Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

World Cup 2014 áp dụng công nghệ Goal-line để xác định bàn thắng

Thứ Hai 09/06/2014 15:07(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Cứ 4 năm một lần, ngày hội bóng đá thế giới lại cho chúng ta cơ hội được thấy các kỳ phùng địch thủ chạm trán trên sân cỏ, các ngôi sao mới nổi lên và những khoảnh khắc ấn tượng không thể nào quên.

Kỳ World Cup năm nay cũng sẽ đánh dấu một sự kiện đi vào lịch sử khi Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) chấp thuận sử dụng công nghệ Goal-line để xác định bàn thắng hợp lệ. Trong bóng đá, một bàn thắng được coi là hợp lệ khi trái bóng đã lăn qua vạch vôi cầu môn. Đã có rất nhiều trường hợp trọng tài quyết định sai khi không xác định được bóng lăn qua vạch vôi hay chưa. Chẳng hạn như tại kỳ World Cup lần trước tổ chức ở Nam Phi, đội tuyển Anh đã phải ngậm ngùi xách vali về nước sau khi trọng tài không công nhận bàn thắng của họ trước đội tuyển Đức.

Năm nay, FIFA đã quyết định lựa chọn công nghệ Goal-line của hãng GoalControl (Đức) sau khi hãng này đã đánh bại 3 ứng cử viên khác. Công nghệ của GoalControl đã được FIFA thử nghiệm tại Confederations Cup ở Brazil năm 2013, và nó đã phát hiện được chính xác 68 bàn thắng.

 


Hệ thống của GoalControl bao gồm 14 máy quay đặt ở 2 bên cầu môn. Hình ảnh từ các máy quay sẽ được chuyển về máy tính để xử lý. Máy tính sẽ nhận diện chuyển động của quả bóng và loại trừ các chuyển động của cầu thủ, trọng tài và những vật thể khác trên sân (chẳng hạn như bóng bay khán giả ném vào sân). Các máy quay phụ với cảm biến đặt ở xung quanh đường pitch sẽ nhận diện hình dạng 3 chiều của quả bóng. 

Hệ thống camera và máy tính có thể phát hiện được chuyển động của quả bóng trong ít nhất 5 milimet. Ngay khi bóng lăn qua vạch vôi, đồng hồ trên tay trọng tài chính và trọng tài biên sẽ có tín hiệu báo rung và một tin nhắn thông báo bàn thắng hợp lệ.

Từ 2 năm nay ở giải Ngoại hạng Anh người ta cũng đã sử dụng hai công nghệ xác định bàn thắng là công nghệ Mắt diều hâu (giống như công nghệ áp dụng tại các giải tennis Grand Slam) và công nghệ Goalref. Tuy nhiên, công nghệ của hãng GoalControl mà FIFA lựa chọn có nhiều ưu điểm và tính năng linh động hơn. Nó có thể phát hiện được bất kỳ loại bóng nào đang sử dụng trên sân đấu.

Đại diện của GoalControl cho biết, việc chuyển tín hiệu bàn thắng tới các trọng tài được thực hiện bởi một công nghệ mã hóa dữ liệu an toàn. Hiện tại thì đồng hồ của trọng tài mới chỉ hiển thị chữ "Goal" khi bàn thắng được ghi, nhưng trong thời gian tới hãng sẽ bổ sung thêm bộ đếm thời gian cũng như lưu lại chính xác thời điểm có bàn thắng. GoalControl cam đoan rằng tín hiệu truyền tới trọng tài sẽ không hề bị ảnh hưởng bởi các tín hiệu từ đài truyền hình hay các tín hiệu di động khác trên sân.
Chỉ còn 3 ngày nữa là ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh khai màn và chúng ta sẽ cùng đón chờ những trận đấu nảy lửa với những bàn thắng được quyết định chính xác bởi các trọng tài. 

Có thể bạn quan tâm

Chuyện lạ World Cup: "Tôn giáo Argentina" tại Bangladesh

Chuyện lạ World Cup: Tôn giáo Argentina tại Bangladesh

Chuyện lạ World Cup: "Tôn giáo Argentina" tại Bangladesh

Trong tất cả những điều kỳ lạ mà bạn đã nghe về World Cup, tất cả những câu chuyện kỳ quặc và tuyệt vời về cách môn thể thao cổ lỗ sĩ này có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người, hãy nghĩ xem liệu có bao nhiêu câu chuyện khiến bạn kinh ngạc như những gì đang diễn ra ở Bangladesh mà bạn sắp được nghe.  

Xem thêm
top-arrow
X