Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

Bóng đá châu Phi và chữ tiền

Chủ Nhật 29/06/2014 21:00(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Ngày hôm qua, phát ngôn viên của tuyển Nigeria, ông Alaiya, đã tuyên bố rằng tất cả các tuyển thủ Nigeria đã được thanh toán tiền thưởng và LĐBĐ nước này không còn nợ tiền thưởng cầu thủ nữa.

Trước đó, vào hôm thứ Năm vừa qua, tuyển Nigeria đã từ chối tập luyện để gây sức ép, buộc LĐBĐ nước này phải thanh toán cho họ khoản tiền thưởng cho việc vượt qua vòng bảng như đã hứa. Gần như ngay lập tức, Tổng thống Nigeria đã lên tiếng trấn an tình hình và hứa sẽ chuyển tiền cho cầu thủ. Điều đáng nói là họ không phải đội bóng duy nhất của châu Phi làm mình làm mẩy do những mâu thuẫn về mặt tiền nong.

nigeria
 

Trước đó, cả chiến dịch World Cup lẫn hình ảnh của đội tuyển Ghana đã bị hủy hoại nghiêm trọng bởi tranh chấp tiền thưởng. Các cầu thủ đã định đình công và bỏ trận cuối cùng gặp Bồ Đào Nha cho tới khi số tiền 3 triệu USD được chuyển tới cho họ bằng máy bay riêng của ngài Tổng thống.

Chuyện tranh chấp liên quan đến tiền nong trước thềm các giải đấu quốc tế của các đội tuyển châu Phi không có gì mới. Cameroon gặp vấn đề này ở các kỳ World Cup 2002, 2006 và 2014 (họ suýt nữa không bay sang Brazil). Năm nay lại có thêm Nigeria và Ghana góp mặt. Những tranh chấp này làm gián đoạn quá trình chuẩn bị cho World Cup và kết cục là họ chơi chệch choạc.

Một số nhà phân tích cho rằng các ĐTQG ở Tây Phi hay gặp phải tranh chấp kiểu này nhất và thường những đội tuyển đó có những LĐBĐ được coi là một ẩn dụ cho tình hình chính trị xã hội trong nước. Tham nhũng và hạch sách. Gần đây nhất người ta đã phanh phui ra scandal dàn xếp tỷ số được cầm đầu bởi chính LĐBĐ Ghana.

Thế nhưng sự thực không chỉ đơn giản có thế. Bất kỳ VĐV nào đóng vai chính ở đội tuyển quốc gia ở môn thể thao được ưa chuộng nhất trong nước luôn được đứng ở một vị trí mà anh ta có sức mạnh, và sẽ là ngạc nhiên nếu anh ta không dùng sức mạnh ấy để lạm dụng cho những tư lợi cá nhân. Trong trường hợp của các nước châu Phi, bóng đá là sản phẩm xuất khẩu tự hào nhất của người Ghana và Cameroon, thậm chí nó còn là bản sắc văn hóa.

Với lợi thế ấy, các cầu thủ, nhất là những ngôi sao thi đấu ở châu Âu, luôn nhận biết được giá trị của mình và nó giải thích cho sự cứng đầu cứng cổ của họ mỗi khi đàm phán bất cứ điều gì. Các quốc gia như Ghana và Cameroon kiếm không ít tiền từ các hoạt động bóng đá, và các cầu thủ ngôi sao đòi hỏi một phần của miếng bánh, cho dù nó có thể đe dọa cơ hội của họ để được dự một sự kiện thể thao quốc tế.

Các cầu thủ đặt tiền lên trước danh dự quốc gia là một điều không nên, nhưng cần nói rằng VĐV là một nghề đầy rủi ro và tuổi thọ ngắn ngủi, chưa kể khả năng thành công của các VĐV châu Phi thường khó khăn hơn. Nếu họ nhận ra rằng các quan chức đang ngồi mát ăn bát vàng từ mồ hôi của mình, họ có quyền đòi hỏi.

Theo TTVH

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Chuyện lạ World Cup: "Tôn giáo Argentina" tại Bangladesh

Chuyện lạ World Cup: Tôn giáo Argentina tại Bangladesh

Chuyện lạ World Cup: "Tôn giáo Argentina" tại Bangladesh

Trong tất cả những điều kỳ lạ mà bạn đã nghe về World Cup, tất cả những câu chuyện kỳ quặc và tuyệt vời về cách môn thể thao cổ lỗ sĩ này có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người, hãy nghĩ xem liệu có bao nhiêu câu chuyện khiến bạn kinh ngạc như những gì đang diễn ra ở Bangladesh mà bạn sắp được nghe.  

Xem thêm
top-arrow
X