì và có phần thô cứng. Dù vậy, Calcio ở những năm đầu 90 vẫn sản sinh ra được những cầu thủ có khả năng sáng tạo cao.
 
Nghệ sĩ là những người cầu toàn, họ tỉ mỉ và nhất quán trong từng nét cọ. Nesta cũng như vậy, cứ hỏi Lionel Messi, người nổi tiếng điềm tĩnh, cùng phải nổi cáu tới mức phải đập tay xuống sân sau khi để một "ông lão" 36 tuổi tắc bóng trong vòng cấm. Đấy là một hình ảnh điển hình của Nesta: một nghệ sĩ tỉ mỉ, tinh tế và nắn nót trong từng pha tắc bóng.
(KDNX)
 
Nguồn: Alessandro Nesta: the final breed of calcio’s impeccable central defender/TFT

KDNX
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.

Nguyễn Quang Hải: Sự khác biệt của một cầu thủ đặc biệt!

Những gì Nguyễn Quang Hải thể hiện tại Thường Châu, Trung Quốc đầu năm 2018 xứng đáng được coi là màn trình diễn cá nhân xuất sắc nhất của một cầu thủ Việt Nam ở cấp độ châu lục. Tiếp nối chiến tích cá nhân và tập thể khó tin tại VCK U23 châu Á, là một Quang Hải đóng vai trò tối quan trọng trong đội hình “Những chiến binh sao Vàng” thời HLV Park Hang Seo giành Hạng 4 môn bóng đá nam Asiad 2018, Vô địch AFF Cup cùng năm và vào tới Tứ kết Asian Cup 2019.

Mohamed Salah: Ở lại hay ra đi?

Liverpool có 2 giải pháp, nhưng chúng lại tạo ra 1 vấn đề. Cầu thủ xuất sắc nhất của họ đang có mùa giải hay nhất trong sự nghiệp. Họ chỉ đánh rơi 7 điểm sau 19 trận tại Premier League và Champions League. Vì thế, cầu thủ này liên tục được phỏng vấn sau những trận đấu mà anh đóng vai trò quan trọng giúp Liverpool giành chiến thắng.

E-magazine: Santi Cazorla - Địa ngục chấn thương và sự nhiệm màu kỳ lạ của cuộc sống

Những biến cố kinh hoàng tưởng chừng như đã khiến tiền vệ người Tây Ban Nha gục ngã và phải chấp nhận rời xa thế giới bóng đá trong đau đớn và tủi nhục, nhưng rồi bằng niềm đam mê và lòng khao khát cháy bỏng, Santi Cazorla cuối cùng đã vượt qua tất cả để tiếp tục mang đến cho khán giả những phép màu tuyệt vời trên sân cỏ.