Thứ Năm, 18/04/2024Mới nhất
Zalo

World Cup 1966: Âm mưu Bahramov

Thứ Năm 29/05/2014 16:13(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Với người Anh, Tofiq Bahramov là một vị thánh. Với người Đức, Tofiq Bahramov là quỷ dữ. Còn với NHM, Bahramov là một âm mưu ở World Cup.

BÀN THẮNG MA CỦA GEOFF HURST

Khi nhắc về VCK World Cup 1966, ấn tượng của nhiều NHM bóng đá Việt Nam hẳn sẽ hiện lên hình ảnh ĐT Anh nâng cao chiếc cúp Jules Rimet dành cho nhà vô địch thế giới. Đó là vinh quang đầu tiên và cũng là duy nhất của bóng đá Anh tại sân chơi World Cup.

Anh đăng quang World Cup 1966
Anh đăng quang World Cup 1966

Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, vẫn có một bộ phận tin rằng, chiếc cúp năm đó của người Anh là sản phẩm từ một âm mưu, một kế hoạch bẩn thỉu đã được tính toán từ rất lâu, và điểm mấu chốt trong kế hoạch này chính là cái tên Tofiq Bahramov.

Tofiq Bahramov là một trọng tài biên người Nga. Ông sinh ra ở Nga, trưởng thành ở Nga, đá bóng ở Nga, cầm còi cũng ở Nga, nhưng khi đến với World Cup 1966, ông lại được giới thiệu bởi đất nước Azerbaijan, và được gọi là vị trọng tài đến từ Azerbaijan.

Bahramov chính là người cầm cờ trọng tài biên trong trận chung kết giữa Anh và Đức. Phút 101, tỷ số trận chung kết đang là 2-2, huyền thoại người Anh Geoff Hurst tung cú dứt điểm. Bóng đập trúng xà ngang, dội xuống mặt sân. Không một ai xác định rõ vị trí trái bóng dội xuống ở trong hay ngoài vạch vôi. Trọng tài chính Gottfried Dienst bối rối. Ông chạy tới vị trí của Bahramov hỏi ý kiến. Dường như đã chờ đợi thời khắc này từ lâu, Bahramov tuyên bố pha dứt điểm của Geoff Hurst đã trở thành bàn thắng.

Đó là bàn thắng mang tính chất bước ngoặt, đưa chức vô địch World Cup về tay người Anh. Người Đức phản đối dữ dội, nhưng họ không lay chuyển được Tofiq Bahramov. Phải mãi tới năm 1996, các thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại cũng xác minh được, trái bóng còn cách ít nhất 6cm mới trở thành bàn thắng.

HAY MỘT ÂM MƯU?

Sau trận chung kết, rất nhiều nguồn tin cho rằng Nữ hoàng Elizabeth II đã trao tặng cho Bahramov một chiếc còi bằng vàng, tượng trưng cho tấm huy chương phục vụ đế quốc Anh. Đây là sự kiện khiến rất nhiều người nảy sinh suy luận, Bahramov đã bị người Anh mua chuộc để đưa ra quyết định gây tranh cãi trong trận chung kết. Ông nhận được một khoản tiền khá lớn để bóp méo sự thật và sau đó biến mất như chưa từng xuất hiện.

Tuy nhiên, chính những nhà báo Đức lại minh oan cho người Anh. Chuyện kể rằng, một nhà báo Đức sau sự kiện này đã đi tìm Bahramov. Khi nhà báo hỏi: Tại sao ông lại công nhận bàn thắng cho ĐT Anh, ông trọng tài biên chỉ nói đúng 1 từ: “Stalingrad”. Stalingrad là tên của thành phố mà 750.000 lính Sô Viết đã bị tàn sát dã man dưới tay phát xít Đức. Hành động của Bahramov đơn giản là trả thù cho dân tộc của mình.

Một người bạn của Bahramov cho biết thêm, ông trọng tài này từng tâm sự trước đám đông một cách tự hào về quyết định công nhận bàn thắng của mình: “Tôi đã phải chờ rất lâu, kể từ sau chiến tranh thế giới, để có một cơ hội trả thù người Đức. ĐT Đức hãy tự trách tại sao họ là người Đức”.

Đáng tiếc, khi cảnh sát tìm nhà báo người Đức cũng như người bạn thân của Bahramov, cả hai nhân vật này đều mất tích đầy bí ẩn. Cho đến tận hôm nay, người ta vẫn không biết nhà báo Đức đã nghe Bahramov thốt lên “Stalingrad” là ai. Tất cả những nhân vật được cho là đồng nghiệp của nhà báo bí ẩn trên đều từ chối trả lời khi được hỏi về sự quen biết giữa họ. Câu chuyện Stalingrad và màn trả thù ngoạn mục của Bahramov vẫn chỉ là những lời đồn chưa được kiểm chứng.

Tuy nhiên có một thứ thì chắc chắn tồn tại: Đó là SVĐ Tofiq Bahramov hiện đang là sân nhà của ĐT Azerbaijan. Không phải ngẫu nhiên mà người ta đặt theo tên của một vị trọng tài biên chỉ vì một sai lầm. Họ tôn vinh ông vì động cơ thực hiện sai lầm đó.

Theo Soha

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X