Chúng ta biết gì về cuộc chiến giữa Der Spiegel và Manchester City?

Tác giả KDNX - Thứ Ba 19/04/2022 14:48(GMT+7)

Dù đã kéo dài 2 năm, thậm chí khiến Manchester City suýt nữa phải xuống hạng và mất danh hiệu Premier League, nhưng vụ việc gian lận luật công bằng tài chính của Man City, vốn được khơi mào bởi báo Der Spiegel, vẫn chưa bao giờ hết nóng. Vậy, chúng ta biết được gì về vụ việc này? Liệu Der Spiegel có chiến thắng Man City trong cuộc chiến này?

 

Những tiết lộ mới của Der Spiegel

 
Gần đây, báo Der Spiegel đã tung ra một bài báo mang tên: "Tiền tài trợ-trả bởi nhà nước" (Sponsorship Money-Paid for by the State-BTV), một bài báo tiếp nối chuỗi điều tra nhằm vào Manchester City dựa trên thông tin được trang web Football Leaks tung ra vào tháng 11 năm 2018.
 
Ở thời điểm đó, tờ báo của nước Đức đã tiết lộ rất nhiều emails được đánh cắp bởi một hacker vi tính người Bồ Đào Nha tên Rui Pinto.  Nhờ những email này, chúng ta mới biết được các CLB hàng đầu Châu Âu, trong đó có Manchester City, đã lách luật công bằng tài chính bằng cách khai khống tiền tài trợ cũng như che giấu vài khoản tiền cho các nhân viên CLB.
 
Cả UEFA và Premier League, giải đấu có luật chi tiêu khá giống nhưng ít nghiêm ngặt hơn UEFA, bắt đầu điều tra những cáo buộc này dưới sự điều hành của UEFA. Cuối cùng, cả hai thống nhất vào năm 2019 rằng Manchester City đã phá luật công bằng tài chính, khiến The Citizen bị cấm tham dự các giải đấu Châu Âu trong vòng 2 năm tính từ tháng 2 năm 2020.
Câu chuyện về Rui Pinto, gã hacker siêu sao của làng bóng đá
Rui Pinto đã giao hơn 4 tetrabytes dữ liệu mật cho Buschmann, tức hơn 88 triệu tài liệu. Buschmann sau đó đã nghiên cứu những tài liệu này và sử dụng các thông...
Chân dung nhân vật khiến Man City rơi vào thảm họa
Cái tên Rui Pinto đã được nhắc tới rất nhiều sau khi UEFA ban lệnh cấm tham dự Champions League hai mùa giải đối với Man City.
Ngay lập tức, Man City đệ đơn chống lại lời tuyên án này. Rất may cho họ, lời tuyên án đã được rút lại bởi Tòa Trọng Tài Thể Thao (CAS-BTV) 5 tháng sau đó. The Athletic, cũng giống như mọi trang tin bóng đá khác trên thế giới, đã đưa tin rất sâu sát về vấn đề này.
 
Dù thua cuộc bước đầu, Der Spiegel vẫn quyết định không dừng lại. Man City dù vậy vẫn quyết định không kiện tờ báo. Ngay sau đó, Der Spiegel đã tung ra một loạt email mới khiến giới công luận bóng đá Châu Âu nghi ngờ những lời khai của các nhân chứng bên phía Manchester City trước Tòa Trọng Tài Thể Thao. The Mail On Sunday, một tờ báo khác, cũng tung ra một loạt email mới sau khi UEFA thua kiện trước Manchester City ở Lausanne trong tuần lễ đó.
 
Tuy nhiên, những bằng chứng kể trên không đủ để thuyết phục UEFA vào cuộc. Der Spiegel cũng hiểu rõ điều này, vì vậy, trong bài báo kể trên, tờ báo này quyết định tập trung vào những dữ liệu và email mà Pinto thu thập được. Khác biệt lớn nhất giữa vụ việc này và vụ việc diễn ra vào năm 2020 đó là Der Spiegel đã đưa tất cả các emails này vào định dạng pdf dài tới 67 trang nếu chỉ tính riêng đoạn về Luật Công Bằng Tài Chính.
 
Phần quan trọng nhất của câu chuyện này đó là Der Spiegel biết rõ những cuộc điều tra của giới chức Premier League đang đi vào ngõ cụt, thậm chí, chưa tiến được thêm bước nào sau 2 năm trời điều tra.
 
Hãng tin Đức cũng cho biết cuộc điều tra của giới chức Premier League tập trung vào 3 vấn đề chính:
 
- Manchester City ký kết với cầu thủ vị thành niên, sau đó che giấu các khoản chi cho CLB cũ của họ bằng các hợp đồng với người đại diện.

- Như đã nêu ra ở những bài viết cách đây 2 năm trước, Sheikh Mansour sử dụng nguồn tiền tài trợ từ các công ty con có trụ sở ở Abu Dhabi của mình.

- Cuối cùng, đó là việc cựu HLV Roberto Mancini, hiện tại đang là HLV ĐT Italia, được trả lương thông qua một bản hợp đồng cố vấn đáng ngờ với Al Jazira, CLB của Sheikh Mansour ở Abu Dhabi.
 
Der Spiegel cho rằng giới chức Premier League phải đẩy nhanh quá trình điều tra bởi sức ép từ báo chí Anh sau vụ việc chủ tịch Roman Abramovich của Chelsea bị đóng băng tài sản, một vụ việc khiến giới chức Anh Quốc bắt đầu quan tâm hơn tới những sợi dây liên kết giữa một  vài ông chủ CLB với chính quyền của họ.
 

Có gì mới trong bài báo của Der Spiegel?

 
Về vấn đề liên quan tới cầu thủ vị thành niên, Der Spiegel đã tung ra những email về vụ việc này vào năm 2019, trong đó cho biết Manchester City đã trả một khoản tiền bất hợp pháp cho người đại diện của Jadon Sancho, tiền vệ cánh của Man United khi cầu thủ này mới 14 tuổi. Ngoài ra, còn có những lời buộc tội nhắm vào thương vụ chuyển đến Manchester City từ học viện Watford vào năm 2015, được chứa trong 3 emails và 2 "thỏa thuận với tuyển trạch". FA trước đó đã điều tra vụ việc này nhưng quyết định không kết án.
 
Phần mới nhất được tiết lộ trong bài báo đó là việc Brahim Diaz, người gia nhập Manchester City từ CLB Malaga vào năm 2015, thời điểm anh 16 tuổi. Theo các email, Man City bán anh cho Real Madrid với giá 15,5 triệu Bảng vào năm 2019 và hiện tại đang được cho mượn ở AC Milan từ Los Blancos.
 
 
Vấn đề ở đây đó là việc Brahim Diaz được ăn tập khi mới 14 tuổi, theo Der Spiegel, độ tuổi trái với quy định của FIFA về cầu thủ vị thành niên. Thêm vào đó, Man City được cho là đã trả 300.000 Bảng tiền lót tay cho người đại diện Diaz, Pere Guardiola, anh trai của HLV Pep Guardiola. Điều này, theo Der Spiegel, nhằm che đậy những khoản tiền đáng lẽ ra không được chi trả cho một cầu thủ dưới 16 tuổi của một CLB nước ngoài.
 
Đương nhiên, vẫn có thể chấp nhận những lời giải thích từ Manchester City như gia đình chuyển đến nơi ở mới, trường học tốt hơn, điều kiện sống tốt hơn. Tuy nhiên, những gì được nêu ra trong các email lại không cho thấy điều đó.
 
Cuối cùng, đó là những thông tin về các khoản tiền chi trả cho HLV Roberto Mancini.
 
Hiện tại, Der Spiegel vẫn chưa nêu ra những cáo buộc mới về vụ việc này, nhưng trong bài báo, họ vẫn nêu ra một vài thông tin thú vị xung quanh vụ việc này.
 
Cụ thể, trong bài báo vào năm 2018, tờ báo Đức tiết lộ HLV người Italia ký kết hợp đồng cố vấn 4 ngày một năm với CLB  Al Jazira, một CLB khác được sở hữu bởi Sheikh Mansour. Cũng trong bài viết của mình, Der Spiegel cũng tiết lộ công ty được dùng để trả tiền cho Mancini, đó là công ty Sparkle Glow Holdings có trụ sở ở đảo Mauritius, và sau đó là công ty Italy International Service.
 
Nhưng tuần này, trong bản điều tra dài 53 trang bao gồm cả hai hợp đồng kể trên, chúng ta còn được biết rõ hơn về những khoản tiền lương và thưởng, cùng với đó là rất nhiều email giữa Mancini và người đại diện của CLB, cùng với đó là những thành viên trong CLB được giao phó nhiệm vụ chuyển khoản cho HLV người Italia bằng nguồn tiền chuyển từ ADUG sang các công ty con kể trên.
 
Điều này chứng minh gì? Nó cho thấy Mancini được trả tiền rất hậu trong 3 năm rưỡi nắm quyền nhờ thành tích đưa Manchester City đến danh hiệu Premier League, FA Cup và 3 chiến dịch Champions League. Trong đó, Man City trả ông 1,45 triệu Bảng, còn Al Jazira trả ông 1,75 triệu Bảng sau thuế, cùng với đó là số tiền thưởng lên tới 10,5 triệu Bảng nếu đưa Man City tới Champions League.
 
 
Nhưng trên hết, nó cho thấy Mancini cũng biết rõ điều này.
 
Email cuối cùng thuộc về luật sư Silvia Fortini, vợ của ông, yêu cầu Man City đảm bảo vị HLV người Italia sẽ không dính dáng đến cứ công việc cố vấn nào cho Al Jazira nữa. Điều này được cho là nhằm qua mắt giới thuế quan Italia.
 
Ngoài những điều đó, không rõ vấn đề thực sự khiến vị HLV người Italia phải làm thế là gì. Bởi lẽ, tiền thuế của ông đều đã được tính vào hai khoản lương. Có lẽ, câu trả lời nằm ở giới thuế quan Italia.
 
Dù The Athletic đã nhiều lần liên lạc với HLV Roberto Mancini, có cảm giác sẽ chẳng có một câu trả lời thỏa đáng nào tới từ HLV người Italia trong thời gian sắp tới.
 

Niềm tin vào công lý

 
Có thể thấy, Der Spiegel vẫn chưa hề dừng lại trong cuộc chiến của mình với những chiêu trò lách luật của Manchester City cũng như các ông lớn bóng đá Châu Âu. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, thật khó có việc các sai phạm của những CLB này được đem ra ánh sáng. Dù vậy, niềm tin vào công lý và sự trong sạch của những người làm báo ở Der Spiegel chắc chắn sẽ giúp tờ báo này vững tay trong cuộc chiến không cân sức với các ông lớn của bóng đá Châu Âu.
 
Lược dịch từ bài viết của tác giả Matt Slater cho trang The Athletic.
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Giá vé tăng cao, doanh thu ngày thi đấu và thực trạng chung của các đội bóng tại Premier league

Đối với mô hình hoạt động của các đội bóng tại Châu Âu, hầu hết doanh thu đến từ 5 nguồn tài chính. Đó chính là doanh thu ngày thi đấu, phát sóng, thương mại, tiền thưởng và chuyển nhượng cầu thủ. Trong số này, doanh thu ngày thi đấu là kiểu kiếm tiền truyền thống nhất, nhưng ngày càng có xu hướng thay đổi theo thời gian.