Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

World Cup 1962: Kỳ World Cup bị ma ám

Thứ Năm 29/05/2014 16:01(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Nếu phải chọn kỳ World Cup đáng quên nhất lịch sử, chắc chắn Chile 1962 là một trong những ứng cử viên nặng ký nhất.

TRẬN ĐỘNG ĐẤT VÀ CÁI CHẾT CỦA DITTBORN

Vinh dự lần đầu tiên trong lịch sử được đăng cai một kỳ World Cup của Chile nhanh chóng trở thành một cơn ác mộng. Vào ngày 22/5/1960, tức 2 năm trước khi ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh khởi tranh, Chile chịu một trận động đất mạnh chưa từng có trong lịch sử tính đến thời điểm đó.


Trận động đất có phạm vi tàn phá lên tới 570 km, giết hại khoảng gần 6.000 người, và khiến đất nước Chile thiệt hại về kinh tế ước tính lên tới 800 triệu USD (tương đương 6 tỷ USD tính theo thời giá hiện tại). Trận động đất đã phá hoại toàn bộ nỗ lực chuẩn bị cho World Cup kéo dài suốt 4 năm ròng rã của người Chile.

Phát biểu trước báo giới sau khi thảm kịch xảy ra, Carlos Dittborn, huyền thoại bóng đá Chile - người đã lặn lội suốt 6 năm trời, đi khắp các quốc gia tuyên truyền, vận động mang World Cup về với quê nhà đau xót nói: “Bởi vì chúng tôi không còn cái gì nên chúng tôi sẽ làm tất cả”. Câu nói đó nổi tiếng tới mức sau này nó trở thành slogan không chính thức của World Cup 1962.

Các công tác chuẩn bị cho World Cup 1962 của Chile tiếp tục diễn ra và những công trình hoàn tất với tốc độ nhanh chưa từng có. Tuy nhiên, thảm kịch chưa dừng lại ở đó. Ngày 28/4/1962, 1 tháng 2 ngày trước khi VCK World Cup chính thức khởi tranh, huyền thoại Carlos Dittborn đột ngột qua đời. Ông không bao giờ được chứng kiến kỳ World Cup mà ông đã dành rất nhiều tâm huyết để đưa nó về Chile.

Lý do dẫn đến cái chết đầy bất ngờ của Dittborn mà LĐBĐ Chile công bố vào thời điểm đó là: Vị trưởng ban tổ chức World Cup lên cơn đau tim. Tuy nhiên, theo một nhà báo có tên Daniel Matamala, ông Dittborn bị viêm tủy rất nặng. Các nhà chức trách Chile đã giấu nhẹm thông tin này và phải mãi tới năm 2010, người ta mới tìm ra một bài báo do Matamala viết vào thời điểm đó chứng minh ông Dittborn bị bệnh nặng. Bài báo đó không được đăng và cho đến thời điểm này người ta vẫn chưa xác định được ông Dittborn qua đời vì bệnh tim hay viêm tủy.

KỲ WORLD CUP THẢM HỌA

Sau rất nhiều nỗi đau, sự mất mát, rốt cuộc World Cup 1962 cũng chính thức khởi tranh. Tuy nhiên, đây là kỳ World Cup mà cho đến thời điểm này, vẫn bị đánh giá là một trong những ngày hội bóng đá đáng quên nhất của FIFA.

Việc nước chủ nhà Chile chỉ có vỏn vẹn 2 năm để hoàn tất cơ sở vật chất cho World Cup – công việc mà các quốc gia khác phải làm ròng rã trong 4-5 năm, nên chất lượng mặt cỏ, cơ sở vật chất của World Cup 62 khá kém. Mặt sân tồi là một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng ca chấn thương tăng cao bất ngờ.

Chỉ sau 3 lượt trận, số ca chấn thương được báo chí ghi nhận lên tới… 34 trường hợp (người ta tin rằng con số thực tế còn cao hơn). Trong 34 ca chấn thương, có trường hợp của Vua bóng đá Pele. Ông dính chấn thương ngay trong trận đấu thứ 2 của ĐT Brazil và khép lại World Cup. Vắng Pele, World Cup mất đi một nửa sự hấp dẫn.

Ngoài chấn thương, World Cup 1962 còn bị phủ lên bóng đen của những màn bạo động. Trong trận đấu giữa Chile và Italia, bạo động đã bùng phát dữ dội. Đây là một trong những màn ẩu đả nổi tiếng nhất lịch sử World Cup và nó còn được đặt cả tên riêng: Trận chiến tại Santiago (Battle of Santiago).

Nguyên nhân xảy ra bạo động là do 2 nhà báo người Italia đã viết hơi phóng đại về vụ động đất năm 1960. 2 nhà báo này sau đó phải bí mật rời Chile vì lý do an toàn. Họ đã quyết định rất đúng. Bởi chỉ vài ngày sau đó, một nhà báo người Argentina đã bị hành hung dã man trong một quán bar chỉ vì người Chile nhầm anh này là người Italia. Vì tất cả những lý do trên, World Cup 1962 vẫn bị khá nhiều người gọi là Kỳ World Cup bị ma ám.

Theo Soha

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X