Thứ Sáu, 26/04/2024Mới nhất
Zalo

Trái bóng Brazuca thay đổi số bàn thắng World Cup thế nào?

Thứ Ba 24/06/2014 17:17(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Số lượng các bàn thắng tại World Cup 2014 tăng cao và có rất nhiều lý giải cho hiện tượng này. Đơn giản nhất, hãy đề cập đến trái bóng Brazuca.

World Cup tại Nam Phi năm 2010 có 77 bàn được ghi sau 36 trận đầu tiên. Năm nay, với trái bóng Brazuca, World Cup đã có 108 bàn được ghi sau 36 trận, nhiều hơn khoảng 40% so với kỳ giải 4 năm trước. Giải đấu không quy tụ nhiều cầu thủ vĩ đại hơn. Và các cầu thủ cũng không giỏi hơn 40% so với trước đó. “Chuyện gì đó đã xảy ra với trái bóng”, Rabindra Mehta, một CĐV và cũng là một kỹ sư ngành hàng không vũ trụ của NASA lý giải.

 

Ý của cậu kỹ sư ấy như sau: Các trái bóng World Cup mịn hơn theo thời gian, mà có thể lấy dấu mốc thay đổi công nghệ từ năm 2000. Bóng mịn hơn thoạt nghĩ là tốt hơn. Nhưng thật ra là tồi hơn. Một trái bóng mịn có thể khiến cầu thủ khó thực hiện cú đá xoáy. Một trái golf bao giờ cũng dễ đánh xoáy hơn vì nó có độ thô ráp bề mặt. Hiệu ứng Magnus khiến trái bóng đi vòng cung trong không khí.

Trái bóng Jabulani được sử dụng tại Nam Phi mịn hơn, theo lý giải của các cầu thủ. Trái bóng Brazuca năm nay lại có các miếng da dài hơn và sâu hơn khiến bề mặt thô hơn, không theo trào lưu “mịn hóa” các trái bóng như từ năm 2000 đổ lại. Thiết kế này khiến trái bóng trông đẹp mắt hơn khi bay. Hãy xem lại quả tạt của Cristiano Ronaldo trước tuyển Mỹ hay bàn thắng phút cuối của Lionel Messi vào lưới tuyển Iran. Trái bóng nhìn rất đẹp khi bay.

“Để đá xoáy vào trái bóng này thì dễ hơn nhiều trái bóng năm 2010 và thậm chí cả năm 2006”, Mehta nói. “Nó có thể ảnh hưởng đến các pha ghi bàn không? Câu trả lời là có. Thật khó để cản phá khi hiệu ứng khí động học từ các trái bóng World Cup thay đổi xoành xoạch theo các năm”. Mà không chỉ là độ xoáy. Mehta chưa thử nghiệm cụ thể Brazuca, nhưng anh đã đo thử sức gió khi trái bóng bay. Dữ liệu thu được rất tốt.

“Khi bạn đo lực bay của trái bóng khi nó bay trong không khí, vận tốc đo được từ 30 đến 50 dặm/giờ. Lực cản của Brazuca rất thấp. Cực kỳ thấp. Vì thế nếu trái bóng bị đá với vận tốc 40 dặm/giờ, nó sẽ bay nhanh hơn”. Vì thế theo nhà khoa học của NASA, trái bóng Brazuca bay nhanh hơn ở vận tốc xác định và uốn cong trong hơn không khí so với các trái bóng khác. Đó là lý do nhiều bàn thắng được ghi hơn.

Mehta đề xuất rằng có thể hiệu ứng tâm lý cũng vậy: Các cầu thủ thoải mái hơn với trái bóng này có thể vì họ dễ tạo các kiểu sút hơn. Khi đó, các tiền đạo thì khó lường hơn khiến các thủ môn khó đoán bắt. Đã xuất hiện không ít bàn thắng đẹp đầy ngẫu hứng ở World Cup lần này. Song song với nó, số sai lầm của thủ môn cũng khá nhiều.

Theo TTVH

Có thể bạn quan tâm

Chuyện lạ World Cup: "Tôn giáo Argentina" tại Bangladesh

Chuyện lạ World Cup: Tôn giáo Argentina tại Bangladesh

Chuyện lạ World Cup: "Tôn giáo Argentina" tại Bangladesh

Trong tất cả những điều kỳ lạ mà bạn đã nghe về World Cup, tất cả những câu chuyện kỳ quặc và tuyệt vời về cách môn thể thao cổ lỗ sĩ này có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người, hãy nghĩ xem liệu có bao nhiêu câu chuyện khiến bạn kinh ngạc như những gì đang diễn ra ở Bangladesh mà bạn sắp được nghe.  

Xem thêm
top-arrow
X