76 ngày của Klinsmann bóc trần mớ bòng bong ở Hertha BSC (P1)

Tác giả Fussballgott - Thứ Hai 16/03/2020 17:31(GMT+7)

Hertha Berlin không giấu diếm ý định tạo ra bom tấn trên truyền thông nước Đức khi bổ nhiệm Juergen Klinsmann vào vai trò HLV. Cho đến nay, quả bom tấn đã thực sự phát nổ, nhưng theo cái cách người Berlin không hề mong muốn. Sau 76 ngày tại vị, phân nửa đi qua kỳ nghỉ đông, Klinsmann đột nhiên từ chức. Cựu HLV tuyển Đức, Bayern Munich và tuyển Mỹ không chỉ để lại sự bực tức mà còn trở thành ví dụ cho mớ bòng bong của CLB thủ đô.

Hertha Berlin không giấu diếm ý định tạo ra bom tấn trên truyền thông nước Đức khi bổ nhiệm Juergen Klinsmann vào vai trò HLV. Cho đến nay, quả bom tấn đã thực sự phát nổ, nhưng theo cái cách người Berlin không hề mong muốn. Sau 76 ngày tại vị, phân nửa đi qua kỳ nghỉ đông, Klinsmann đột nhiên từ chức. Cựu HLV tuyển Đức, Bayern Munich và tuyển Mỹ không chỉ để lại sự bực tức mà còn trở thành ví dụ cho mớ bòng bong của CLB thủ đô.

 
Ấn tượng ban đầu cho thấy Klinsmann và Hertha sẽ kết hợp hoàn hảo với nhau. Ông là một cái tên lớn trong thế giới bóng đá với những ý tưởng táo bạo; trong khi Hertha sau cuộc đổi đời đang tìm kiếm những nhân sự tiếng tăm, đủ năng lực đưa họ đến đỉnh cao. Với việc chiêu mộ một nhà vô địch World Cup, họ khẳng định thông điệp: Hertha không còn phèn!
 
Lịch sử Hertha bắt đầu sang trang mới khi nhà đầu tư người Đức, Lars Windhorst, mua lại 49,9% cổ phần của CLB với giá 224 triệu euro, ít lâu trước khi Klinsmann đến. Các dự án, những cái tên danh tiếng được treo đầy trong phòng họp của Hertha. Nguồn tài nguyên mới đủ để họ cạnh tranh với các CLB lớn nhất Bundesliga và tìm cho mình một HLV phù hợp ở đẳng cấp quốc tế.
 
Klinsmann đã bắt đầu nhiệm kỳ của mình bằng tuyên bố:
 
“Mọi người đều nói rằng Berlin đang chờ đón điều vĩ đại sắp đến, Berlin có tiềm lực hay Berlin là người khổng lồ đang ngủ. Tôi tin rằng Lars Windhorst vừa mang đến cú hích lớn”.
 
Hơn hai tháng sau, Klinsmann rời đi để cho Hertha thu dọn tàn cuộc. CLB hoàn toàn có lý lẽ để phẫn nộ trước những gì vừa xảy ra, nhưng trong khi đóng vai trò nạn nhân, họ cũng chính là thủ phạm khiến mọi thứ ngày càng lầm lạc. Nhiệm kỳ ngắn ngủi của Klinsmann tóm gọn bản chất khổ sở của một CLB dành cả lịch sử boăn khoăn ở ngã ba đường.
 
Pal Dardai và Solomon Kalou
Alte Dame
Dịch theo tiếng Đức có nghĩa là “lão phu nhân”, một cái tên gợi ý đến CLB Juventus ở Italy, nhưng Hertha hoàn toàn không đặc điểm nào giống nhà đương kim vô địch Serie A. Cái họ có sự thô lậu cũ kỹ như bức tranh ảm đảm về người phụ nữ bước vào tuổi xế chiều của cuộc đời, đối lập hoàn toàn với thủ đô Berlin năng động và đầy màu sắc. Mạng nhện, chứ không phải những chiếc cúp, là thứ bao phủ trong phòng truyền thống CLB. Trong khi gần như mọi thủ đô ở châu Âu đều có CLB ở tốp đầu đất nước thì việc của Hertha là lang thang đâu đó giữa bảng xếp hạng, nếu có tham vọng thì cũng chỉ là sự huyễn hoặc thực tại từ BLĐ.
 
Khi bài viết này lên sóng, họ đang đứng thứ 13 ở Bundesliga, một sự sa sút nhẹ so với thứ mười một và mười ở hai mùa giải gần nhất. Thứ bóng đá của họ rất bình thường, nếu không muốn nói là tầm thường, ít khi nào đạt sự ổn định xuyên suốt thời gian dài, hoàn toàn lãnh đạm như biệt danh của họ.
 
Salomon Kalou và Vedad Ibisevic, hai ngôi sao ở bên kia sườn dốc, là lần cuối cùng Hertha tiếp cận đến những cầu thủ có tiếng tăm. Họ cùng với HLV Pal Dardai đi những qua những mùa giải buồn tẻ với nhau trước khi cựu cầu thủ Hungary từ nhiệm. Dấu ấn lớn nhất của Dardai là đưa đội bóng thủ đô đến Europa League 17/18.
 
Có điều không nhiều người nhớ tới những trải nghiệm của họ tại cúp châu Âu, kể cả nó xảy đến lần đầu tiên trong vòng 8 năm, kể từ mùa 09/10 dưới sự dẫn dắt của Lucien Favre. Chỉ 21 nghìn cổ động viên để theo dõi hành trình của họ tại vòng bảng, hoàn toàn chênh lệch so với sân bóng khổng lồ cũng như địa vị thành phố trong lòng nước Đức.
 
Tại Bundesliga, quá khứ - hiện tại – tương lai lướt đi một cách hối hả nhưng chả ai buồn quan tâm xem họ thắng thua hay hòa, ngoại trừ cổ động viên của chính đội bóng. Việc chơi ở Olympiastadion với 75 nghìn chỗ ngồi vẫn được xem là một con dao hai lưỡi, đường chạy ngăn cách khán đài với mặt sân cỏ, và những cửa ra vào lộng gió gào thét suốt 90 phút.
 
Những kế hoạch thiếu sự đồng bộ và cá tính cùng lối đá buồn tẻ góp phần khiến họ trở thành CLB không bản sắc, không danh tính. Thật oái oăm làm sao khi Berlin ngày càng trở thành thành phố ‘đua đòi’ nhất châu Âu trong việc cập nhật xu hướng mới thì CLB lớn nhất thành phố hoàn toàn đi sai hướng, không gắn kết với truyền thống lịch sử, cũng không tạo ra điểm nhấn sáng tạo hòa cùng nhịp với cư dân thành phố.
 
Trying, falling and winning?
 
Trong nỗ lực ra hình ảnh thiện cảm trong mắt công chúng, họ sử dụng khẩu hiệu tiếng Anh cũ kỹ: “We are trying. We are falling. We are winning”. 
 
Nhưng vẫn còn đỡ hơn một thông điệp ngớ ngẩn vào mùa giải trước: “Ở Berlin, bạn có thể là tất cả mọi thứ, thậm chí là người hâm mộ Hertha” (!?!?).
 
Bộ phận marketing gần đây cũng thực hiện sự thay đổi táo bạo, nhưng chưa rõ có hiệu quả hay chưa, rằng bài hát cổ vũ truyền thống của họ trở thành một ca khúc nhạc rap.
 
Nhưng những quyết định thiển cận này không chỉ xuất hiện ở chiến dịch của bộ phận marketing, nó còn xảy đến với bộ phận thể thao. Sự lạc quan mù quáng nhưng thiếu định hướng nhanh chóng trở thành kết cục tồi tệ, ngăn cản Hertha thực sự đạt đến tiềm năng của họ.
 
CLB thực sự cảm thấy thoải mái dưới thời Dardai. Họ tận dụng các điểm mạnh của họ, mặc dù tham vọng có vẻ không rõ nét nhưng CLB bền vững với chính sách bán người và tăng trưởng từ từ. John Anthony Brooks (cầu thủ từ học viện), Michell Weiser (miễn phí từ Bayern) và Valentino Lazaro (bản hợp đồng đắt giá nhất ) đều được bán đi trong ba mùa giải gần nhất thu về 40 triệu euro, trong khi CLB không ngừng đặt niềm tin vào các gương mặt sáng giá ở học viện, và những bản hợp đồng mới sắc sảo.
 
Trong bối cảnh đó, việc Dardai đạt những thành tích ngoài mong đợi đã khiến ảo tưởng bên trong CLB tăng cao. HLV Hungary cứu Hertha thoát rớt hạng 14/15, rồi đi quay lại cúp châu Âu lần đầu tiên sau nhiều năm.
 
Sự ảo tưởng kéo dài không hồi kết sau khi Dardai kết thúc mùa giải ở vị trí thứ sáu rồi thứ bảy. Đột nhiên, mùa 17/18 họ chỉ cán đích vị trí thứ mười. BLĐ xác định không thể tiếp tục chấp nhận Dardai, rằng HLV Hungary là nguyên nhân chính khiến đội ngũ trung bình khá chỉ đứng vị trí trung bình ở giải đấu. Như vậy, thay vì chấp nhận Dardai đã đem về thành tích vượt tiềm năng, BLĐ cho rằng ông chỉ là kẻ tầm thường nhất trong số những HLV tầm thường khắp châu Âu.
 
Dù vậy, thỏa thuận ra đi đã có trước đó một mùa giải, sau cùng cái tên Hertha bổ nhiệm là Ante Covic. Sẽ rất khó tin có dòng máu mới chảy trong huyết quản đội bóng khi ông thầy Croatia chính là một bản sao kém hơn của Dardai. Nếu xem xét kỹ, có vẻ ý định chia tay đã đến từ Dardai, người đã quá chán chường với những ảo tưởng của BLĐ.
 
Thật may, trước lúc họ lao dốc thì Lars Windhorst xuất hiện. Đầu mùa giải 19/20, Windhorst, CEO của tập đoàn đầu tư Tennor Holding, đã mua lại 37,5% cổ phần, sau đó tăng lên thành 49,9%, ngưỡng cuối cùng để không vi phạm luật 50+1 của Đức. Số tiền ông bỏ ra là 224 triệu euro, con số khổng lồ với CLB như Hertha – từ đó 100 triệu euro đã ném vào thị trường chuyển nhượng kể từ lúc Windhorst xuất hiện.
 
Phần 2: 76 ngày của Klinsmann bóc trần mớ bòng bong ở Hertha BSC (P2)
 
Theo Dave Braneck | Thesefootballtimes
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Ruben Amorim: "Tôi sẽ làm tất cả để đưa Man Utd trở về vị thế của mình"

Sau khi đặt chân đến Man Utd, tân HLV Ruben Amorim đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên với phóng viên của CLB là Harry Robinson, ngay tại sân Old Trafford. Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nội bộ này, nhà cầm quân trẻ người Bồ Đào Nha đã giải thích lý do anh chọn đến đội chủ sân Old Trafford, cũng như khái quát về triết lý bóng đá của mình. Và đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn ấy.

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Từ một cái tên từng nổi lên tại xứ sở sương mù trong màu áo Newcastle cách đây gần một thập kỷ, rồi bất ngờ ngụp lặn bởi những ca chấn thương, Ayoze Perez giờ đây đã quay trở về quê hương Tây Ban Nha ấm áp và trở thành nguồn cảm hứng kỳ lạ mang đến nét tươi mới cho Villarreal trong mùa giải năm nay.

Rodri: “Quả bóng Vàng không làm thay đổi con người tôi”

Gặp chấn thương phải nghỉ thi đấu dài hạn, Rodri, chủ nhân của Quả bóng Vàng 2024, đã mời tạp chí France Football đến nhà riêng ở Madrid để chia sẻ những cảm xúc của anh về buổi lễ trao giải Ballon d’Or, những lời khen mà anh nhận được và về giải thưởng mà một cá nhân chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự hiếm hoi lắm mới nhận được.

Philipp Lahm: Từ phút ngắn ngủi tại Olympiastadion đến huyền thoại bóng đá Đức

Là cựu đội trưởng của cả Bayern Munich và đội tuyển Đức, Philipp Lahm có thể nói đã có một sự nghiệp thi đấu vô cùng thành công. Trong bài viết này, chúng ta sẽ được trở về với những kỷ niệm để tôn vinh nhà vô địch Champions League, World Cup và đã tham gia sâu vào kế hoạch tổ chức UEFA Euro 2024 của Đức.

Liệu Liverpool đã sẵn sàng để buông tay với Mohamed Salah?

Trong chưa đầy 2 tháng nữa, Mohamed Salah sẽ có quyền ký vào một thoả thuận trước hợp đồng với một đội bóng nước ngoài. Và giờ là lúc chúng ta đặt ra câu hỏi: Liệu Liverpool đã sẵn sàng để chia tay vị "Vua Ai Cập" của họ hay chưa?