"Tại sao các cầu thủ không sút nhiều như trước kia? Tôi nghĩ đó là do các HLV như Guardiola, Arteta và Rodgers đấy!" Một độc giả đã than phiền như thế trên trang Twitter của The Athletic. Tuy nhiên, Mark Carey, một cây viết cho trang tin này lại không nghĩ như thế. Vì vậy, anh đã quyết định dành hẳn 1 bài viết nhằm minh oan cho các HLV này, đồng thời chỉ ra việc vị trí sút của Premier League đã thay đổi thế nào theo thời gian.
Cú sút càng ít, bàn thắng càng ít?
Trong giới phân tích bóng đá, cần phải làm rất nhiều việc để biết được những điều gì ảnh hưởng lên cơ hội ghi bàn của một cầu thủ trên sân.
Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi nói rằng càng gần khung thành, cơ hội ghi bàn càng lớn. Tuy nhiên, ở cái thời mà những thông số tỉ mỉ như bàn thắng kỳ vọng (xG) cũng như tầm quan trọng của dữ liệu với các CLB, chúng ta có thể ước lượng khả năng một cú sút dẫn đến bàn thắng sau khi xem xét nhiều yếu tố như góc sút hay có bao nhiêu hậu vệ trước mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào một yếu tố chủ chốt: cự ly cú sút.
Chúng ta biết được rằng một cú sút phạt đền có cơ hội thành bàn là 75%. Vậy còn một cú sút bên ngoài vòng cấm? Đâu đó trong khoảng từ 5 đến 10% tùy theo hoàn cảnh, nhưng tựu chung lại, chúng ít hơn rất nhiều so với những cú sút trong vòng cấm.
Biểu đồ thể hiện phần trăm cơ hội từ những vị trí khác nhau trên sân
Ngoài việc khiến giới phân tích chúng tôi "vò đầu bứt tai" trước màn hình Laptop, xem xét việc chúng ta hiểu rõ những cú sút ảnh hưởng đến cục diện trên sân như thế nào vẫn rất quan trọng. Dù sao đi nữa, người ta đâu có chơi bóng trên excel ?
Khi xem xét đến ảnh hưởng của các phân tích lên bóng đá hiện đại, chúng ta có thể nhìn vào vị trí sút như một ví dụ. Cụ thể, ở thời bóng đá hiện đại, các cú sút giàu chất lượng đều đến từ khu vực cận thành. Điều này có thể khiến những người hâm mộ hò hét "Sút đi !!!" Khi tiền vệ có bóng trong chân không được vui, tuy nhiên, nó sẽ khiến Pep Guardiola vui, một phần bởi ông biết các học trò của mình đã làm đúng ở những tình huống đó.
Vậy, tần suất ghi bàn của Premier League có thực sự thay đổi? Khi nhìn vào biểu đồ dưới đây, chúng ta có thể thấy số lượng cú sút trung bình một trận đã giảm. Cụ thể, từ 28,4 cú sút không tính penalty trung bình một trận ở mùa giải 2011-2012, Premier League ở mùa trước chỉ chứng kiến 23,9 cú sút trung bình một trận, ít hơn 5 cú sút trong một trận so với thời điểm 10 năm trước.
Biểu đồ thể hiện tần suất cú sút trung bình một trận đã giảm như thế nào qua từng mùa.
Rõ ràng, không thể biết được đâu là lý do tạo ra xu hướng này, nhưng cũng không thể bỏ quên vai trò của giới phân tích trong những sự thay đổi trên sân. Có một câu hỏi cần được đặt ra ở đây đó là: có phải càng ít cú sút, chúng ta sẽ càng ít thấy bàn thắng? Câu trả lời đáng mừng đó là không.
Số lượng cú sút trung bình một trận giảm 17% trong khoảng thời gian từ mùa giải 2011-2012 đến 20202-2021 không hề liên quan gì tới số lượng bàn thắng trong quãng thời gian đó. Không sai khi nói rằng con số 2,4 cú sút trung bình một trận của mùa trước ít hơn con số 2,6 cú sút trung bình một trận ở mùa 2011-2012, tuy nhiên, chúng ta có thể thấy việc số lượng bàn thắng giảm sút không nhiều như số lần sút trung bình một trận.
Biểu đồ cho thấy số lượng bàn thắng (không tính penalty) không hề sụt giảm như chúng ta nghĩ.
Số lượng cú sút ít đi, nhưng bàn thắng thì lại không thay đổi nhiều, lý do tới từ đâu?
Có thể nói, các phân tích cũng như việc khổ luyện của các cầu thủ đã giảm thiểu số lượng các cú sút thừa thãi. Khi nhìn vào số phần trăm cú sút từ tình huống bóng mở được thực hiện bên ngoài vòng cấm qua thời gian, chúng ta có thể thấy chúng đã giảm đi khá nhiều. Trước đây, số lượng các cú sút này chiếm đến 47%, còn ở mùa trước, chúng giảm xuống còn 38%.
Tuy nhiên, số lượng cú sút từ ngoài vòng cấm đã giảm đi đáng kể theo biểu đồ này
Cứ cho đó là một điều tình cờ, nhưng việc người ta dần chú đến tỷ lệ xG vào năm 2013 đã giúp giảm thiểu các cú sút thừa thãi rất nhiều.
Đương nhiên, chúng ta vẫn có thể cho rằng việc giảm thiểu những cú sút xa này tới từ những đường chuyền ngắn để tạo ra cơ hội ngon ăn hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều đó cũng đúng.
Sút xa có thể tạo ra những pha bóng khá thuận lợi chỉ trong vòng vài giây, ví dụ như một pha dội bóng, một pha phạt góc, hay một pha đập bóng vào cầu thủ. Các thuật toán cũng chỉ ra rằng các đường chuyền ngắn đôi khi sẽ khiến cơ hội ghi bàn giảm đi rất nhiều nếu đường chuyền đó không thành công.
Dù vậy, vẫn rất thú vị khi nhìn vào việc đội bóng nào có số lượng sút xa trung bình cao nhất Premier League trong thập kỷ gần đây. Ở đây, chúng ta sẽ lựa ra những cầu thủ có 200 hoặc nhiều hơn những cú sút từ ngoài vòng cấm tính từ mùa giải 2011-2012. Trong số đó, có khá nhiều cầu thủ không mảy may quan tâm tới "vị thần" bàn thắng kỳ vọng.
Quãng thời gian của Charlie Adam ở Liverpool và Stoke trong giai đoạn thập niên 2010 đã chứng kiến việc anh có khoảng cách trung bình trong một cú sút bóng từ tình huống mở xa nhất Premier League. Cụ thể, anh đạt khoảng cách trung bình là 25 mét, với 82% cú sút bên ngoài vòng. Dù ghi được 6 bàn thắng từ những cú sút bên ngoài vòng cấm, nhưng Charlie Adam vẫn không được xếp vào dạng "thiện xạ" ở Premier League.
Trong khi đó, đồng đội Jonjo Shelvey của anh, người cũng có khoảng cách sút trung bình là 25 mét, lại có được số lượng bàn thắng gấp đôi Charlie Adam, cụ thể là 12 lần từ tình huống bóng sống bên ngoài vòng cấm trong cùng quãng thời gian đó.
Biểu đồ thống kê Top 20 cầu thủ có cự ly cú sút trung bình xa nhất Premier League
Ở phía bên kia của thang đo, chúng ta có thể tìm ra được cầu thủ nào có cự ly sút ngắn nhất nếu không tính đánh đầu. Ở đây, chúng ta có thể thấy Gabriel Jesus là "quán quân" ở khoản này khi anh chỉ đạt cự ly sút là là 12 mét.
Có thể nói, với con số 88% cú sút tới từ vòng cấm, cầu thủ Brazil chính là hình mẫu tiền đạo "an toàn" không phung phí cơ hội mà Pep luôn mơ ước.
Biểu đồ thống kê cầu thủ nào có cự ly sút ngắn nhất ở Premier League mùa này
Vị trí sút bóng ở Premier League thay đổi thế nào qua thời gian?
Bây giờ, chúng ta sẽ trở lại với câu hỏi quan trọng nhất.
Qua thời gian, chúng ta đã thấy việc số lượng cú sút bên ngoài vòng cấm giảm đi rất nhiều, vậy nên, chúng ta sẽ dễ đi đến kết luận rằng cự ly sút bóng đã gần với khung thành hơn trong nhiều năm qua.
Dựa trên thông số của nhiều bên khác nhau, chúng ta có thể thấy được sự tương phản về vị trí sút tính từ mùa giải 2011-2012 cho đến mùa giải trước, qua đó nhận ra sự khác biệt. Trong số này, có cả những cú sút từ tình huống mở nhưng không tính các pha đánh đầu trúng đích.
Theo xu hướng chung ở 5 giải đấu hàng đầu Châu Âu, chúng ta có thể thấy rằng các cầu thủ Premier League có cự ly sút bóng trung bình gần với khung thành hơn. Thống kê cự ly trung bình ở mùa giải 2020-2021 là 16 mét rưỡi, giảm rất nhiều so với con số 19,1 mét ở mùa giải 2011-2012. Điều này nghe qua thì không đáng kể, nhưng nó cho thấy việc tần suất sút bóng ở các vị trí gần khung thành đang dần tăng cao.
Bản đồ nhiệt ở bên dưới cho thấy rõ sự tương phản về vị trí sút qua các mùa giải. Màu đỏ càng sáng, số lượng cú sút ở khu vực đó càng nhiều. Có thể thấy rõ ở mùa giải 2011-2012, màu đỏ khá đậm bên ngoài vòng cấm, trong khi đó, ở mùa giải 2020-2021, màu đỏ lại rất tối ở khu vực trong vòng cấm.
Khoảng cách sút của Premier League đã giảm đáng kể trong vòng 10 năm trở lại đây, điều được chỉ ra trong bản đồ nhiệt dưới đây
Đương nhiên, sẽ có rất nhiều đội bóng khác nhau có lối chơi khác nhau, vì vậy, chúng ta cần phải xem xét rõ hơn điều này qua từng đội.
Ở mùa giải 2011-2012, Arsenal thường được biết đến như đội bóng có xu hướng đưa bóng vào vòng cấm. Điều này được thể hiện rõ qua cự ly sút trung bình một trận của đội bóng này là 15 mét, thấp nhất ở Premier League. Xếp sau họ là Manchester United và Manchester City, các đội bóng có cùng cự ly sút bóng trung bình là 16,7 mét.
Dù có rất ít lựa chọn cho các đội bóng, nhưng chúng ta có thể thấy rất nhiều đội bóng lựa chọn sai hướng sút trong cự ly sút bóng trung bình 18,3 mét.
Cự ly sút trung bình của các đội ở Premier League mùa giải 2011-2012
Tương phản với mùa 2011-2012, chúng ta có thể thấy ở mùa giải trước, cự ly trung bình đã giảm rất nhiều ở Premier League. Cụ thể, ở mùa 2011-2012, có 17 đội có cự ly sút trung bình một trận cao hơn mức 18,3 mét, thì ở mùa trước, chỉ có Burnley là đội có được cự ly trung bình này.
Khoảng cách có thể nhỏ, nhưng điều này cũng cho thấy cự ly trung bình không chỉ thay đổi ở một vài đội bóng, mà thay đổi ở cả một giải đấu.
Cự ly sút trung bình của các đội ở Premier League mùa giải 2020-2021
Phóng tầm mắt ra xa hơn, chúng ta có thể thấy rõ sự thay đổi quanh giải đấu khi xét đến 10 mùa giải trước, qua đó cho chúng ta thấy rõ cự ly sút bóng cũng như vị trí sút bóng đã thay đổi như thế nào.
Mùa giải 2013-2014 là mùa giải có cự ly sút bóng trung bình xa nhất, cụ thể, cự ly sút bóng trung bình ở mùa này là 19,3 mét, điều này cho thấy các cầu thủ thử vận may của mình từ khoảng cách xa nhiều hơn. Trong số đó, người thực hiện nhiều nhất đó là Charlie Adam, cầu thủ có được 88% cú sút từ bên ngoài vòng cấm, bằng với Tom Huddlestone và Andros Townsend, người có tỷ lệ sút bóng ngoài vòng cấm cao hơn Shelvey, 79% và Yohan Cabaye, 74%.
Bản đồ nhiệt biểu thị sự tương phản trong cự ly sút của Premier League tính từ mùa giải 2011-2012 đến mùa giải 2020-2021.
Ngược lại, mùa giải 2019-2020 là mùa giải có cự ly sút trung bình ngắn nhất trong vòng 10 năm qua, cụ thể, cự ly trung bình ở mùa này là 16,1 mét. Có thể nói, đây là mùa giải duy nhất có nhiều cú sút tới từ vòng cấm.
Kết luận
Vị trí sút ở Premier League thay đổi như thế nào theo thời gian?
Có lẽ, qua những gì mà Mark Carey phân tích, chúng ta có thể thấy rằng lời phàn nàn của độc giả kể trên cũng có chút có lý, nhưng cũng theo Mark Carey, điều này không chỉ nằm ở các đội bóng do Pep Guardiola, Mikel Arteta hay Brendan Rodgers dẫn dắt, mà là xu hướng chung của toàn bộ giải đấu. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng chính việc các HLV kể trên đến với Premier League đã phần nào tạo nên xu hướng mà Mark Carey nêu ra trong bài phân tích của mình.
Được dịch từ bài viết của tác giả Mark Carey cho trang The Athletic.
Đối với mô hình hoạt động của các đội bóng tại Châu Âu, hầu hết doanh thu đến từ 5 nguồn tài chính. Đó chính là doanh thu ngày thi đấu, phát sóng, thương mại, tiền thưởng và chuyển nhượng cầu thủ. Trong số này, doanh thu ngày thi đấu là kiểu kiếm tiền truyền thống nhất, nhưng ngày càng có xu hướng thay đổi theo thời gian.
Trong một bài phân tích do chính mình biên soạn cho The Athletic, tay săn bàn huyền thoại Alan Shearer đã chia sẻ một số nhận định rất thú vị về những cú sút xa và thực trạng hiện nay của thứ nghệ thuật ngoạn mục này...
Chắc chắn rồi, cảnh Harry Kane lê bước rời sân sau một giờ thi đấu kém hiệu quả trong trận chung kết EURO 2024 không phải điều người hâm mộ ĐT Anh mong đợi.
Tuần trước, Manchester United đã khiến bóng đá châu Âu phải dậy sóng khi hoàn tất bản hợp đồng trị giá 52 triệu bảng với hậu vệ năm nay mới 18 tuổi, Leny Yoro.