Thứ Hai, 18/11/2024Mới nhất
Zalo

World Cup 1954: Doping, Adidas và "Phép màu ở Bern"

Thứ Tư 28/05/2014 08:35(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Thể thao có thể thay đổi vận mệnh của cả một đất nước và kỳ tích của ĐT Tây Đức ở World Cup 1954 chính là minh chứng thuyết phục nhất.

Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc ngày 2/9/1945 khi Nhật Bản đầu hàng đồng minh và hệ lụy của nó ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia tham chiến. Tây Đức (cũ), quốc gia phát động cuộc chiến chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về mọi mặt từ chính trị, kinh tế, văn hóa và thể thao cũng không là ngoại lệ.

Vì thế, khi ĐT Tây Đức góp mặt ở World Cup 1954, giải đấu lớn đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ 2, chẳng ai nghĩ rằng thầy trò Sepp Herberger sẽ làm chấn động bóng đá thế giới. Thời điểm ấy, ĐT Tây Đức chỉ được xem là một đội bóng nghiệp dư.

Người hùng của Tây Đức, Fritz Walter cầm chiếc Cup Julet Rimes
Người hùng của Tây Đức, Fritz Walter cầm chiếc Cup Julet Rimes

Vì Bundesliga phải mãi đến năm 1963 mới ra đời, còn ĐT Tây Đức bị FIFA loại ra khỏi đời sống bóng đá, một hệ lụy của Chiến tranh thế giới thứ 2. World Cup 1954 mặc dù có tới 8 đội hạt giống, nhưng không có tên Tây Đức. Vì thế, chiến tích của Sepp Herberger thực sự là “Das Wunder von Bern” – “Phép màu ở Bern”.

Sau trận ra quân thắng Thổ Nhĩ Kỳ 4-1, cuộc phiêu lưu của Mannschaft tưởng như đã chấm dứt sau khi bị Hungary hạ nhục tới 8-3. ĐT Tây Đức thoát hiểm nhờ trận play-off thắng lại chính Thổ Nhĩ Kỳ 7-2, để rồi tiến một mạch đến trận chung kết, gặp lại đối thủ Hungary.

Chung kết World Cup 1954 chính là hiện thân cho tinh thần Đức, thứ vũ khí mà cả thế giới bóng đá phải thán phục sau này. Chỉ sau 8 phút, Tây Đức bị thủng lưới 2 bàn. Nhưng cú lội ngược dòng với bàn thắng của Morlock và cú đúp của Rahn đã giúp Tây Đức lên ngôi trong nỗi cay đắng của “đội bóng vàng Hungary”.

Một chiến thắng lịch sử như thế kiểu gì cũng xuất hiện những lời dị nghị hay phán xét và Tây Đức năm 1954 cũng vậy. Cách đây 4 năm, nghiên cứu của trường ĐH Leipzig tiết lộ bất ngờ động trời: ĐT Tây Đức đã chơi doping ở World Cup 1954 chứ không phải được tiêm vitamin C như lời bác sỹ Franz Loogen tuyên bố trước đó.

Cáo buộc cho rằng số cầu thủ Tây Đức được tiêm Methamphetamine, một loại ma túy tổng hợp có tác dụng kích thích thần kinh, nằm trong danh mục bị cấm của tổ chức chống doping thế giới (WADA). Chất này cũng từng được cung cấp cho quân đội Đức ở Thế chiến thứ hai và lần đầu tiên được sử dụng cho các vận động viên thể thao đỉnh cao vào năm 1949.

Nhìn ở khía cạnh tích cực hơn, người ta cho rằng kỳ tích của ĐT Tây Đức có công lớn của Adidas. World Cup 1954, người thợ đóng giày kỳ tài Adi Dasler, người sáng lập ra Adidas đã thiết kế ra những chiếc đinh ốc có thể tháo ra lắp vào ở dưới đế giày. Đây được xem là bí quyết giúp ĐT Tây Đức có thể thích nghi với mọi sân đấu.

Song dù nhờ doping hay Adidas, thì chiến công của ĐT Đức ở World Cup 1954 cũng xứng đáng được xem là một trong những bất ngờ nhất của bóng đá thế giới, một “Phép màu ở Bern”, tên bộ phim kinh điển của đạo diễn Soenke Wortmann, tái hiện lại toàn bộ bức tranh của nước Đức sau Thế chiến thứ 2.

“Phép màu ở Bern” đã mang lại nụ cười cho những khuôn mặt rách rưới sau Chiến tranh thế giới thứ 2, chữa lành những vết thương vẫn còn chưa kịp liền da. Chức vô địch World Cup 1954 của ĐT Tây Đức không chỉ là bước ngoặt với bóng đá, mà nó còn được xem là biểu tượng, một sứ giả để người Đức nắm chặt tay nhau phục hồi nền kinh tế trước đó trì trệ và phát triển với tốc độ rùa bò.

Theo Soha

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X