Thứ Sáu, 29/03/2024Mới nhất
Zalo

Nhà Boateng và chuyện bóng đá thời nhập cư

Thứ Bảy 21/06/2014 20:59(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Tình cảm gia đình sẽ phải tạm gác sang một bên khi hai anh em nhà Boateng, Jerome và Kevin-Prince, đối đầu ở hai chiến tuyến trong trận Đức-Ghana tối nay.

Hai anh em cùng cha khác mẹ này đều ra đời ở Berlin, nhưng năm 2009, Kevin-Prince, 27 tuổi, đã lựa chọn chơi cho đội tuyển quê nội Ghana, dù từng ra sân với người em ở đội U21 Đức.

Huynh đệ tương tàn

Kevin-Prince và Jerome Boateng đã giữ im lặng khi chuẩn bị cho trận đấu sinh tử ở bảng G tại Fortaleza. Đây không phải là lần đầu nhà Boateng đối đầu ở một kỳ World Cup. Ở Nam Phi 2010, họ đã trở thành hai anh em đầu tiên ở hai chiến tuyến ở một VCK giải VĐTG. Khi đó, tuyển Đức chơi đầy lo lắng đã phải cần tới một bàn của Mesut Oezil trong hiệp 2 để thắng 1-0 trước Ghana tại Johannesburg.

 

Có lẽ sự chú ý sẽ ngày càng giảm bớt ở các kỳ World Cup sắp tới, khi bóng đá đã toàn cầu hóa đến mức màu cờ sắc áo trở thành một khái niệm tương đối. Thomas Mueller, tác giả của hat-trick trong trận thắng 4-0 trước BĐN, là một người Đức bản địa, nhưng nếu không có những người nhập cư, HLV Joachim Loew sẽ mất ít nhất 3 cầu thủ trong đội hình xuất phát: Jerome Boateng, Sami Khedira và Oezil. Đó là chưa kể Shkodran Mustafi và Lukas Podolski vào sân từ ghế dự bị.

Tuyển Đức hiện giờ có phải là đại diện cho một khuynh hướng của xã hội chấp nhận rộng rãi những người nhập cư hay không? Dù tuyển Đức chơi rất hay trong những giải lớn gần đây, suốt từ năm 1996, họ không đăng quang ở một kỳ EURO hay World Cup, và những phần tử cánh hữu nói ĐTQG giờ không còn đại diện cho tinh thần Đức thật sự.

Bóng đá không phải là xã hội thu nhỏ

Nhập cư luôn là một chủ đề nhạy cảm trong xã hội Đức. Khoảng 50 năm trước, nước Đức bắt đầu nhập khẩu lao động từ TNK, TBN, Italy và Bắc Phi để đáp ứng nhu cầu nhân công rất lớn của một quốc gia phải tái thiết sau những điêu tàn hậu chiến. Nhiều người trong số đó đã ở hẳn lại nước Đức, nhưng ngay cả ở thế hệ thứ hai và thứ ba, chưa chắc họ đã hòa nhập được. Cuộc tranh luận thường là không có hồi kết, và ĐTQG Đức chỉ là một ví dụ đẹp, gần như hoàn hảo của sự hòa nhập, nhưng không phải là tiêu biểu cho quá trình chung của cả xã hội Đức.

“Tuyển Đức thực sự cho thấy quá trình hòa nhập có thể hiệu quả”, nhà kinh tế học kiêm CĐV bóng đá Carsten Brzeski nói. Ông cho rằng đội bóng của Loew đã học hỏi được những “tố chất Đức” như làm việc chăm chỉ, kỷ luật và không phàn nàn, nhưng đồng thời không đánh mất những di sản về tôn giáo và văn hóa của người nhập cư. Oezil vẫn cởi mở về việc anh là một người Hồi giáo và đọc kinh Koran trước mỗi trận đấu. Dẫu vậy, ông Braun nói cần phải thận trọng trong việc so sánh về thành công của quá trình hòa nhập trên sân bóng và xã hội.

Ông lấy ví dụ ĐT Pháp 1998, được ca tụng là biểu tượng của sự hòa nhập và hòa hợp xã hội. Năm 2002, Mặt trận dân tộc, đảng cực hữu của Pháp, vào tới vòng hai cuộc tranh cử tổng thổng, làm chấn động cả châu Âu. 3 năm sau đó, Paris nổ tung trong vài tuần lễ bạo động liên quan tới người nhập cư.

Theo TTVH

Có thể bạn quan tâm

Chuyện lạ World Cup: "Tôn giáo Argentina" tại Bangladesh

Chuyện lạ World Cup: Tôn giáo Argentina tại Bangladesh

Chuyện lạ World Cup: "Tôn giáo Argentina" tại Bangladesh

Trong tất cả những điều kỳ lạ mà bạn đã nghe về World Cup, tất cả những câu chuyện kỳ quặc và tuyệt vời về cách môn thể thao cổ lỗ sĩ này có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người, hãy nghĩ xem liệu có bao nhiêu câu chuyện khiến bạn kinh ngạc như những gì đang diễn ra ở Bangladesh mà bạn sắp được nghe.  

Xem thêm
top-arrow
X