Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

FIFA kiếm 4 tỷ USD nhờ World Cup 2014

Chủ Nhật 08/06/2014 08:43(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Một nghịch lý là trong khi nước chủ nhà Brazil nhiều khả năng lỗ to vì đổ tiền đăng cai một kỳ World Cup thì FIFA như mở cờ khi nói về doanh thu. Nó có thể lên tới con số 4 tỷ USD, tăng… 60% so với kỳ World Cup trước.

BRAZIL CHI NHIỀU, FIFA THU LẮM

Để thế giới được sống trong bầu không khí cuồng nhiệt cùng trái bóng Brazuca, nước chủ nhà Brazil đã đổ vào các công trường, cơ sở vật chất số tiền lên tới hơn 12 tỷ USD. Con số gây ngỡ ngàng tới mức đích thân Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff đã phải đăng đàn kêu gọi sự cảm thông từ người dân.

 

Số tiền khủng khiếp này còn kéo theo nhiều hệ lụy xã hội phức tạp. Người dân tổ chức biểu tình như cơm bữa, một đất nước vốn đã chịu nhiều khó khăn về kinh tế lại càng trở nên kiệt quệ hơn vì World Cup. Mới hôm qua, một nhóm người biểu tình đã tấn công vào các phương tiện công cộng ở Sao Paulo - thành phố tổ chức trận khai mạc World Cup 2014.

Tuy nhiên, giống như một sự tương phản đầy châm biếm, LĐBĐ thế giới FIFA lại hưởng một khoản lợi lớn chưa từng có nhờ kỳ World Cup này. Theo tin từ tạp chí Forbes, Brazil 2014 có thể mang về cho FIFA khoản doanh thu lên tới 4 tỷ USD, tăng 60% so với World Cup 2010.

Theo thống kê chi tiết, FIFA đã kiếm được ít nhất 1,35 tỷ USD từ các nhà tài trợ khủng như Adidas, Emirates, Sony, Visa, Hyundai hay Coca-Cola, 1,7 tỷ USD từ tiền bán bản quyền truyền hình World Cup. Sau khi trừ đi các chi phí tổ chức, giải thưởng… FIFA có thể bỏ túi ít nhất 2 tỷ USD sau kỳ World Cup này. Ngoài ra, còn kể tới các khoản thu từ hoạt động marketing, quảng bá… World Cup trở thành giải đấu có nguồn thu lớn nhất trong tất cả các sự kiện thể thao trên hành tinh.

SỨC HÚT WORLD CUP

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Brazil dám chi ra hơn 12 tỷ USD để tổ chức một kỳ World Cup. Sau World Cup 2010, FIFA đã thực hiện một cuộc điều tra xã hội học kéo dài hơn 1 năm về hiệu ứng của World Cup trên toàn thế giới.

Kết quả cho chúng ta thấy sức hút khổng lồ của World Cup: Có 909 triệu người trên thế giới bật tivi ở nhà ít nhất một phút để theo dõi trận chung kết World Cup 2010. Có 619,7 triệu người ngồi xem ít nhất 20 phút liên tiếp hiệp phụ trận đấu giữa Hà Lan và TBN.

Nếu tính rộng ra cả thế giới, có ít nhất 3,2 tỷ người ngồi trước màn hình tivi một phút để theo dõi một trận đấu trực tiếp tại World Cup 2010. Trung bình, mỗi trận đấu tại World Cup có khoảng 188,4 triệu người trên thế giới theo dõi.

Thu hút một lượng khán giả truyền hình khổng lồ mà không môn thể thao nào trên hành tinh có thể sánh bằng, dễ hiểu tại sao World Cup lại thu hút được rất đông nhà tài trợ, các công ty quảng cáo và tiền bản quyền truyền hình thì ngày càng tăng vọt. Được biết, gộp cả World Cup 2002 và 2006, FIFA mới thu được 2 tỷ USD từ bản quyền truyền hình. Trong khi riêng World Cup 2014 số tiền ấy đã là 1,7 tỷ USD.

Dù vậy, sức hút “nặng đô” ấy vẫn bị phần đông mọi người, nhất là người Brazil, cho rằng còn lâu mới đủ để nước chủ nhà cân bằng lại kinh phí tổ chức quá khổng lồ mà họ bỏ ra. Vì phần thu về có thể tính trước được một cách tương đối chính xác. Còn phần kinh phí tổ chức đã bị bội chi quá nhiều.

FIFA kiếm nhiều, đầu tư cũng nhiều
Theo người phát ngôn của FIFA, ngân quỹ hoạt động của LĐBĐ thế giới trong giai đoạn từ năm 2015-2018 sẽ là 4,9 tỷ USD. Tuy nhiên, FIFA sẽ dành tới 3,8 tỷ USD, tương đương 78% ngân sách để đầu tư phát triển bóng đá trên toàn thế giới. 

Theo Bongdaplus.vn

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Chuyện lạ World Cup: "Tôn giáo Argentina" tại Bangladesh

Chuyện lạ World Cup: Tôn giáo Argentina tại Bangladesh

Chuyện lạ World Cup: "Tôn giáo Argentina" tại Bangladesh

Trong tất cả những điều kỳ lạ mà bạn đã nghe về World Cup, tất cả những câu chuyện kỳ quặc và tuyệt vời về cách môn thể thao cổ lỗ sĩ này có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người, hãy nghĩ xem liệu có bao nhiêu câu chuyện khiến bạn kinh ngạc như những gì đang diễn ra ở Bangladesh mà bạn sắp được nghe.  

Xem thêm
top-arrow
X