Phút thứ 94 trên sân Old Trafford, Manchester United tràn lên trong đợt tấn công cuối cùng, với người châm ngòi là Nemanja Matic.
Nhưng khi đến gần khung thành đối phương, thay vì tung một cú sút xa, cầu thủ người Serbia chọn cách mở biên cho Marcus Rashford. Một phương án dễ làm và an toàn, nhưng tỏ ra không “đồng điệu” với những gì Man United đã làm trong cả trận đấu: Họ có 11 pha dứt điểm, nhưng 6 pha dứt điểm thuộc về Diogo Dalot (4) và Raphael Varane (2). Trong khi đó, tiền đạo được kì vọng nhất, Cristiano Ronaldo cả trận không biết khung thành Atletico Madrid tròn méo ra sao. Chỉ một thông số thôi, nhưng ai cũng hiểu United bế tắc thế nào trước đại diện đến từ Tây Ban Nha.
Tất nhiên, không nên vì thế mà đổ hết trách nhiệm lên đầu HLV Ralf Rangnick. Đây chỉ đơn giản là đẳng cấp của United thời điểm hiện tại. Họ chơi bóng đúng như những gì khán giả chứng kiến hàng tuần: Một tập thể đồng đều với chất lượng cá nhân tuyệt vời, nhưng lại không đủ sự điềm tĩnh để kiểm soát trận đấu, cũng như không có một hàng thủ vững chãi và những phương án chiến thuật hợp lí để khép lại trận đấu.
Mặc dù vậy, đã có những sự hỗn loạn nhất định trong khoảng nửa giờ cuối cùng. Tung Juan Mata vào sân để tạo đột biến trước hàng thủ lùi sâu của Atletico không hẳn là động thái hoang đường của Rangnick. Vấn đề chỉ nảy sinh từ việc Mata đột nhiên được đưa ra ánh đèn sân khấu, sau cả mùa giải chìm trong bóng tối. Cựu cầu thủ Chelsea mới chỉ đá… 172 phút mùa này, và lẽ ra nên nghỉ hưu từ năm 2018.
Trước đó, Rangnick đã giúp đối thủ bớt lo lắng bằng sự thay đổi người. Marcus Rashford thi đấu cứ như thể cầu thủ đã ghi hat-trick nhanh nhất Champions League, sau khi vào sân thay người mùa trước là người khác. Tình huống đầu tiên cho thấy sự hiện diện của anh trên sân là một pha phạm lỗi, sau đó là một pha mất bóng nguy hiểm.
Cuối cùng là David De Gea, người quyết định dâng cao khi United được hưởng một quả phạt góc ở phút bù giờ, một điều trớ trêu bởi anh rất ngại dâng lên cắt bóng giúp hàng thủ trong cả trận. Một quả phạt góc vô vọng, khi bóng nằm gọn trong tay Jan Oblak, nhưng khuôn mặt của De Gea ở buổi phỏng vấn sau trận đấu trông còn mông lung hơn: “Chúng tôi còn lâu mới có thể cạnh tranh chức vô địch Premier League và Champions League,” anh thừa nhận. “Tôi không biết khi nào CLB này sẽ trở lại đỉnh cao.” Sẽ lâu đấy, David, với một đội chỉ thắng vỏn vẹn hai trận ở vòng knock-out Champions League - trên sân khách trước Paris Saint-Germain và sân nhà trước Olympiakos - kể từ năm 2011.
Không phải United không có những điểm sáng. Fred đã có mặt ở khắp mọi nơi và làm đủ thứ, từ xoạc bóng cho đến thực hiện những cú lừa bóng điên rồ. Là Anthony Elanga, với một pha dứt điểm mà nếu trúng ở bất cứ chỗ nào ngoài khuôn mặt của Oblak, có lẽ mọi chuyện đã khác.
Đó là những thời điểm Man United vẫn còn ý thức về khả năng chơi bóng. Vấn đề là họ hiếm khi duy trì được điều đó trong một trận đấu, chứ chưa nói đến cả mùa giải. Sau gần một hiệp đấu chịu trận, Atletico bất ngờ vươn lên dẫn trước ở cuối hiệp 1 (xuất phát từ việc Elanga không lùi về). Kể từ đó, United sụp đổ hoàn toàn.
Sẽ cần phải có lời khen cho Atletico Madrid, những người tỏ ra lộng lẫy theo cách xấu xí nhất. Sau những cách tân không mấy thành công, họ quyết định trở lại bản ngã, trở lại chính họ trước kia, thay vì hàng thủ tốt thứ 12 ở La Liga và giành được thành quả. Thương hiệu bóng đá của Diego Simeone có thể trông không được trôi chảy ở Old Trafford (có lẽ vì thế mà sau trận đấu, ông nhận cả một đống đồ uống từ trên cao ném xuống khi chạy vào đường hầm), nhưng với hai chức vô địch La Liga và hai trận chung kết Champions League, ông đã có một kỷ lục mà United hiện tại chỉ có thể nhìn vào và mơ ước.
Nếu có điều gì United có thể phàn nàn về trận đấu này, ngoài lối chơi xù xì của đội khách, thì đó sẽ là trọng tài người Slovenia Slavko Vincic, người đã có những pha cắt còi khó hiểu ở trận đấu này. Nhưng phải thừa nhận rằng United đã may mắn khi có mặt ở vòng 16 đội Champions League. Trong 8 trận đấu ở châu Âu, họ phải cần đến những bàn thắng muộn trong 5 trận. Ban đầu, họ bốc trúng phải PSG, trước khi lễ bốc thăm được thực hiện lại. Nhưng giờ đây, vận may của họ cuối cùng đã cạn kiệt.
Vậy nếu bỏ qua yếu tố may mắn, cũng như yếu tố lịch sử và những khoản chi đắt đỏ, liệu Man United hiện tại có thực sự mạnh hơn những đội bóng như Ajax Amsterdam hay Napoli không? Có lẽ, chúng ta nên ngừng nghĩ về United như những kẻ kém cỏi. Cũng đừng buồn vì kết quả này, bởi đây là đẳng cấp Man United đang thuộc về. Đã có những tin tức cho thấy kế hoạch tháo dỡ sân Old Trafford để xây dựng một sân bóng mới, nhưng thực tế cho thấy việc dựng xây phải bắt đầu từ đội hình Man United trước.
Họ đã cố gắng, nhưng cũng chỉ đến vậy. Dành cho Manchester United, có lẽ không gì phù hợp hơn thông điệp thường được ghi trên thẻ cào trúng thưởng trong các gói mỳ: Chúc bạn may mắn lần sau!
Bài viết dựa trên tư liệu từ:
"Erratic display shines light on Manchester United’s also-ran status" của Jonathan Liew (The Guardian)
"Manchester United: A muddled mess with a crumbling squad" của Laurie Whitwell (The Athletic)
Chấn thương hiếm khi là yếu tố duy nhất quyết định phong độ của một đội bóng. Nhưng chúng ảnh hưởng đến đội hình mà các HLV có thể lựa chọn, qua đó tác động đến chiến thuật mà họ định áp dụng.
Premier League từng nổi tiếng với những pha sút phạt thành bàn mang tính thương hiệu của giải đấu. Thế nhưng thứ đặc sản ấy đang dần biến mất. Bài viết dưới đây sẽ giúp chung ta hiểu được nguyên nhân của sự thay đổi này.
Đối với mô hình hoạt động của các đội bóng tại Châu Âu, hầu hết doanh thu đến từ 5 nguồn tài chính. Đó chính là doanh thu ngày thi đấu, phát sóng, thương mại, tiền thưởng và chuyển nhượng cầu thủ. Trong số này, doanh thu ngày thi đấu là kiểu kiếm tiền truyền thống nhất, nhưng ngày càng có xu hướng thay đổi theo thời gian.
Trong một bài phân tích do chính mình biên soạn cho The Athletic, tay săn bàn huyền thoại Alan Shearer đã chia sẻ một số nhận định rất thú vị về những cú sút xa và thực trạng hiện nay của thứ nghệ thuật ngoạn mục này...