Thứ Sáu, 19/04/2024Mới nhất
Zalo

ĐT Pháp: Thất vọng cùng cực

Thứ Hai 20/06/2016 06:27(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Mặc dù chỉ là trận đấu có phần thủ tục, tuy nhiên ĐT Pháp đã trình tiếp tục trình diễn một bộ mặt kém thuyết phục và khiến CĐV của họ lo ngại cho khả năng tiến xa của đội.

⇒ Theo dõi thông tin Euro 2016lịch bóng đá euro hôm nay.

Khi Deschamps hết bài

Sang đến trận đấu thứ 3 ở Euro 2016 năm nay, ĐT Pháp đã không còn thử nghiệm chiến thuật nữa bởi sơ đồ 4-3-3 dường như là thứ vận hành ổn định nhất. Chính vì vậy, HLV Dider Deschamps quyết định giữ nguyên cách đá đó trước Thụy Sỹ. Về mặt nhân sự, thay đổi duy nhất so với trận trước là Antoine Griezmann đá chính ngay từ đầu thay vì một Anthony Martial nhạt nhòa. Kingsley Coman vẫn được tin dùng.

Như đã thấy ở trận thắng nhọc nhằn trước Albania, cho dù là sơ đồ nào, Pháp vẫn luôn cho thấy sự bế tắc trong các phương án tấn công. Cũng như Albania, Thụy Sỹ quá vô hại để gây khó khăn cho đội chủ nhà, song lần này Pháp lại không giải quyết được trận đấu. Kết quả hòa giúp họ ngồi vững ở ngôi vị đầu bảng, tuy nhiên lại chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng.

Lai la mot DT Phap be tac
Lại là một ĐT Pháp bế tắc

Sau hai trận chơi rất mờ nhạt, Les Bleus cho thấy một vấn đề rất lớn là tính gắn kết trong lối chơi và thiếu đi một “nhạc trưởng” đích thực. Ở vấn đề đầu tiên, Pháp rất giống Bỉ khi họ sở hữu nhiều ngôi sao tài năng trong đội hình, nhưng lại không có một lối chơi đủ hợp lý để kết nối họ lại thành một tâm thể ăn ý. Khi những đường lên bóng không có được sự trơn tru, nó dẫn đến sự chậm chạp và thiếu bất ngờ, từ đó những đội “cửa dưới” như Romania, Albania hay Thụy Sỹ không còn phải quá khó khăn chống đỡ khi họ đã sẵn sàng ở tư thế phòng ngự.

Pogba và Payet không phải là nhạc trưởng của Pháp. Đó là điều chắc chắn. Tiền vệ thuộc biên chế Juventus là người có lối chơi sáng tạo nhất và thường xuyên tham gia tấn công nhất ở tuyến giữa nếu so với những Matuidi hay Kante, tuy nhiên anh là mẫu cầu thủ con thoi hơi thiên về dâng lên tấn công nhiều hơn là chuyên gia kiến thiết bóng. Trong khi đó, Dimitry Payet dù sở hữu lối chơi uyển chuyển và khả năng kiến tạo tốt, nhưng trên thực tế anh đá ở vị trí tiền vệ công. Cầu thủ này ưa thích những pha phối hợp nhóm nhỏ và rê dắt chứ không phải mẫu nhạc trưởng di chuyển rộng và điều tiết thế trận.

Payet khong phai loi giai cho su sang tao
Payet không phải lời giải cho sự sáng tạo

Nhiều vấn đề là vậy, song Didier Deschamps vẫn tiếp tục cách thử nghiệm nửa vời trên con đường tìm ra cách giải quyết chúng. Ông đổi sơ đồ, nhưng vẫn là cách vận hành có phần thận trọng thái quá và xơ cứng. Trong trận đấu thủ tục với Thụy Sỹ, rõ ràng đội bóng áo lam có đủ lí do để chơi mạnh mẽ hơn, thử nghiệm nhiều mảng miếng tấn công đa dạng hơn, nhưng họ chưa làm được như vậy. Với nhân sự đang có trong tay, Deschamps hoàn toàn có thể “dựng” được nhiều bài vở hay hơn thế. Tiếc thay, các CĐV lại được chứng kiến một trận đấu bế tắc và điểm sáng duy nhất chỉ là những nỗ lực đơn lẻ của Paul Pogba. Một lần nữa, vấn đề tính gắn kết trong lối chơi tiếp tục không có lời giải. Sự rời rạc đó sinh ra sự bế tắc trong tấn công. Ai sẽ sợ một đội bóng như vậy?

Ám ảnh World Cup 2014

Có thể dễ dàng nhận ra rằng ĐT Pháp hiện tại không khác nhiều so với giải đấu hai năm về trước ở Brazil. Dàn cầu thủ năm ấy cũng rất tài năng. Họ đá tương đối nhẹ nhàng ở vòng bảng và vòng knock out nhưng khi đối mặt thử thách lớn thật sự là Đức ở tứ kết, mọi vấn đề đã được phơi bày. Vẫn là một tuyển Pháp thiếu gắn kết khi các cá nhân chỉ bộc lộ được cái hay của riêng mình, còn tập thể thì không. Người Đức với lối chơi uyển chuyển và nhuần nhuyễn khi ấy đã đảm bảo Pogba cùng các đồng đội không thể gượng dậy sau khi dẫn bàn dù cách biệt rất mong manh.

Đó có thể xem là lời cảnh báo rõ ràng nhất cho đoàn quân của Didier Deschamps hiện tại. Trước những đối thủ dễ chơi ở bảng A, họ vẫn “sống khỏe”, tuy nhiên vào sâu trong giải lại là câu chuyện khác. Người Pháp kỳ vọng về một chức vô địch trên quê nhà nên mục tiêu của họ chắc chắn sẽ phải là đánh bại mọi đối thủ, trong đó có những kẻ đáng sợ nhất như Đức, Tây Ban Nha, Italia. Chỉ có điều ĐT Pháp hiện tại không cho người ta niềm tin vào điều ấy.

Phap khong the mai hai long khi chua gap thu thach thuc su
Pháp không thể mãi hài lòng khi chưa gặp thử thách thực sự

Trong 15 phút cuối trận đấu với Thụy Sỹ, Pháp thậm chỉ còn lùi hẳn về một cách thụ động để chờ phản công. Một hành động rất khó hiểu trước đối thủ yếu hơn vốn thậm chí còn đang mong cầu hòa. Lối đá uể oải cộng với quyết định giữ chân cho các cầu thủ đã khiến Pháp không dám mạnh tay thử nghiệm. Trận hòa nhạt nhẽo này chẳng giúp họ tìm ra điều gì mới, một hy vọng để bấu víu trước những thử thách to lớn hơn ở vòng sau.

Didier Deschamps đã quá thận trọng đến mức nhút nhát. Ông sợ cái sức ép khủng khiếp của CĐV nhà và nếu chỉ mắc một sai lầm thôi, cơn mưa chỉ trích sẽ ập đến. Có điều, ông quên mất rằng trận đấu gặp Thụy Sỹ là thời điểm hiếm hoi để cho sai lầm được xuất hiện. Pháp sẽ có thể tiếp tục an nhàn khi đối thủ ở vòng loại trực tiếp của họ chỉ là một đội bóng không quá mạnh do đứng thứ ba ở các bảng C, D và E. Nhưng câu chuyện sau đó thì không ai có thể đảm bảo Pháp sẽ không bị loại. Biết đâu, người Đức lại đang chờ họ ở tứ kết?

Xếp hạng chung cuộc tại bảng A

TTĐộiTrậnTHBBTBBHiệu sốĐiển
1Pháp321041+37
2Thụy Sĩ312021+15
3Albania310213−23
4Romania301224−21



Tổng hợp: Thụy Sĩ 0-0 Pháp


Tường Minh

 

Có thể bạn quan tâm

Điểm lại những trường hợp bị "thổi giá" sau VCK Euro

Điểm lại những trường hợp bị thổi giá sau VCK Euro

Điểm lại những trường hợp bị "thổi giá" sau VCK Euro

Sau mỗi kỳ Euro hoặc World Cup, giá trị chuyển nhượng của nhiều ngôi sao thường bị tăng vọt, đôi khi vượt xa giá trị thực. Chẳng hạn sau kỳ Euro 2016 vừa rồi, một loạt gương mặt của nhà á quân Pháp bị đẩy giá lên mức kinh hoàng như Paul Pogba (120 triệu euro), Antoine Griezmann hay Dimitri Payet (100 triệu euro).

5 cái tên không ai ngờ sẽ tỏa sáng ở VCK Euro 2016

5 cái tên không ai ngờ sẽ tỏa sáng ở VCK Euro 2016

5 cái tên không ai ngờ sẽ tỏa sáng ở VCK Euro 2016

(Bongda24h.vn) – Cuối cùng thì một kỳ Euro kịch tính và đầy bất ngờ cũng đã hạ màn. Giải đấu năm nay chứng kiến nhiều siêu sao xuất chúng như Thomas Muller, Harry Kane hay Lewandowski thi đấu tậm tịt. Tuy nhiên, có rất nhiều cầu thủ kém tên tuổi hơn đã vụt sáng. Hãy điểm qua 5 cái tên gây ấn tượng nhất trong số đó.

HLV Fernando Santos: Người đàn ông của những viên... “bi sắt”

HLV Fernando Santos: Người đàn ông của những viên... “bi sắt”

HLV Fernando Santos: Người đàn ông của những viên... “bi sắt”

Người phương Tây hay dùng ẩn dụ “có bi” để nói những người đàn ông dũng cảm, quyết đoán, dám nghĩ dám làm (bạn hẳn biết câu chuyện Van Gaal tụt quần cho các cầu thủ Bayern xem “bi” để chứng tỏ ông đủ quyết đoán để loại bất kỳ ai). Và theo cách nói ấy, thì Fernando Santos, HLV của Bồ Đào Nha, là người đàn ông mang... bi sắt!

5 lý do khiến ĐT Pháp nhận thất bại cay đắng trước BĐN

5 lý do khiến ĐT Pháp nhận thất bại cay đắng trước BĐN

5 lý do khiến ĐT Pháp nhận thất bại cay đắng trước BĐN

(Bongda24h.vn) – Đội tuyển Pháp đã bất ngờ gục ngã trước đối thủ bị đánh giá yếu hơn là Bồ Đào Nha dù có lực lượng vượt trội cùng sự cổ vũ từ các khán giả nhà. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến kết cục đáng tiếc này cho đoàn quân thiện chiến của HLV Didier Deschamps.

Tiền đạo Eder: Chàng trai đi về phía mặt trời

Tiền đạo Eder: Chàng trai đi về phía mặt trời

Tiền đạo Eder: Chàng trai đi về phía mặt trời

(Bongda24h.vn) – Chẳng ai dám tin rằng người sẽ quyết định trận chung kết EURO 2016 lại là một chàng trai đến từ băng ghế dự bị, ngay cả khi Mario Gotze đã làm điều tương tự cách đây 2 năm tại Maracana. Nhưng với một cầu thủ luôn mang trong mình tố chất bùng nổ như Eder thì không ai quá sốc với kịch bản đó.

Xem thêm
top-arrow
X