Thứ Sáu, 26/04/2024Mới nhất
Zalo

World Cup 1962: Chức vô địch của… mafia

Thứ Năm 29/05/2014 16:04(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Chức vô địch World Cup 1962 của vũ đoàn Samba và sự có mặt của siêu sao Garrincha trong trận chung kết bị nghi ngờ là bàn tay sắp đặt từ… mafia.

GARRINCHA CÓ NHẬN THẺ ĐỎ HAY KHÔNG?

Khi một đội tuyển như Brazil vô địch World Cup, thường thì giới chuyên môn và NHM sẽ không đặt nhiều câu hỏi. Thực tế thì tại kỳ World Cup năm đó, Brazil toàn thắng từ đầu đến cuối, thể hiện phong độ cao xuyên suốt cả giải đấu.

 

Tuy nhiên, một vài người thích đào bới lịch sử vẫn không ngừng nghi ngờ về sự minh bạch của chức vô địch năm đó cho Vũ đoàn Samba. Nghi ngờ xuất phát từ sự có mặt của siêu sao Garrincha trong trận chung kết với ĐT Nam Tư.

Garrincha năm đó là siêu sao số 1, là cầu thủ nắm giữ vận mệnh của ĐT Brazil. Rất nhiều chuyên gia từng cho rằng, trong lịch sử World Cup chỉ mới có vài cầu thủ một mình quyết định số phận của một đội tuyển, và Garrincha là một trong những cá nhân hiếm hoi đó (cùng Maradona, Pele…).

Tuy nhiên, một vài tài liệu ghi rằng, Garrincha đã nhận thẻ đỏ trong trận bán kết với ĐT Chile và đúng ra anh phải bị treo giò trong trận chung kết. Vào thời đó, khả năng lưu trữ dữ liệu của BTC phụ thuộc hoàn toàn vào bản báo cáo sau trận của trọng tài.

Song rốt cuộc thì Garrincha lại bất ngờ có mặt trong trận chung kết với Nam Tư, còn chiếc thẻ đỏ của anh thì hoàn toàn biến mất trong những bản cáo cáo sau đó. Trọng tài chính điều khiển trận bán kết giữa Brazil và Chile, ông Arturo Yamasaki Maldonado khi được hỏi lại chối hoàn toàn chuyện Garrincha phải nhận thẻ đỏ. Ông Maldonado nói, người nắm thông tin chắc chắn nhất là vị trợ lý trọng tài.

VỊ TRỢ LÝ BÍ ẨN

Đi tìm vị trợ lý trọng tài bí ẩn thì hỡi ơi, ông này đã biến mất một cách khó hiểu. Không ai giải thích được tại sao vị trợ lý trọng tài (đến nay vẫn chưa biết ông này tên là gì) lại biến mất, nhưng cách suy luận thuyết phục nhất vào thời điểm đó là: Ông trợ lý trọng tài đã bị mafia bắt cóc.

Brazil vốn nổi tiếng là thiên đường của những tên bắt cóc. Ngay cả mẹ ruột của Robinho và trưởng tham tán của Việt Nam cũng đã từng bị bắt cóc rồi được giải cứu thành công. Vào năm đó, một vài tài liệu của hải quan ghi nhận, lượng CĐV Brazil sang Chile khá đông và trong số đó có vài tay anh chị. Vào thời điểm đó, họ vẫn chưa định hình mafia được hưởng lợi gì từ một kỳ World Cup. Các nhà chức trách địa phương chỉ nghĩ đơn giản: Chắc đây là đám mafia… thích xem bóng đá.

Sau trận bán kết với Chile, những người sống gần khu vực ông trợ lý trọng tài bí ẩn cho biết, ông này có đi cùng một tay mặc bộ vest màu xám, đội mũ phớt, đeo kính đen. Trông ông ta giống bị áp giải hơn là tự đi. Tuy nhiên, người ta không nghi ngờ vì ông trợ lý trọng tài không hề có phản ứng tiêu cực nào. Người ta chỉ bắt đầu nghi ngờ khi không thấy ông trở về phòng cho đến tận đêm khuya.

Hôm sau, vài nhân vật tự nhận mình là thành viên BTC World Cup tìm đến phòng nơi ông trọng tài đang ở và tá hỏa khi thấy căn phòng trở nên lộn xộn. Ông biến mất cùng chiếc vali, nhưng quần áo thì vẫn nằm trong tủ. Người ta suy luận, ông vội vàng bỏ đi. Nhưng cũng có người nghĩ, ông bị bắt cóc.

Rốt cuộc là do không có ông trợ lý trọng tài chứng thực chuyện Garrincha nhận thẻ đỏ, siêu sao của Brazil nghiễm nhiên có mặt trong trận chung kết. Anh không ghi bàn, nhưng góp công lớn vào chiến thắng. Về sau này vài người đặt giả thuyết cho rằng chính Garrincha đã thuê mafia can thiệp để anh được ra sân trong trận chung kết. Nhưng giả thuyết này không thuyết phục. Bởi Garrincha chỉ thuộc dạng bê tha, rượu chè, phóng túng, chứ không giống kẻ chơi thân với mafia.

Theo Soha

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X