Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

World Cup 1966: Huyền thoại về một… chú chó

Thứ Năm 29/05/2014 22:37(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần duy nhất trong lịch sử World Cup, sẽ chẳng có lễ đăng quang nào cho nhà vô địch nếu không nhờ một… chú chó anh hùng.

VỤ CƯỚP THẾ KỶ

Theo thông lệ, FIFA sẽ trao chiếc cúp vô địch thế giới có tên là Jules Rimet cho nước chủ nhà của World Cup năm đó. Và vào một ngày tháng 1 đẹp trời năm 1966, nước Anh nhận chiếc cúp Jules Rimet – danh hiệu sẽ trao cho nhà vô địch World Cup diễn ra 6 tháng sau đó.

Trong 1 tháng đầu tiên, chiếc cúp Jules Rimet được canh giữ một cách nghiêm ngặt. Nhưng đến tháng 2, công ty Stanley Gibbons nhận vinh dự được mang cúp Jules Rimet trưng bày tại triển lãm Stampex với điều kiện họ phải thiết lập hành lang an toàn tuyệt đối xung quanh danh hiệu cao quý này.

 


Sau 1 tháng chuẩn bị, vào ngày 19/3, cúp Jules Rimet cũng được trưng bày. Luôn có 2 viên bảo vệ mặc thường phục, được trang bị vũ khí và các trang thiết bị bảo hộ tối tân vào thời điểm đó đứng bên cạnh tủ kính trưng bày chiếc cúp. Trong một ngày, sẽ có 2 lần bảo vệ thay ca để những người canh giữ cúp luôn giữ được trạng thái tinh thần tốt nhất.

Nhưng chỉ đúng 1 ngày sau khi chính thức mang cúp Jules Rimet ra trưng bày, vào 12h10, trong một tích tắc bảo vệ thay ca, chiếc cúp cao quý này đã biến mất một cách bí hiểm. Điều kỳ lạ là một một bảo vệ nào nghe thấy, hoặc nhìn thấy bất kỳ điều gì khả nghi.

Scotland Yard lập tức nhận vụ án này, nhưng bất lực vào sao đó chuyển cho cấp cao hơn. Hàng loạt những cuộc điều tra được tiến hành, rất nhiều nhân vật khả nghi bị bắt giữ và thẩm vấn. Nhưng cúp Jules Rimet thì đang ở một nơi nào đó, trong tay một kẻ nào đó.

Tất cả những thông tin mà cảnh sát có chỉ là một cuộc gọi nặc danh của kẻ được cho là đã ăn cắp chiếc cúp. Hắn đòi tiền chuộc là cổ phần của CLB Chelsea hoặc 15.000 bảng tiền mặt, nhưng chỉ được sử dụng loại tiền giấy 1 bảng và 5 bảng.

Manh mối nhỏ bé đó là không đủ để cảnh sát tóm được tên trộm. Cả nước Anh sống trong sự hoang mang. Nếu không có cúp Jules Rimet, VCK World Cup 1966 sẽ là một thảm họa khiến nước Anh bẽ mặt với cả thế giới.

CHÚ CHÓ PICKLES CỨU CẢ NƯỚC ANH

Vào ngày 27/3, chú chó Pickles như thường lệ được người chủ: Ông David Corbett dẫn đi dạo tại Beulah Hill, Đông Nam London. Bất ngờ, Pickles lao tới một hàng rào cũ kỹ và bắt đầu sủa. Nó cố gắng lao tới bất chấp ông chủ kéo lại. Tiếng sủa của Pickles ngày càng dữ dội và Corbett quyết định thả chú chó của mình ra.

Pickles chạy tới một bưu kiện được bọc trong một tờ báo cũ kỹ. Nó ngửi và lại sủa. Thấy lạ, David Corbett chạy tới, bóc lớp giấy báo và phát hiện một chiếc cúp. Ở dưới đáy cúp có in tên của ĐT Brazil – nhà vô địch World Cup 1962. Corbett lập tức mang chiếc cúp tới nộp cho cảnh sát. Khi LĐBĐ Anh xác nhận đây chính là chiếc cúp Jules Rimet đang bị thất lạc, cảnh sát thậm chí còn nghi ngờ David Corbett chính là thủ phạm. Tuy nhiên, ông được chứng minh vô tội không lâu sau đó.

Chiến công của chú chó Pickles vang khắp nước Anh. Người ta có 2 thắc mắc: Tại sao một chiếc cúp giá trị như vậy mà tên trộm, sau rất nhiều kỳ công trộm được, lại vứt một cách vô lý như vậy; và tại sao chú chó Pickles lại phát hiện ra một vật mà rõ ràng là nó chả có mùi gì để thu hút loài chó?

Tuy nhiên, bất chấp tiểu tiết, Pickles vẫn trở thành anh hùng của cả nước Anh. Trong ngày ĐT Anh lên ngôi vô địch thế giới, chú chó Pickles đã được mời tới. Nó được liếm lên chiếc cúp vô địch, còn người chủ nhận được 6.000 bảng tiền thường (tương đương khoảng 200.000 bảng theo thời giá hiện tại).

Pickles sau đó trở thành đề tài cho rất nhiều nhà làm phim. Đáng tiếc, chỉ 1 năm sau chiến công tìm ra chiếc cúp vĩ đại, Pickles đã qua đời. Nó bị tai nạn khi đang đuổi theo một… con mèo. Nó được chôn cất ở sau vườn nhà, và chiếc vòng cổ Pickles đeo sau đó được trưng bày trong viện bảo tàng bóng đá ở Manchester. Năm 2006, Pickler một lần nữa lên truyền hình trong một bộ phim có tên: Chú chó đã từng vô địch World Cup.

Còn số phận chiếc cúp Jules Rimet thì thảm thương vô cùng. Nó một lần nữa bị ăn cắp vào năm 1983 và không bao giờ được tìm lại. Theo nhiều nguồn tin, cúp Jules Rimet đã bị nấu chảy.

Theo Soha

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X