Iran vs Nhật Bản |
Dù vậy, Iran chưa hẳn đã là lựa chọn tin cậy. Thực tế, có nhiều hơn một lý do để tin rằng đoàn quân của HLV Queiroz chưa chắc đã có thể lọt vào trận cuối cùng tranh cúp vô địch. Đầu tiên dù đang là đội tuyển hàng đầu châu Á, nhưng Iran lại không có duyên với đấu trường Asian Cup.
Sau khi liên tiếp đăng quang vào các năm 1968, 1972, và 1976, Team Melli đã không thể tiến xa hơn vòng bán kết tính đến thời điểm này, Trong hơn 4 thập kỷ qua, Iran đã 5 lần có mặt ở bán kết và đều thất bại, gần nhất vào năm 2007. Giải năm đó, Team Melli đã thua Trung Quốc sau loạt sút luân lưu 11 mét.
Kế đến, trải qua 3 lần chạm trán Nhật Bản tại đấu trường số 1 châu Á, Iran chưa một lần ca khúc khải hoàn (thua 1). Rõ ràng, “Samurai xanh” có thể thất bại trước Team Melli khi 2 đội gặp nhau ở các giải đấu lớn khác hay giao hữu, nhưng riêng Asian Cup thì không. Ngoài ra, Nhật Bản còn đang là đội bóng giàu truyền thống nhất Asian Cup với 4 chức vô địch sau 9 lần tham dự.
Cuối cùng, Iran không phải là đội bóng thể hiện tốt khi được sắm vai cửa trên. 10 trận vừa qua được đánh giá cao hơn, thầy trò Queiroz chỉ 5 lần thắng theo châu Á (thua 4). Trái lại, Nhật Bản đều chiến thắng trong 4 trận gần đây bị đánh giá thấp hơn: Paraguay (4-2), Colombia (2-1), Senegal (2-2) và Bỉ (2-3). Do đó, nên chọn Nhật Bản.
THÀNH TÍCH ĐỐI ĐẦU
- Hai đội đã gặp nhau 21 trận, Iran thắng 9, hòa 6, thua 6.
- Tại Asian Cup, Iran hòa 2, thua 1.
- 4 trận được áp TLCA, Iran thắng 2, hòa 1, thua 1.
THÔNG TIN LỰC LƯỢNG
Iran: Không có sự vắng mặt đáng tiếc nào.
Nhật Bản: Yoshinori Mutō (trở lại sau án treo giò).
ĐỘI HÌNH DỰ KIẾN
Iran: Beiranvand; Pouraliganji, Rezaeian, Kanani, Mohammadi, Hajsafi, Ebrahimi, Jahanbakhsh, Dejagah, Taremi, Azmoun.
Nhật Bản: Gonda; Sakai, Tomiyasu, Yoshida, Nagatomo, Doan, Shibasaki, Endo, Haraguchi, Minamino, Kitagawa, Muto.